Test Scenario là gì? Những lưu ý gì khi dùng Test Scenario?

Icon Author Huỳnh Bích Trâm

Ngày đăng: 2021-05-22 09:12:19

Test Scenario là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu, tuy vậy thi vẫn có rất nhiều người còn đang rất mơ hồ về thuật ngữ này, vẫn còn chưa thực sự hiểu được bản chất của thuật ngữ này đang nói về điều gì? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ Test Scenario là gì?

1. Giải nghĩa của Test Scenario là gì?

Test Scenario là cụm từ tiếng Anh, thuộc loại cụm danh từ, dịch ra nghĩa của tiếng Việt thì có nghĩa là “Kịch bản thử nghiệm”. giải thích ý nghĩa của cụm từ này thì chúng ta có thể hiểu nó chính là toàn bộ các chức năng mà có thể được sử dụng để kiểm thử, có nghĩa là bất kể là chức năng nào thì cũng sẽ được con người tiến hành kiểm tra.

Giải nghĩa của Test Scenario là gì?
Giải nghĩa của Test Scenario là gì?

Sau quá trình nghiên cứu thì con người cũng phát hiện ra được rằng Test Scenario cũng có thể được gọi với cái tên khác đó là Test Condition (Điều kiện thử nghiệm) hoặc là Test Possibility (Khả năng thử nghiệm).

Bất cứ ai trong vai trò là người thực hiện thử nghiệm đều cần đặt bản thân vào khía cạnh là người dùng cuối. Từ đó mà có thể tìm ra được những tình huống thực hiện đối với thế giới thực tế của chúng ta.

Cùng với khái niệm Test Scenario thì chúng ta cần hiểu thêm một thuật ngữ vô cùng liên quan khác đó là Scenario Testing, dịch nghĩa ra thì đó chính là kiểm thử kịch bản, đây chính là một trong những dạng biến thể của kiểm thử đối với các phần mềm.

2. Lý giải lý do cần tạo ra Test Scenario

Test Scenario xuất hiện và được ứng dụng nhiều, con người là một tiến hóa bậc nhất của nhân loại, nếu không có lý do thì họ sẽ không thực hiện. Đối với Test Scenario cũng vậy, Test Scenario phải có những điểm nào đó hỗ trợ cho con người thì chúng ta một cách có hiệu quả thì con người mới sử dụng.

Lý giải lý do cần tạo ra Test Scenario
Lý giải lý do cần tạo ra Test Scenario

Điều đó cũng sẽ khiến cho nhiều người trong chúng ta muốn tìm hiểu để biết rằng Test Scenario thực sự có lợi ích và những lợi ích đó cụ thể là gì?

Ngay bên dưới sẽ là chia sẻ với các bạn về những thông tin kịch bản kiểm thử Test Scenario, giải đáp lý do vì sao chúng ta cần phải tạo ra cho mình, cho doanh nghiệp của mình Test Scenario.

- Thứ nhất, con người tạo ra Test Scenario là để có thể tạo ra được những kịch bản kiểm thử phục vụ tốt cho quá trình đảm bảo cho việc hoàn thành đối với việc Test Coverage.

- Thứ hai, Test Scenario cũng sẽ có thể được tiến hành thông qua từ những bên có liên quan. Một số bên có liên quan được liệt kê tới như là Nhà phân tích về nghiệp vụ, các khách hàng, các nhà phát triển (Developers).

Những bên có liên quan này có nhiệm vụ để đảm bảo về những ứng dụng đã được tiến hành kiểm thử một cách rất kỹ càng, đồng thời có thể đảm bảo được những phần mềm này có thể hoạt động một cách tốt nhất.

Chúng ta cần tìm hiểu rất nhiều lý do cần tạo ra các Test Scenario
Chúng ta cần tìm hiểu rất nhiều lý do cần tạo ra các Test Scenario

- Thứ ba, các Test Scenario cũng sẽ có thể đóng vai trò là một trong những công cụ hỗ trợ con người có thể xác định được nhanh chóng những effort để kiểm thử, dựa vào điều đó mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra được những bản đề xuất phù hợp cho các khách hàng, tạo ra được những đề xuất về việc tổ chức đối với những người lao động.

- Thứ tư, các kịch bản kiểm thử sẽ giúp cho việc xác định được những giao dịch ở đầu và ở giai đoạn cuối có tính quan trọng bậc nhất hoặc là có thể xác định được đối với việc sử dụng những ứng dụng của phần mềm được dùng trong thực tế.

- Thứ năm, các kịch bản kiểm thử sẽ có thể giúp cho các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu đối với các chức năng ở đầu và các chức năng ở cuối của kịch bản, đồng thời nó cũng có vai trò đặc biệt quan trọng.

3. Thời điểm nào thì bạn không nên tạo ra các Test Scenario?

Vẫn sẽ có những thời điểm mà các bạn không thể tạo ra các Test Scenario, vậy đó là những trường hợp nào? Tìm hiểu những thông tin nêu rõ về thời điểm không tạo các Test Scenario.

Thời điểm nào thì bạn không nên tạo ra các Test Scenario?
Thời điểm nào thì bạn không nên tạo ra các Test Scenario?

- Trường hợp thứ nhất, các ứng dụng được thực hiện kiểm thử một cách rất phức tạp, có sự không ổn định, các dự án được kiểm thử đang bị rơi vào trong khoảng thời gian bị khủng hoảng.

