1. Telesales là gì?
Thuật ngữ telesales xuất hiện bắt đầu từ năm 1980, cũng giống như nhân viên kinh doanh, chuyên viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tiếp thị,… thì telesales hay còn được hiểu là hình thức bán hàng, tiếp thị với các loại hình sản phẩm, dịch vụ đến người dùng nhưng sẽ không bằng cách gặp trực tiếp mà sẽ thông qua các hoạt động tư vấn bằng điện thoại. Hay nói một cách khác thì Telesales cũng có thể được hiểu là một trong những phương pháp marketing trực tiếp, mà thông qua các hoạt động đó người bán hàng có thể dễ dàng quảng cáo và thuyết phục người mua tin dùng các dịch vụ và sản phẩm của đơn vị mình.
Tùy từng tính chất đặc thù công việc của từng đơn vị mà các công việc cụ thể của mỗi telesale cũng sẽ có những điểm khác nhau, nhưng nhìn chung nó sẽ phân chia thành một hệ thống như sau:
- Bộ phận Marketing: phụ trách cung cấp database của khách hàng, từ đây các nhân viên telesale sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và phân chia theo nhu cầu sản phẩm dịch vụ, khu vực, tiềm năng...
- Liên hệ với khách hàng: từ danh sách data khách hàng đã được cung cấp, cũng như các kịch bản tư vấn đã được chuẩn bị có sẵn. Sau khi đã xác định được những nhu cầu của khách, telesale sẽ định hương cách tư vấn để thuyết phục và tạo thiện cảm thúc đẩy khách hàng tinh dùng và mua các sản phẩm dịch vụ mà đơn vị bạn tư vấn.
Trong một thời kỳ công nghệ số, phương pháp tiếp thị của telesales cũng dần được cải tiến và đem đến nhiều tiện lợi hơn rất nhiều như gọi điện thoại bằng một chương trình thu âm sẵn. tuy rằng các tiếp thị này có thể sẽ đem đến cho 1 bộ phận không nhỏ khách hàng sự phiền toái vì việc liên tục phải nhận những cuộc gọi như vậy và có thể bị chủ thuê bao và phía nhà mạng chặn các hình thức gọi điện tiếp thị kiểu này. Tuy nhiên trên một khía cạnh khác thì cách tiếp thị này cũng đem lại khá nhiều hiệu quả, thậm chí là vượt mong đợi.
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng telesales là rất lớn, không chỉ tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Mình, Cần Thơ mà ngay cả với những tỉnh thành khác trên cả nước thì nhu cầu tuyển dụng công việc này cũng là rất cao với đủ các loại hình làm việc từ part time cho đến full time. Bên cạnh đó để thu hút lao động nhiều doanh nghiệp cũng không ngừng đẩy mạnh các khoản lương, thưởng cũng như các chế độ phúc lợi khác.
Xem thêm: Việc làm Telesales bất động sản
2. Loại hình của telesales?
Telesales được phân thành 2 nhóm cơ bản là Outbound Telemarketing (chiều nhận cuộc gọi ra) và Inbound Telemarketing (chiều nhận cuộc gọi vào). Cụ thể:
2.1. Outbound Telemarketing
Hiểu một cách đơn giản thì Outbound Telemarketing có nghĩa là hoạt động tìm kiếm và gọi điện đến từng khách hàng để giới thiệu, chào đón họ về những sản phẩm dịch vụ của mình theo một kịch bản đã được định trước. Ở nhiều doanh nghiệp, Outbound Telemarketing còn được mở rộng trong các hoạt động, chiến dịch khi đưa sản phẩm mới vào thị trường, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc mở rộng mạng lưới phân phối. Trong đó nó sẽ bao gồm bằng các hoạt động như sau:
2.1.1. Telephone Survey (Điều tra thị trường qua điện thoại)
Một trong nhưng bước đầu tiên mà mỗi nhân viên telesales cần phải thực hiện đó chính là thực hiện các cuộc gọi mở đầu để điều tra về nhu cầu tiêu dùng hiện nay mà khách hàng đang hướng tới là gì, hay như tìm hiểu các chi tiết về thị trường hiện nay, hoặc cũng có thể là một số những thông tin khác như: mức thu nhập, ấn tượng, thái độ, quan điểm của khách hàng về các sản phẩm như thế, mức độ thỏa mãn của khách hàng,... Bên cạnh được xem là một trong những bước ban đầu không thể thiếu được ở bất cứ các telesales trong hành trình trào bán sản phẩm của mình, thì điểm nổi bật của phương thức cũng nhận được điểm cộng tác khá cao từ phía khách hàng, thông thường là sẽ từ 30%-40%.
2.1.2. Truyền thông cho các chiến dịch, sự kiện
Là gồm các hoạt động, chiến dịch truyền thông bằng điện thoại khuếch trương và đưa thông tin nhanh chọn đến các đối tượng khách hàng cụ thể về các sự kiện như: các chương trình khuyến mại, giảm giá,.. Hay cũng có thể là gọi điện để giời thiệu cho khách về các hội nghị, sự kiện sắp được diễn ra của đơn vị mình để đặt chỗ, nhắc hẹn cho khách hàng.
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng
Nói một cách dễ hiểu thì nó có nghĩa là các hoạt động gọi điện đến khách hàng để phân tích và đo lường về những nhu cầu thỏa mãn của họ trong từng sản phẩm dịch vụ mà đơn vị mình mang đến. Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng là một trong những bước cần thiết và quan để các công ty có thể cung cấp dịch vụ khách hàng hoàn hảo.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm làm telesales giúp bạn thành công
2.1.3. Chăm sóc và bán hàng cho các khách hàng cũ
Nếu như ở những cách bán hàng thụ động truyền thống chỉ chú trọng trong việc bán hàng, thì với phương thức bán hàng của telesale thì việc thực hiện các cuộc gọi đến với những khách hàng cũ để chăm sóc lại được coi là một trong nhứng điểm cần được nhiều sự chú trọng. Bởi điều này không chỉ nhằm mục đích thăm hỏi, hỗ trợ khách hàng khi phát sịnh những trục trặc khi sử dụng dịch vụ mà quan trọng hơn đó là ở việc xây dựng mối quan hệ bền chặt, từ đó dễ dàng có thể giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm mới của đơn vị, hay cũng có thể được họ giới thiệu cho những khách hàng mới. Nói chung mục đích lớn nhất của hoạt động này chính là mở rộng doanh số bán hàng từ những khách hàng cũ.
2.2. Inbound Telemarketing
Hay còn được hiểu là hoạt động nhận cuộc gọi đến từ những khách hàng có nhu cầu hỏi thăm thông tin. Inbound Telemarketing được phát sinh có thể nhờ các chiến dịch quảng cáo, truyền thông của đơn vị hay cũng có thể là nhờ một số những khía cạnh khác, như: người thần hoặc nhân viên giới thiệu,...
3. Telesales mang đến những ưu điểm gì?
3.1. .Lựa chọn được đối tượng tiếp thị
Hay nói cách khác là việc xác định được những đối tượng khách háng sẽ có khả năng mua và sử dụng các dịch vụ của bạn. Từ việc xác định được đúng đối tượng mua hàng bạn sẽ dễ dàng định hướng được những phương hướng tiếp thị phù hợp dựa trên những cơ sở dữ liệu có sẵn nhằm thuyết phục khách hàng có thể tin dụng các sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị bạn cung cấp. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng sẽ giúp cho việc gửi các thông điệp quảng cáo được tập trung hơn đến những đối tượng khách hàng cần, giảm tối đã được sự lãng phí nguồn lực và kinh phí do không tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng
3.2. "Tàng hình" chiến lược
Để có thể tiếp cận được một thị trường hoàn toàn mới, và không bị các đối thủ khác có thể phản đòn bạn một cách dễ dàng ngay khi họ nhìn thấy những sản phẩm quảng cáo, truyền thông của bạn. Thì Telesales chính là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp bạn dễ dàng ẩn mình dưới các chiến lược rộng mở và dễ dàng đạt được những kết quả to lớn và chiếm lĩnh được thị trường.
3.3. Xác định ngay các khách hàng tiềm năng
Một trong những nguyên tắc được coi là bất di bất dịch mà bất cứ telesale nào cũng phải nằm lòng và thực hiện một cách thành thảo. Vì một điều đơn gian là không cần đợi bạn phải nghĩ xem nên làm gì những bước ghì tiếp theo thi các đổi tượng khách hàng được tiếp thị cũng ngay lập tức phản đòn ngay về những nhu cầu mà họ muốn. Từ đó các đơn vị doanh nghiệp, mà cụ thể hơn là các Telesales sẽ xác định được khách hàng tiềm năng mà họ muốn và cần hướng đến lúc này là ai và dễ dàng lên các kế hoạch chăm sóc & xúc tiến bán hàng một cách hiệu quả nhất
Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “Telesales là gì” hi vọng rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài, topcvai.com cùng tác giả Phạm Ngọc Diệp đã có thể đem đến cho bạn một câu trả lời tổng quan nhất về chủ đề này. Chúc các bạn thành công và đừng quên dành thời gian để đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng mình trên website của topcvai.com nhé!
Tham gia bình luận ngay!