​Bạn đã từng viết thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm chưa?

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-08-06 15:43:04

Thời học sinh luôn là quãng thời gian đáng yêu, vô tư và hồn nhiên nhất trong cuộc đời mỗi con người. Những tháng ngày miệt mài học tập, những giờ ngoại khóa rộn rã tiếng cười hay những buổi chiều say nắng thoảng đâu đây hương hoa sữa… Cũng có những khi vì sự bướng bỉnh của mình mà bạn khiến cô giáo chủ nhiệm buồn và thất vọng. Khi ấy hãy viết một lá thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm nhé.

1. Những chú ý khi viết thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm

Cha mẹ cho ta cuộc đời, thầy cô cho ta tri thức. Thầy cô cũng giống như những người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta vậy. Bởi vậy những lời xin lỗi xuất phát từ tận đáy lòng mới là những lời xin lỗi chân thành nhất.

Thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai
Thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai

Tuy vậy, sự chân thành và lời xin lỗi nếu như không thể diễn tả thành lời thì giáo viên của bạn cũng không thể cảm nhận được. Thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm không phải là một văn bản hành chính và nó cũng chẳng đi theo một khuôn mẫu nào cả. Mỗi người có một cách riêng để diễn tả những tình cảm trong lòng qua từng con chữ. Dẫu vậy, hãy đọc kỹ những chú ý dưới đây để có thể viết được một lá thư xin lỗi chân thành và sâu sắc nhé.

1.1. Những chú ý về nội dung

Thư xin lỗi thể hiện sự chân thành và ăn năn hối lỗi của người viết, tuy nhiên để truyền tải được những cảm xúc đó đến người đọc thì cũng cần phải chú ý những điều sau đây.

1.1.1. Đừng hứa thay đổi nếu bạn không chắc chắn mình có thể làm được

Bất cứ một lời hứa nào cũng cần phải được thực hiện, nếu không sẽ chỉ là một câu hứa suông làm người nghe thất vọng. Nếu bạn phạm phải một lỗi lầm mà bạn cảm thấy rất có thể mình sẽ lại tái phạm, hay lỗi lầm đó bắt nguồn từ sự bướng bỉnh, từ nhận thức sai lầm của cá nhân hoặc niềm tin sai lệch về một giá trị nào đó thì bạn không nên hứa hẹn thay đổi.

Đừng bao giờ hứa suông mà không làm được
Đừng bao giờ hứa suông mà không làm được

Thế giới quan khác nhau sẽ dẫn đến góc độ tiếp cận một sự việc hay hành động không giống nhau. Từ đó sẽ dẫn đến sự bất hòa trên cơ sở bất đồng về quan điểm. Bạn rất có thể sẽ lại khiến cô giáo buồn vì sự bướng bỉnh của bản thân thêm lần nữa. Và như thế lời xin lỗi sẽ trở nên thiếu chân thành.

1.1.2. Cân nhắc về ngôn từ trong bức thư

Nói lời xin lỗi ai đó chưa bao giờ là dễ dàng. Thực tế thì chẳng có ai tình nguyện nhìn nhận sai lầm của bản thân chứ chưa nói đến việc phát biểu về những sai lầm đó.

Trong bức thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm bạn cần thẳng thắn nói về những sai lầm của mình và thường thì bạn sẽ phải tranh đấu với chính bản thân mình, dù ít hay nhiều, để thừa nhận điều đó. Bởi vậy hãy cẩn thận với những ngôn từ bạn sử dụng trong bức thư để tránh làm phật lòng người đọc nhé.

Có một số cách diễn đạt bề ngoài tưởng chừng như xin lỗi nhưng thực chất lại khiến cho người đọc cảm thấy bực mình và khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Chẳng hạn như: “Em xin lỗi vì đã làm cho cô cảm thấy như vậy”, hoặc “Nếu em làm cô phiền lòng thì cho em xin  lỗi”...

1.1.3. Thể hiện sự chân thành và trung thực

Thể hiện sự chân thành và trung thực
Thể hiện sự chân thành và trung thực

Sự chân thành khi nói lời xin lỗi là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thêm cả sự trung thực nữa. Bạn viết trong thư rằng bạn cảm thấy ăn năn và hối hận nhưng nếu thực tế bạn không hề cảm thấy như vậy thì lời xin lỗi đó đều là giả dối và thay vì xin lỗi cô thì bạn lại khiến cô càng buồn thêm. Trong trường hợp này có lẽ bạn không nên viết thêm điều gì. Hãy tiếp tục khi bạn thực sự nhìn nhận và thẳng thắn đối diện với lỗi lầm của bản thân.

Đặc biệt là tuyệt đối không được sao chép một bức thư nào đó để gửi cho cô giáo chủ nhiệm của mình. Cho dù bạn không thể viết sử dụng những ngôn từ bay bổng thì đó cũng không phải là vấn đề. Những gì cô giáo cần là một lời xin lỗi chân thành dù cho nó có vụng về đến đâu.

1.1.4. Đừng đưa ra những giả định hoặc mong muốn của bạn

Mục đích của bạn là thể hiện sự chân thành ăn năn hối lỗi của bản thân và hy vọng sự tha thứ của cô giáo chủ nhiệm, chứ không phải là khiến cô cảm thấy áy náy vì không tha thứ cho bạn hay đòi hỏi cô phải tha thứ cho bạn ngay. Điều này sẽ chỉ phản tác dụng và làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Bạn cũng không nên đưa ra giả định về việc cô giáo cảm thấy buồn và thất vọng ra sao trước sự bướng bỉnh của bản thân vì có thể bạn sẽ bộc lộ ra rằng mình không thực sự cảm thấy hối lỗi hoặc chưa thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm.

Bạn đang ở vị thế của một người nhận lỗi và xin lỗi, bởi vậy hãy thật khiêm tốn và hy vọng sự tha thứ từ cô giáo.

Mục đích chính của bạn là bày tỏ sự hối lỗi
Mục đích chính của bạn là bày tỏ sự hối lỗi

1.1.5. Đừng gửi thư ngay sau khi viết

Khi bạn phải đối mặt với chính sai lầm của bản thân, không điều gì đảm bảo là bạn đang nhìn nhận về những điều đó theo chiều hướng đúng đắn. Hãy chờ một vài ngày sau khi viết rồi đọc lại bức thư khi cảm xúc đã lắng đọng lại. Biết đâu bạn lại có thể phát hiện ra một vài điều gì đó trong bức thư.

1.2. Những chú ý về hình thức trình bày

1.2.1. Mở đầu kết thúc thư

Trong phần mở đầu bức thư hãy sử dụng một hình thức đơn giản và trực tiếp, chẳng hạn như “Cô Thu Anh thân mến”.

Tương tự như phần kết thúc thư bạn chỉ cần sử dụng một câu chào giản dị thông thường là được, chẳng hạn câu chào cơ bản nhất là “Trân trọng!”.

Nếu không muốn sử dụng một cụm từ có tính chất cứng nhắc như vậy thì bạn cũng có thể sử dụng những mẫu câu “mềm mại” hơn như: “Một lần nữa em muốn bày tỏ lời xin lỗi chân thành vì những rắc rối và lỗi lầm của bản thân”.

1.2.2. Lựa chọn giấy viết thư

Bạn cũng cần chú ý đến loại giấy mà bạn sử dụng để viết thư. Hình thức bức thư cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với cô giáo chủ nhiệm. Bạn có thể sử dụng giấy kẻ ngang hoặc giấy A4 trắng tinh. Nếu sử dụng giấy A4 thì hãy kẻ dòng mờ để lá thư của bạn dễ đọc và không bị "leo dòng chữ" nhé.

2. Nói lời xin lỗi một cách chân thành trong thư

2.1. Thể hiện mục đích của lá thư ngay từ đầu

Bạn nên mở đầu lá thư bằng cách chỉ ra cho người đọc viết bạn viết thư là để bày tỏ sự xin lỗi và mong muốn nhận được sự tha thứ. Hành động này tuy nhỏ nhưng sẽ giúp người đọc chuẩn bị trước tinh thần và cảm xúc để đọc tiếp lá thư.

Chẳng hạn bạn có thể bắt đầu như sau: “Em muốn viết lá thư này để bày tỏ lời xin lỗi chân thành đến cô.”

2.2. Thẳng thắn nhìn nhận lỗi lầm

Thẳng thắn nhìn nhận lỗi lầm
Thẳng thắn nhìn nhận lỗi lầm

Nếu muốn thể hiện sự chân thành của mình thì bạn cần thẳng thắn đối diện với sai lầm của bản thân và chỉ ra tại sao mình lại sai. Hãy diễn tả chính xác và chi tiết về cảm nhận của bản thân khi nhìn nhận và phân tích vấn đề. Cô giáo chủ nhiệm sẽ biết rằng bạn thực sự hiểu vấn đề và chân thành nhìn nhận khuyết điểm của bản thân.

2.3. Thừa nhận sự bướng bỉnh của bản thân đã làm cô buồn lòng

Dù khéo léo hay vụng về thì bạn cũng cần công nhận rằng chính bản thân mình đã khiến cô buồn và thất vọng, và bạn thực sự nhận thức về điều này. Đồng thời bạn cũng nên nương theo dòng cảm xúc để thể hiện rằng bạn  không bao giờ muốn làm cô buồn lòng.

Ví dụ: “Sự bướng bỉnh và những hành động ích kỷ của em đã khiến cô buồn lòng và thất vọng. Mặc dù không thực sự hiểu hết được cảm giác của cô, nhưng em biết rằng mình đã làm một điều tệ hại nhất từ trước đến giờ”.

2.4. Diễn tả sự biết ơn của bạn

Phần này là không bắt buộc, nhưng nếu có thể thì bạn nên đề cập đến trong thư xin lỗi. Bạn nên bày tỏ sự tôn trọng và yêu quý của mình đối với cô giáo chủ nhiệm.

Bày tỏ sự biết ơn
Bày tỏ sự biết ơn

Ví dụ: “Những hành động bồng bột và ích kỷ của em đã phụ tấm lòng mà cô dành cho chúng em và em cảm thấy tự giận chính bản thân mình vì điều này”.

2.5. Đưa ra hướng giải quyết để mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn

Chỉ nói lời xin lỗi thôi là chưa đủ. Để thể hiện rằng bản thân đã nhìn nhận lỗi lầm và muốn cải thiện tình hình thì bạn nên đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề hoặc một lời hứa về việc không tái phạm lại sai lầm lần nữa. Nhưng hứa được thì phải làm được nhé!

Bạn có thể đưa ra kế hoạch cụ thể hơn để làm điều đó. Chính việc này sẽ khiến cô chủ nhiệm cảm thấy rằng bạn thực sự hối lỗi và muốn cải thiện tình hình.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích khi bạn viết thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm. Thầy cô chính là những người cha người mẹ thứ hai chăm sóc, quan tâm và lo lắng cho chúng ta. Vì vậy hãy cố gắng đừng để thầy cô buồn rồi lại phải viết thư xin lỗi nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: