1. Khái quát về Telemedicine là gì?
1.1. Giải thích nghĩa của từ Telemedicine là gì?
Trong tiếng Hy lạp tele có nghĩa là từ xa. Từ tiếp theo phía sau là medicine trong tiếng La tinh là mederi có nghĩa là Điều trị. Telemedicine là y học từ xa.
Telemedicine là thuật ngữ mô tả được những gì để chăm sóc sức khỏe đối với các bệnh nhân đang có hướng điều trị từ xa mà không thể gần được bác sĩ. Cụ thể, Telemedicine là việc mà các chuyên gia trong lĩnh vực y tế Tiến hành sử dụng các công nghệ tiên tiến như là mạng internet, máy tính, điện thoại, hình ảnh, video nhắn tin… Để có thể tiến hành chẩn đoán cũng như là điều trị cho các bệnh nhân thuộc các vùng sâu vùng xa.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa, trong đó có có những dịch vụ chăm sóc, chẩn đoán bệnh, tiến hành lên phác đồ điều trị và điều trị, ngoài ra thì còn cung cấp về mặt thuốc men, tiến hành tư vấn cho bệnh nhân, nên có cấu tạo dự phòng cũng như là phục hồi sau chữa bệnh.
Không chỉ có vậy việc chữa bệnh từ xa còn đảm bảo cho các yếu tố phù hợp với nhiều yếu tố như bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, đối với sự nỗ lực của các y bác sĩ và đội ngũ làm công nghệ thông tin đỉnh cao để có thể tạo ra được chất lượng tốt trong công tác điều trị đối với những người bệnh nhân trong các khu vực.
Trong đó, những khu vực có điều kiện khó khăn hoặc là có khó khăn đôi với quá trình di chuyển thì cũng là một vấn đề, các bệnh nhân sẽ khó có thể di chuyển tới các bệnh viện hoặc cơ sở y tế ở xa để khám và chữa bệnh.
1.2. Các hình thức của Telemedicine
Hình thức đầu tiên của phục hồi trong phương pháp chữa bệnh từ xa là tiến hành tìm hiểu thông tin về bệnh nhân, triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải thông qua hình thức liên lạc qua điện thoại, đây là hình thức đầu tiên được áp dụng.
Sau khi hình thức khám chữa bệnh, chẩn đoán bệnh từ xa được thực hiện nhiều thì hình thức tiếp theo được thực hiện đó chính là thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp đối với các ca mổ, hình thức này được thực hiện phổ biến tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Hình thức tân tiến tiếp theo mà được giới y học sử dụng sau đó chính là hình thức lưu trữ đồng thời là truy suất đối với các loại hồ sơ ghi bệnh án, những yếu tố này được lưu trên hệ thống cơ sở hạ tầng của Cloud.
Như thế, trải qua nhiều thời kỳ cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì càng có nhiều hình thức được ra đời mang nhiều lợi ích cho con người, nhất là những người bệnh nhân có điều kiện không thuận lợi và hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề y răng hàm mặt
2. Telemedicine mang đến những lợi ích gì?
Nói tới hình thức khám chữa bệnh từ xa thì chúng ta không thể phủ nhận đi những lợi ích tuyệt vời của nó. Không phải tự nhiên mà người ta lại khám phá, nghiên cứu và quyết định áp dụng hình thức khám chữa bệnh này.
Bởi vì hình thức này có những ưu diểm tuyệt vời mà thực tế con người có thể tiên lượng được điều này, đưa vào áp dụng và đã thấy được hiệu quả thực sự của nó trong suốt những thập kỷ qua.
Vậy thì hình thức khám chữa bệnh này có điểm gì đặc biệt? Cùng xem những thông tin được chia sẻ bên dưới đây:
2.1. Telemedicine giúp bác sĩ tiết kiệm thời gian, nâng cao chuyên môn
Chúng ta đã hiểu được phần nào về phương án chữa bệnh từ xa Telemedicine, từ đó cũng có nền tảng tiền đề để có thể khai thác được những thông tin liên quan tới người bệnh và vấn đề mà họ đang gặp phải.
Từ những thao tác chẩn đoán, đánh giá tình hình bệnh nhân từ những thông tin đã khai thác từ xa mà các bác sĩ có thể đưa ra được phác đồ điều trị để áp dụng đối với từng trường hợp của bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân có thể được điều trị một cách có hiệu quả nhất.
2.2. Telemedicine giúp tiết kiệm chi phí đi lại và tổ chức báo cáo
Hình thức khám chữa bệnh từ xa trong y học – Telemedicine sẽ góp phần giúp cho các y bác sĩ, các cơ sở y tế có thể tiết kiệm được nhiều đối với khoản chi phí đi lại.