- Trường hợp thứ hai, những dự án đang được thực hiện tuân theo những phương pháp như là Agile, phương pháp Kanban… Với những dự án thực hiện như thế này thì sẽ có thể sẽ không tạo ra được kịch bản kiểm thử test scenario.

- Trường hợp thứ ba, các test scenario có thể sẽ không được tạo ra khi bản thân nó thực hiện sửa các lỗi mới. Hoặc cũng có thể là khi bản thân nó thực hiện kiểm thử theo khía cạnh hồi quy.

Đối với những trường hợp như thế thì các kịch bản kiểm thử sẽ cần phải được lưu lại trong rất nhiều chu kỳ mà các bản kiểm thử đã được thực hiện trước đó. Những dự án bảo trì thường sẽ đúng rất nhiều với những vấn đề này.

4. Bật mí cách để có thể tạo ra được test scenario

Nếu như bạn là một tester, thực hiện quá trình kiểm thử thì bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

Bật mí cách để có thể tạo ra được test scenario
Bật mí cách để có thể tạo ra được test scenario

- Bước thứ nhất, bạn hãy đọc, nghiên cứu kỹ các tài liệu cơ bản và phục vụ cho bạn như là tài liệu về BRS, tài liệu về SRS, tài liệu về FRS...  trong hệ thống mà đang được thực hiện kiểm thử.

Ngoài ra thì các bạn cũng hãy tham khảo những Uses Cases, các loại sách báo, các hướng dẫn,... mà những ứng dụng sẽ được mang đi để tiến hành kiểm thử.

- Bước thứ hai, đối với những yêu cầu được đặt ra, tốt nhất bạn hãy tìm thật kỹ đối với những hành động và tìm ra các mục tiêu cụ thể mà người dùng có thể xác thực thực hiện. Bạn hãy xác định rõ về những khía cạnh của các yêu cầu về mặt kỹ thuật.

Sau đó cần xác định được những tình huống mà chúng có thể xảy ra vấn đề lạm dụng đối với các hệ thống, sau đó là đánh giá đối với những người dùng khác mà có suy nghĩ là sẽ thâm nhập vào hệ thống.

- Bước thứ ba, khi mà bạn đã đọc và nghiên cứu xong tài liệu liên quan rồi, tiến hành thực hiện việc phân tích xong rồi thì bạn hãy thực hiện việc liệt kê ra những kích bản test scenario để có thể xác minh được kỹ càng đối với từng loại tính năng mà phần mềm kiểm thử có.

- Bước thứ tư, khi mà bạn đã thực hiện việc liệt kê ra những bản test scenario rồi thì lúc này hệ thống sẽ tạo ra được những ma trận để truy xuất đối với nguồn gốc để từ đó có thể tiến hành xác minh mọi vấn đề/yêu cầu sẽ có những kịch bản về kiểm thử một cách tương ứng.

- Bước thứ năm, những kịch bản kiểm thử test scenario khi đã được tạo ra, khi đó một người có khả năng xem xét, giám sát vấn đề này sẽ tiến hành xem xét và liên kết giữa các bên có liên quan trong các dự án test scenario.

Như thế, các bước để có thể tạo ra được test scenario đã được nêu chi tiết ở những nội dung trên đây. Nếu bạn là người tester thì bạn cần phải thực hiện nhiều yếu tố phù hợp, đặc biệt là bạn hoàn toàn có thể tạo ra được những sản phẩm chất lượng sau khi đã tiến hành kiểm thử một cách phù hợp nhất có thể.

5. Những lưu ý để tạo được test scenario chất lượng

Những lưu ý để tạo được test scenario chất lượng
Những lưu ý để tạo được test scenario chất lượng

Đối với mỗi test scenario thì bạn sẽ cần phải được tiến hành gắn với mỗi một yêu cầu cụ thể khi thực hiện dự án của bạn. Do đó, trước khi bạn thực hiện kiểm thử thì bạn hãy xác minh lại những yêu cầu khác trong cùng một thời điểm.

Bạn hãy chắc chắn rằng bạn đã có những kịch bản về kiểm thử đối với mỗi loại yêu cầu về riêng lẻ, đồng thời hoàn toàn có thêm những điều ấn tượng độc đáo khi kiểm thử.

Cùng với đó, bạn cũng nên hạn chế việc tạo ra những kịch bản kiểm thử một cách quá phức tạp, đồng thời cũng không nên tạo ra những kịch bản kiểm thử mà trong đó có rất nhiều yêu cầu đối với các tester.

Về mặt số lượng của các kịch bản thì có thể sẽ lớn, chi phí cũng có thể rất tốn kém để có thể bao phủ được hết tất cả, do vậy mà các bạn cũng nên tìm hiểu về những yếu tố có thể ưu tiên được đối với các khách hàng, hãy xác định đối với việc chỉ cần chạy những loại kịch bản kiểm thử mà đã được lựa chọn kỹ càng thôi nhé.

Như thế, qua phân tích thì chúng ta có thể hiểu rõ hơn về test scenario là gì rồi. Hy vọng những ai làm việc trong lĩnh vực này có thể làm tốt các công việc của mình, đảm bảo cho quá trình thực hiện công việc được diễn ra một cách tốt đẹp nhất.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: