Thẩm định giá là gì? Đối tượng và phương pháp thẩm định giá chuẩn

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2021-02-05 16:53:15

Đối với các tài sản có giá trị lớn như nhà, xe hay là bất động sản,... khi không còn muốn sử dụng thì chủ sở hữu có thể thẩm định giá để thanh lý hoặc sang nhượng cho người khác nhận về số tiền tương ứng với giá thị trường. Vậy thẩm định giá là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu về thẩm định giá

1.1. Thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá thuộc lĩnh vực kinh doanh nên rất được nhiều người quan tâm, trong đó phần lớn là các chuyên gia. Hiện tại chỉ riêng thuật ngữ này mà có rất nhiều ý kiến đưa ra khái quát về nó một cách khác nhau bởi các nhà marketing và các chuyên gia nghiên cứu trong ngành.

Tuy nhiên vì đang sống và làm việc tại Việt Nam nên bạn cần hiểu theo ý nghĩa mà Pháp luật Việt Nam quy định. Nội dung được cụ thể như sau:

Thẩm định giá chính là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, đương nhiên phải phù hợp với giá cả thị trường tại một địa điểm và thời điểm nhất định, thẩm định theo tiêu chuẩn thẩm định giá"

Thẩm định giá là gì?
Thẩm định giá là gì?

Ngày nay, con người ngày càng nắm trong tay những tài sản giá trị lớn, sử dụng một thời gian họ không có nhu cầu sử dụng hoặc lấy nó để làm tài sản thế chấp vay vốn làm ăn,... tất cả đều phải cần đến dịch vụ thẩm định giá. Vậy chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu kỹ hơn về sự cần thiết của thẩm định giá là gì nhé.

1.2. Sự cần thiết của thẩm định giá trong cuộc sống

Thẩm định giá đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, việc thẩm định đôi khi không hẳn là nhằm mục đích gì quá to tát mà chỉ đơn giản là chủ sở hữu muốn biết giá trị của khối tài sản mình đang có là bao nhiêu.

Hay nói về một phương diện khác, các giao dịch liên quan tới mua bán, trao đổi hay vay mượn liên quan tới tài sản có giá trị lớn thì buộc phải thẩm định giá để có mức giá khách quan nhất, điều này cũng đảm bảo sự minh bạch trong các giao dịch này.

Sự cần thiết của thẩm định giá trong cuộc sống
Sự cần thiết của thẩm định giá trong cuộc sống

Thẩm định giá sẽ giúp doanh nghiệp an toàn trong công tác hoạt động kinh doanh của mình, họ có thể biết khả năng của mình đang ở mức nào từ đó đưa ra những kế hoạch hoạt động đúng hướng mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng các tài sản được định giá đem đi đầu tư, góp vốn và hưởng % dựa trên giá trị đã được thẩm định đó.

Như vậy bạn đã thấy rõ sự cần thiết của thẩm định giá, giờ thì tiếp tục tìm hiểu xem  những đặc điểm của thẩm định giá là gì ở nội dung bên dưới nhé.

1.3. Thẩm định giá và những đặc điểm nổi bật

Thẩm định giá có những đặc điểm sau đây:

- Thẩm định giá chính là sự ước tính giá trị tài sản tại thời điểm thẩm định giá, giá trị của tài sản thẩm định sẽ được tính dựa trên giá cả thị trường.

- Hầu hết giá trị của tài sản được thể hiện dưới hình thái là tiền tệ mà không phải là quy đổi sang các tài sản khác.

Thẩm định giá và những đặc điểm nổi bật
Thẩm định giá và những đặc điểm nổi bật

- Khi thẩm định giá tài sản, đơn vị thẩm định cần phải đặt vào môi trường cụ thể, có địa điểm nhất định và những điều kiện liên quan trong một thời điểm nào đó để định giá chính xác và khách quan nhất.

- Thẩm định giá tài sản sẽ được diễn ra khi có sự yêu cầu và mục đích cụ thể, rõ ràng.

- Thẩm định giá cần phải tuân thủ theo những quy định và tiêu chuẩn được đặt ra trước đó, không có trường hợp nào được tính là ngoại lệ.

- Không phân biệt tài sản thẩm định giá, vì vậy bạn có thể thẩm định giá bất cứ tài sản nào miễn là nó có giá trị.

Xem thêm: Danh bạ công ty

2. Các đối tượng áp dụng thẩm định giá

Thẩm định giá sẽ được áp dụng với các thẩm định viên hành nghề với các tổ chức và cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định giá tài sản. Tất cả các đối tượng hành nghề khi thẩm định giá cần phải tuân theo những quy định Nhà nước đã ban hành.

Các đối tượng áp dụng thẩm định giá
Các đối tượng áp dụng thẩm định giá

Ngoài ra, với bên thứ 3 sử dụng kết quả thẩm định giá cùng với khách hàng yêu cầu dịch vụ cần có sự hiểu biết nhất định về những tiêu chuẩn trong công tác thẩm định giá. Điều này sẽ thuận lợi cho quá trình hợp tác giữa 2 bên.

3. Phương pháp thẩm định giá phổ biến

Thẩm định giá là một hình thức khá phổ biến cho nên nó được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể như thế nào mời các bạn theo dõi những thông tin bên dưới nhé:

3.1. Phương pháp so sánh 

Phương pháp so sánh này thực sự rất dễ hiểu, bạn có thể dựa vào giá trị của những tài sản có đặc điểm tương tự đã giao dịch trên thị trường để làm căn cứ thẩm định.

Phương pháp thẩm định giá phổ biến
Phương pháp thẩm định giá phổ biến

Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng áp dụng phương pháp này rất hiệu quả. Nói về ưu điểm thì nó khá là dễ áp dụng, đơn giản và được công nhận vì đó là giá thị trường.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm đó là người thẩm định bắt buộc phải thu thập đủ thông tin liên quan tới giao dịch, việc tìm kiếm một tài sản có đặc điểm tương tự là khá khó khăn

3.2. Phương pháp vốn hoá

Phương pháp vốn hoá hay còn được gọi với cái tên khác là phương pháp thu nhập. Dựa trên việc xác định thu nhập trung bình hàng năm từ của tài sản mà có thể quy đổi để xác định giá trị của nó ở thời điểm hiện tại.

Phương pháp vốn hoá
Phương pháp vốn hoá

Đây cũng là phương pháp khá là đơn giản và dễ áp dụng thế nhưng nó lại gây khó khăn cho người thẩm giá khi xác định tỷ lệ vốn hoá.

3.3. Phương pháp giá thành

Phương pháp giá thành được áp dụng để thẩm định giá cho những tài sản rất hiếm giao dịch trên thị trường ví dụ như bệnh viện, trường học,...

Phương pháp giá thành
Phương pháp giá thành

Phương pháp này không có dữ liệu để so sánh và cũng chỉ dùng cho những tài sản mang tính riêng biệt. Tuy nhiên nó lại không được chính xác 100% bởi vì tính chi phí khấu hao là mang tính chủ quan, đồng thời thẩm định viên cần phải có kinh nghiệm lâu năm để nhận định đúng nhất đối với từng tài sản.

3.4. Phương pháp hạch toán

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi hơn so với phương pháp trên, nó dựa vào sự phân tích khả năng sinh lời của tài sản khi được sử dụng.

Đây cũng là một phương pháp khá đơn giản và dễ áp dụng, nhưng thẩm định viên cũng cần lưu ý vì nó thường có những hạn chế sau:

- Phương pháp này chỉ được áp dụng đối với các tài sản tạo ra lợi nhuận

- Mức độ thu nhập thực tế có thể không khớp hoàn toàn với lợi nhuận ước tính trước đó

Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán

Vừa rồi, topcvai.com đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về thẩm định giá. Mong rằng qua bài viết này chúng ta sẽ có thêm sự hiểu biết và áp dụng nó đúng mục đích giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng với khối tài sản mình đang có.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: