Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì? Các bạn sinh viên phải bắt đầu một cuộc sống mới, có thể là tự lập xa bố mẹ đến các vùng đất mới. Vì là lần đầu nên chắc hẳn ai cũng sẽ bỡ ngỡ, có nhiều thắc mắc và lo lắng. Vậy bạn hãy tham khảo những điều cần lưu ý sau đây để làm hành trang chuẩn bị cho cuộc sống mới.
1. Hồ sơ chuẩn bị nhập học
Trong giấy báo trúng truyển nhập học đã có ghi rõ những điều cần chuẩn bị để bạn làm hồ sơ nhập học. Do vậy các bạn hãy chuẩn bị các giấy tờ nhập học theo yêu cầu của trường thật sớm và để vào một tập tài liệu để tránh gây ra nhàu nát hoặc nhầm lẫn. Hãy giữ tờ giấy thật phẳng không nên gấp đôi rồi đề vào tập tài liệu vì như vậy có thể tạo cảm giác khó chịu cho các thầy cô vì bạn không tôn trọng họ hoặc là không yêu mến ngôi trường bạn nhập học.
Thông thường hồ sơ nhập học đại học của các trường sẽ bao gồm:
- Hồ sơ lý lịch dán ảnh chân dung 3x4 và được đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương theo mẫu của bộ GD & ĐT.
- Sổ học bạ.
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời (người trúng tuyển phải trong năm tốt nghiệp) hoặc đã tốt nghiệp THPT (tốt nghiệp từ các năm trước).
- Có CMND/CCCD.
- Giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên các chế độ như hộ nghèo, con thương binh liệt sĩ,…(nếu có).
- Ảnh 3x4 và ảnh 4x6.
Một lưu ý là các bạn nên đọc thật kĩ những giấy tờ cần chuẩn bị và photo thừa ra 2-3 bản hơn số lượng nhà trường yêu cầu vì rất nhiều bạn mắc phải lỗi thiếu giấy tờ hoặc làm sai khiến cho mất thời gian phải đi lại nhiều lần để hoàn thành thủ tục nhập học.
2. Tìm hiểu trước các thông tin về ngôi trường bạn chuẩn bị học
Việc tìm hiểu trước các thông tin về ngôi trường mà bạn chuẩn bị nhập học sắp tới sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ hơn khi mới bắt đầu nhập học. Hãy lên trang web chính của trường hoặc tìm kiếm trên google để tìm hiểu về lịch sử phát triển của ngôi trường, các văn phòng ban, thư viện, sơ đồ các tòa nhà trong trường,…Tất cả những thông tin đó sẽ giúp bạn có những cái nhìn khái quát về ngôi trường bạn theo học và giúp cho bạn có thể tự tin khi bước vào một môi trường mới này.
3. Cách tìm phòng trọ cho tân sinh viên
Đối với các bạn sinh viên phải xa quê để đi học thì vấn đề tân sinh viên cần chuẩn bị những gì lại càng rắc rối. Nhất là bước đầu tìm phòng trọ thuê nhà cho các sinh viên nhập học là việc hết sức đau đầu với các bậc phụ huynh vì để tìm được phòng trọ ưng í, tiền thuê phòng vừa phải mà lại thuận tiện cho việc đi học là điều không phải dễ dàng, nhất là những nơi đất chật người đông như ở Hà Nội. Dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tìm nhà trọ.
3.1. Ký túc xá của trường
Nếu bạn không có nhiều ngân sách cho việc thuê nhà hoặc lên nhập học quá muộn và không kịp chuẩn bị thì ký túc xá trường là sự lựa chọn hợp lý. So với việc bạn trả tiền phòng trọ phải mất từ 1-2 triệu/tháng thì với số tiền đó bạn có thể ở ký túc xá trường đến hết 1 kỳ học, tiền điện tính theo giá nhà nước và có hỗ trợ. Thật là một sự tiết kiệm phải không nào? Ngoài việc tiền thuê phòng rẻ ra bạn lại không phải lo lắng về an ninh nơi ở và việc đi học muộn mỗi buổi sáng để chờ xe bus vì kí túc xá lúc nào cũng nằm ngay cạnh trường.
Tuy nhiên có một số nhược điểm khi bạn ở kí túc xá là bạn phải ở ghép cùng với nhiều bạn khác. Nếu bạn là người thích sự riêng tư và không muốn ở chung phòng với nhiều người thì sẽ rất khó có thể hòa nhập. Ngoài ra hầu hết các ký túc xá điều cấm việc nấu an trong phòng để đảm bảo đề phòng không xảy ra cháy nổ, giờ giấc đi lại cũng sẽ bị quản ký theo quy định của nhà trường. Với một số trường nếu bạn không thuộc diện chính sách sinh viên thì rất có thể không đăng kí được vì số lượng phòng kí túc xá cũng bị hạn chế. Bạn có thể ở ký túc xá một thời gian ngắn đề làm quen với ngôi trường mới rồi sau đó có thể thuê trọ ngoài nếu muốn kiểm soát mọi thứ được dễ dàng hơn.
3.2. Thuê phòng trọ
Đối với các bạn sinh viên chuẩn bị nhập học chắc hẳn các bạn rất hào hứng khi sắp được một mình sống độc lập xa bố mẹ, có thể làm mọi điều mình thích thì việc bạn thuê phòng trọ sẽ giúp các bạn thoải mái và tự do hơn với việc ở ký túc xá. Tuy nhiên việc thuê phòng trọ bên ngoài rất nhiều vấn đề phức tạp mà các bạn cần phải lưu ý, rất nhiều trường hợp đã bị lừa đảo khi đưa tiền cho những tên mô giới nhà. Để có thể tìm được phòng trọ an toàn thì các bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Tìm phòng trọ gần trường hoặc các trục đường chính để giúp cho việc đi lại thuận tiện. Đối với các bạn không cho xe máy thì hãy chọn địa điểm phòng gần các bến xe bus.
- Kiểm tra các vấn đề như an ninh khu phòng trọ ở, địa điểm gần chợ.
- Tham khảo giá giữa các phòng vì sẽ có nhiều mức giá khác nhau được chủ trọ đưa ra. Trước khi thuê cần hỏi rõ các vấn đề như tiền cọc, tiền điện, tiền nước, tiền internet, giờ giấc sinh hoạt và các phí tiện ích sinh hoạt.
- Việc thuê nhà trọ bên ngoài tốn khá nhiều chi phí do vậy các bạn hãy thuê cùng với những bạn cùng quê hoặc tìm người ở ghép để có thể gánh bớt tiền thuê phòng. Chưa kể các bạn phải chi các khoản cho ăn uống, sinh hoạt và phí đi lại nên hãy tính toán cẩn thận để có thể tiết kiệm nhất.
Xem thêm: Việc làm sinh viên làm thêm
4. Chuẩn bị phương tiện đi lại
Có rất nhiều phương tiện đi lại khác nhau mà bạn có thể tự chủ động tìm kiếm như: xe máy, xe bus hay xe đạp điện. Các bạn có thể mang xe từ nhà lên hoặc là mua lại xe đạp điện cũ sẽ mất tầm 3-4 để giúp cho việc đi lại một cách thuận tiện hơn. Ngoài ra dịch vụ công nghệ phát triển nên các bạn chỉ cần tải app như grap, bee, goviet điều này giúp các bạn không bị chặt chém khi đi xe ôm bên ngoài nhất là khi ra các bến xe có hàng trăm người chèo kéo. Tuy nhiên, dù đi bằng phương tiện nào thì các bạn hãy luôn trang bị cho mình mạng điện thoại di động và bản đồ google map để không bị lạc đường khi tới những nơi mới lạ.
Xem thêm: Việc làm bán thời gian
5. Mua sắm vật dụng, thiết bị phục vụ cho cuộc sống đại học
Đầu tiên phải kể đến khi bạn lên đại học là hàng loạt các vật dụng phải mua sắm: đồ gia dụng, dụng cụ học,... Việc đầu tiên mà bạn sinh viên nào cũng muốn đó là mua laptop phục vụ học tập. Việc lựa chọn laptop nào phù hợp ngành học, tài chính cũng khiến cả các bạn sinh viên lẫn phụ huynh băn khoăn. Tiếp đến nếu bạn ở trọ riêng thì bạn phải mua bàn, tủ, giường và toàn bộ dụng cụ nấu ăn,... Vì là lần đầu nên chắc hẳn cái gì bạn cũng muốn mua ngay thế nhưng suy xét thật kỹ xem liệu nó có thật sự phù hợp hay không. Tiêu chí đầu tiên vẫn là phải tiết kiệm bởi bạn còn rất nhiều chi phí sinh hoạt phát sinh.