Thông thường, có nhiều bác sĩ phải tới tận nhà bệnh nhân để chẩn đoán tình trạng bệnh, hoặc ngược lại bệnh nhân phải lặn lội đường xa và nguy hiểm để tới các cơ sở y tế.
Như vậy vừa mất thời gian mà công tác đi lại cũng hao tốn không ít tiền bạc của cả hai bên. Khi áp dụng hình thức này trong công tác khám chữa bệnh thì các bệnh nhân đều có cơ hội để gặp gỡ các bác sĩ, được chia sẻ về các triệu chứng của bản thân...
Từ những điều đó mà bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh, lên phác đồ điều trị phù hợp. Khoảng thời gian bệnh nhân di chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh và khoảng thời gian chờ đợi khám, thời gian chở lấy kết quả... là cả quá trình dài.
Bên cạnh đó, các báo cáo chuyên đề cũng được gửi một cách nhanh và hiệu quả, các y bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh có thể sẽ tổ chức các cuộc báo cáo từ xa để các bênh đều nắm được nội dung tron báo cáo.
Ngoài ra thì các y bác sĩ cũng có thể thực hiện việc lưu trữ cũng như là truy suấy được những loại dữ liệu về hồ sơ của bệnh án đối với từng người bệnh, dù ở bất cứ đâu và trong thời điểm nào đi chăng nữa.
Như thế, Telemedicine mang lại nhiều lợi ích, từ việc cho phép con người có thể trao đổi được những thông tin quan trọng về tình hình bệnh tật, áp dụng trao đổi trên màn hình và từ đó các y bác sĩ có thể bàn luận với nhau chi tiết để đưa ra được những phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Hình thức Telemedicine cũng góp phần nâng cao được nhiều yếu tố, đảm bảo góp phần nâng cao công tác điều trị, phối hợp của các y bác sĩ trong các môi trường/cơ sở, bệnh viện... đồng thời cũng giúp cho việc khám bệnh chữa bệnh được đẩy nhanh quá trình.
3. Việt Nam đang triển khai hình thức Telemedicine như thế nào?
Nhiều năm vừa qua, chúng ta có thể thấy được tình trạng khám chữa bệnh ở các bệnh viện Việt Nam là một vấn đề nan giải, các bệnh viện thường xuyên rơi vào tình trạng bị quá tải.
Người bệnh luôn trong trạng thái chờ hết ngày này qua ngày khác, những người ở xa thậm chí còn phải dậy từ rất sớm để đi chữa bệnh trên các bệnh viện tuyến trên, nhưng vẫn chưa được giải quyết khám bệnh vì quá đông, phải đợi và thậm chí là phải thuê trọ để ở qua đêm chờ tới ngày hôm sau để đến lượt khám của mình.
Những hiện tượng này đã gây ra nhiều vấn đề vô cùng bất cập, có rất nhiều vấn đề khác xoay quanh nữa như là: cơ sở vật chất của nơi khám bệnh, trình độ chuyên môn chung của cơ sở đó, chế độ đãi ngộ của bệnh viện dành cho các cán bộ y bác sĩ và bệnh nhân...
Ở những bệnh việc lớn, tuyến cao thì tập trung nhiều bác sĩ giỏi, tài năng và năng lực cao. Lượng người dân chữa bệnh tới các bệnh viện này cũng rất nhiều gây tình trạng quả tải, đồng thời cũng mang đến khối lượng công việc quá là nhiều cho các y bác sĩ. Những áp lực công việc cũng bị dồn lên các tuyến cao.
Rất nhiều bất cập như vậy, áp dụng phương án chữa bệnh từ xa Telemedicine là giải pháp hữu hiệu đối với tình hình khám chữa bệnh của cơ sở và người bệnh. Hiện nay, ngành y tế Việt Nam cũng có quyết định rõ ràng về việc áp dụng hình thức khám chữa bệnh từ xa như sau:
Áp dụng theo Quyết định số 774 đối với vấn đề ứng dụng phương án khám chữa bệnh từ xa Telemedicine đối với các bệnh viện trong cả nước.
Theo đó, phương án này được hoạt dộng mạnh mẽ với các khía cạnh như sau:
- Chẩn đoán các căn bệnh thông qua việc xem rõ hình ảnh được phân tích từ xa.
- Chẩn đoán các căn bệnh bằng những thiết bị hỗ trợ ghi lại hình ảnh (truyền hình đơn) với điểm chất lượng vô cùng ổn định.
- Hội chẩn thông qua kênh truyền hình cùng với chất lượng cao của các hình ảnh dưới dạng Cif hoặc SD.
Như vậy, với những chia sẻ ở trên thì chúng ta cũng đã hiểu được Telemedicine là gì rồi. Hy vọng với phương án điều trị bệnh này sẽ càng phát triển và mang lạ hiệu quả cao hơn nữa.
Tham gia bình luận ngay!