Thiết kế kiến trúc là gì? Những điều cần biết về thiết kế kiến trúc

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-06-10 10:59:45

Thiết kế kiến trúc là một trong những công việc đòi hỏi có đầu óc sáng tạo và là ngành học của các trường về kiến trúc nghệ thuật hiện nay. Xã hội ngày càngphát triển thì nhu cầu về thiết kế có quy mô và chuẩn chỉnh đến từng milimet là điều mà hầu như ai cũng mong muốn. Vậy tóm lại, thiết kế kiến trúc là gì và những điều cơ bản cần biết khi định hướng nghề nghiệp thiết kế kiến trúc ra sao sẽ được chúng tôi làm rõ qua bài viết này. 

1. Thiết kế kiến trúc là gì? 

Thiết kế kiến trúc là việc tổ chức bố trí, sắp xếp không gian kiến trúc như ánh sáng, điện nước, kết cấu,... một cách khoa học và đẹp mắt nhằm tạo ra một không gian sống đẹp và tiện ích nhất.

Thiết kế kiến trúc là ngành học liên quan đến việc bao quát và đáp ứng các nhu cầu và đòi hỏi về sự sáng tạo để tạo ra không gian sống cũng như sử dụng các công cụ nhất định. Vì vậy, mục đích của thiết kế kiến trúc là việc kết hợp sử dụng công nghệ và thẩm mỹ vào việc thiết kế và tạo ra bản vẽ kiến trúc. 

Nói chung, thiết kế kiến trúc được hiểu là quá trình sáng tạo và kiến thiết dựa trên việc tạo ra và trình bày các ý tưởng và giải pháp ở cấp độ kỹ thuật. Bằng cách này sẽ kết hợp cả hai lĩnh vực là thiết kế và kỹ thuật để tìm kiếm giá trị và cấu trúc của công trình thông qua các trải nghiệm về không gian sống. Thiết kế kiến trúc là việc liên kết các bản vẽ, phác thảo của dự án với các yếu tố cơ bản của kiến trúc. Thiết kế kiến trúc còn có sự liên quan mật thiết đến hình học và thẩm mỹ cũng như các vấn đề về hình học không gian áp dụng trong bản vẽ kiến trúc. Nó được tạo thành từ nhiều nhân tố và quy trình cũng như giai đoạn khác nhau.

Thiết kế kiến trúc là gì?
Thiết kế kiến trúc là gì?

Khi thực hiện kiến thiết kiến trúc, các kiến trúc sư cần phân tích và xây dựng theo nhu cầu và nguồn lực, luôn lưu ý đến yếu tố về thẩm mỹ và đặc tính của kỹ thuật bản vẽ cũng như những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng. Đó cũng là lý do tại sao quá trình này có khả năng xác định được các yêu cầu cần thiết và phản ánh nhu cầu về cả mặt nghệ thuật và kỹ thuật trên giấy hoặc trên phần mềm. Trong quá trình thực hiện thiết kế kiến trúc cần lưu ý đến yếu tố về đường nét vẽ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến bố cục, hình dạng và kích thước, vị trí không gian tích hợp trong dự án. 

Tham khảo: Phần mềm thiết kế nội thất bạn nên biết

2. Tại sao cần thiết kế kiến trúc?

Nếu bạn đang chuẩn bị xây dựng hay cải tạo lại căn nhà hay có ý định xây dựng một công trình thì điều quan trọng là bạn phải thiết kế kiến trúc trước khi công việc được tiến hành. Việc vẽ bản thiết kế kiến trúc và mô hình tòa nhà cho phép kiến trúc sư làm việc với bạn để tùy chỉnh những yêu cầu về căn nhà theo đúng mong muốn của bạn. 

Việc thiết kế kiến trúc cũng làm cho các vấn đề trong quá trình thi công ít xảy ra lỗi và việc sử thiết kế trong bản vẽ hoặc trên phần mềm 3D sẽ dễ dàng và đỡ tốn kém hơn rất so với việc phải sửa chữa lại toàn bộ cấu trúc căn nhà khi nó đang trong quá trình thi công dang dở. 

Tại sao cần thiết kế kiến trúc
Tại sao cần thiết kế kiến trúc

Thiết kế kiến trúc chủ yếu quan tâm đến chức năng hoạt động của nó. Có nghĩa là một toà nhà cần phải đáp ứng được nhu cầu cả về người sở hữu nó và người cho thuê. Nếu không có các yếu tố đó thì căn nhà đó bị coi là vô giá trị. 

Thiết kế kiến trúc là cần thiết để đảm bảo an toàn là yếu tố hàng đầu “Safety first”. Một toà nhà có kết cấu chắc chắn sẽ được thiết kế để chịu được những thử thách của thời gian và các yếu tố vật lý tự nhiên. 

Tuy nhiên, kiến trúc không chỉ là việc quan tâm đến các kiến trúc thực dụng hoặc các chức năng và độ bền. Bên cạnh đó nó còn là loại hình nghệ thuật độc đáo về vẻ đẹp thẩm mỹ của công trình. 