6. Quản lý chi tiêu tài chính
Trước khi nhập học bản cần phải chuẩn bị một số tiền để có thể trang trải cho cuộc sống một mình nơi ở mới. Do vậy bạn hãy hỏi kinh nghiệm các anh chị đi trước các khoản phải chi trong một tháng và cùng bố mẹ bàn bạc để có thể tính toán một khoản chi tiêu hợp lý như tiền học, tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt và các chi phí cần thiết khác.
Sau một khoảng thời gian khi bạn đã quen dần mới môi trường mới thì bạn có thể tìm việc làm part-time kiếm thêm thu nhập trang trải cho những chi tiêu của mình, phần nào cũng phụ giúp đỡ cho bố mẹ tiền học.
Một trang web mà bạn có thể tìm việc làm uy tín nhất hiện này là topcvai.com, đây là nơi bạn có thể tìm các công việc với những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau tùy theo năng lực của mình. Ngoài ra còn có các mẫu CV chuyên nghiệp và rất dễ sử dụng giúp cho bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tìm công việc phù hợp.
Việc các bạn tân sinh viên có thể tự quản lý chi tiêu hợp lý cho chính mình sẽ giúp các bạn tránh khỏi tình cảnh ăn mì tôm cuối tháng hay vay nợ bạn bè đó!
7. Cảnh giác với những người lạ
Khi bạn bắt đầu với một môi trường mới các bạn phải hết sức cẩn thận khi tiếp xúc người lạ, nhất là phải bảo quản tốt ví tiền của mình. Nhiều hình thức đa cấp và lừa tiền các bạn sinh viên năm nhất vì các bạn chưa tiếp xúc với môi trường phức tạp bao giờ và dễ bị dụ bởi những khoản tiền hấp dẫn mà họ đưa ra do vậy các bạn phải hết sức tỉnh táo và cảnh giác với những kẻ xấu chuộc lợi.
Bạn nên dùng thẻ ATM thay vì cất hết tiền vào ví để tránh đến các nơi đông người sẽ bị kẻ gian móc túi nhất là các bạn hay phải đi xe bus thì hãy luôn để ví đằng trước ngực hoặc cầm tay. Tốt nhất là các bạn chỉ nên mang 1 ít tiền theo người và số còn lại thì hãy cất hết vào thẻ để tránh mất mát xảy ra.
8. Tham gia sinh hoạt tuần đầu khóa cho các tân sinh viên
Hầu hết các trường đều sẽ có lịch sinh hoạt đầu khóa cho các bạn sinh viên năm nhất nhưng rất nhiều bạn bỏ lỡ cơ hội có thể tìm hiểu thêm về ngôi trường mình sắp học. Nếu nhiều bạn đang cố gắng để dành lấy học bổng các kì thì không nên bỏ các buổi tham gia này vì các bạn sẽ bị trừ mất điểm rèn luyện và bị đánh giá ý thức kém mà không hề hay biết đấy.
Buổi sinh hoạt đầu khóa cũng là nơi để các bạn có thể gặp gỡ, làm quen các bạn mới trước khi bắt đầu những buổi học chính thức. Đặc biệt là có cơ hộ gặp gỡ với các anh chị khóa trên để học hỏi kinh nghiệm, cũng như giúp cho bạn có thể mở rộng các mối quan hệ hơn trong quãng thời gian sinh viên sau này. Hãy kết thân với một anh chị khóa trên nào đó để họ có thể dẫn dắt và chỉ cho các bạn cách học hiệu quả, tài liệu học tập và những thầy cô giảng dạy tốt.
Ngoài việc giúp cho các bạn làm quen và tìm hiểu về ngôi trường mới ra thì buổi ngoại khóa cũng là lúc các CLB chiêu mộ thành viên. Đừng bỏ lỡ cơ hội có thể tham gia vào một CLB yêu thích nhé. Chắc chắc việc đó sẽ giúp bạn có thể năng động hơn, học hỏi kinh nghiệm để có thể ghi vào CV xin việc, ngoài ra còn quen rất nhiều các anh chị và bạn bè mới có thể giúp đỡ nhau trong học tập và đời sống sinh viên của bạn sau này đó!
Chắc những chia sẻ trên đây của mình về tân sinh viên cần chuẩn bị những gì cho mùa nhập học sắp tới đã giúp các bạn có thể hình dung những điều cần phải làm trước khi nhập học. Chúc các bạn có thể chuẩn bị tinh thần thật tốt để đối đầu với những thử thách và khó khắn mới khi bắt đầu cuộc sống sinh viên.
Tham gia bình luận ngay!