Hãy tưởng tượng nếu không có các bản vẽ thiết kế kiến trúc thì tất cả các thiết kế công trình đều giống hệt nhau và không đem lại điều mới mẻ cho mọi người và khách hàng. Việc thiết kế kiến trúc cũng là yếu tố cần thiết và quan trọng để nuôi dưỡng tâm hồn phong phú và sự cảm thụ của cái đẹp được thể hiện trong chính thiết kế của bạn. 

Đảm bảo chất lượng thiết kế kiến trúc
Đảm bảo chất lượng thiết kế kiến trúc

Đồng thời việc thiết kế kiến trúc tốt cũng sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho công trình sau này. 

Mặc dù chi phí để chi trả cho những thiết kế kiến trúc là rất cao tuy nhiên khi có thiết kế kiến trúc thì công trình sẽ nhanh chóng được đi vào hoạt động hơn. Nó là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự nhanh chóng đi đến đấu thầu và những quyết định xây dựng thi công. Việc thiết kế kiến trúc làm rút ngắn những giai đoạn không cần thiết của toàn bộ quy trình đồng thời chi phí dù tốn nhưng cũng chỉ được chi trả một lần duy nhất mà không ảnh hưởng đến các quy trình khác. 

Đọc thêm: Diễn họa kiến trúc là gì? Cơ hội nào cho ngành diễn họa kiến trúc

3. Yêu cầu cần để làm thiết kế kiến trúc

3.1. Kinh nghiệm thiết kế kiến trúc

Để có thể thiết kế kiến trúc một cách chính xác và nhanh chóng nhất thiết phải cần đến các yêu cầu về việc sử dụng thành thạo các công cụ liên quan đến việc thiết kế. Và đặc biệt các kiến trúc sư cần có kinh nghiệm lâu năm trong nghề để có thể tạo ra các bản vẽ thiết kế đúng quy chuẩn. 

- Phải biết chắt lọc và đưa ra các yêu cầu cũng như thỏa thuận về bản vẽ thiết kế. Đồng thời, có kinh nghiệm khảo sát tình trạng và thực trạng sử dụng đất ở khu vực cần thiết kế kiến trúc. 

Kinh nghiệm thiết kế
Kinh nghiệm thiết kế

- Kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề còn tồn đọng cũng như thỏa thuận kinh phí cho một bản vẽ. 

- Thông qua những quy định về thiết kế bản vẽ để đưa ra những nhận định chính xác trước khi chốt thực hiện thiết kế kiến trúc. 

- Việc thiết kế kiến trúc cũng yêu cầu các kiến trúc sư phải là người có tay nghề cao và có kinh nghiệm từ 7 - 10 năm trong việc thiết kế kiến trúc thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm. 

Xem thêm: Danh sách việc làm họa viên kiến trúc

3.2. Kỹ năng chuyên môn 

Những kỹ năng chuyên môn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thiết kế kiến trúc chính là kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế kiến trúc chuyên nghiệp.

- Kỹ năng sử dụng hình học không gian áp dụng vào bản vẽ phác thảo.

- Kỹ năng Thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính computer aided design - CAD. 

Kỹ năng thiết kế
Kỹ năng thiết kế

- Kỹ năng làm mô hình và kỹ năng quản lý chung cũng như sử dụng hình ảnh 3D.

- Bên cạnh đó bạn cần có sự nhiệt tình, tâm huyết và chủ động với công việc. 

Thiết kế kiến trúc rất cần đến sự tỉ mỉ và cẩn thận. Bởi vì nó ảnh hưởng đến từng chi tiết nhỏ nhất khi đem vào thi công công trình. Tất cả những gì xảy ra trong quá trình thi công đều có một phần trách nhiệm từ việc thiết kế kiến trúc. Đây là điều tuyệt đối không được lơ là. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến thù lao về bản thiết kế kiến trúc của bạn. 

Tham khảo: Những phong cách thiết kế nội thất không lo lỗi thời

4. Cơ hội nghề nghiệp của việc thiết kế kiến trúc

Tỷ lệ các công trình xây dựng và các cao ốc mọc lên như nấm không thể thiếu đi bàn tay và khối óc của những người làm thiết kế kiến trúc. Có thể thấy rằng thiết kế kiến trúc chính là yếu tố tiên quyết cho việc công trình có được đưa vào sử dụng một cách an toàn và đem lại hiệu quả tối ưu hay không. 

Chính vì vậy kiến trúc sư làm việc trong mảng thiết kế kiến trúc hoàn toàn là những người có tiềm năng sáng giá và cơ hội  nghề nghiệp rộng mở.

Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn cần hoạch định sẵn những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Ví dụ như đối với thiết kế kiến trúc thì bạn nên theo học các trường đại học về kiến trúc như Đại học kiến trúc Hà Nội, Đại học Phương Đông, Đại học Mỹ thuật.

Xuất phát từ những ngôi trường này thì cơ hội việc làm của bạn sẽ là những kiến trúc sư tương lai. Hay chỉ đơn giản là những người chuyên thiết kế kiến trúc nhưng đã có tay nghề cao thì hoàn toàn được trọng dụng trong xã hội.

Như vậy, qua những gì mà bài viết trên đây đã chia sẻ hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về thiết kế kiến trúc là gì và những yêu cầu của thiết kế kiến trúc cũng như cơ hội nghề nghiệp rộng mở của ngành nghề này. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: