Mẫu thư xin việc Du lịch - Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng
Có thể bạn chưa biết, ngoài CV xin việc, một lá thư xin việc Du lịch là hành trang cần thiết mỗi ứng viên nên chuẩn bị để gia tăng lợi thế trước nhà tuyển dụng mà mình yêu thích. Thư xin việc ngành Du lịch là một mẫu văn bản được thiết kế chuẩn chỉnh về nội dung, chuyên biệt nhằm phục vụ cho ứng viên ứng tuyển các vị trí công việc trong lĩnh vực này. Để có một cái nhìn chi tiết hơn về cách tạo ra một mẫu thư xin việc Du lịch, hãy cùng timviec365.com.vn nằm lòng những chia sẻ thiết thực sau đây!
Danh sách mẫu thư xin việc Du Lịch hot nhất
1. Mẫu thư xin việc ngành Du lịch - Có thể bạn chưa biết gì về nó?
Nhà tuyển dụng Du lịch thường xuyên bị “ngụp lặn” trong hàng loạt các chia sẻ chung chung, đôi khi là giống nhau hoàn toàn của ứng viên. Vì vậy, một mẫu thư xin việc Du lịch nếu được đầu tư trong công tác chuẩn bị, kỹ lưỡng ở phần thiết kế nội dung, hình thức chuyên nghiệp bắt mắt,... đặc biệt là phù hợp với vị trí việc làm bạn đang ứng tuyển, nó có thể giúp bạn lấy điểm tuyệt đối từ nhà tuyển dụng, loại bỏ được những đối thủ đáng gờm ngoài kia.
Đối với những ai khá hạn chế về kinh nghiệm thể hiện những giá trị cốt lõi của bản thân, viết một mẫu thư xin việc Du lịch có thể là một nhiệm vụ khó khăn đối với bạn. Hoàn toàn khác biệt so với một mẫu CV Du lịch, bạn chỉ cần liệt kê ra những danh mục theo mẫu, sắp xếp chúng sao thật logic. Tuy nhiên với thư xin việc Du lịch, yêu cầu ứng viên nhiều hơn thế, bạn phải biết phương thức “văn bản hóa” những thông điệp từ cá nhân, những khát vọng và mong muốn của mình để chứng minh bạn là ứng viên không thể phù hợp hơn với vị trí công việc mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.
2. Nguyên tắc nằm lòng trước khi viết thư xin việc Du lịch
Muốn gia tăng tỷ lệ thành công và tác dụng của mẫu thư xin việc Du lịch, một sự chuẩn bị kỹ càng là điều mà mọi ứng viên cần nên nhận thức được và nghiêm túc thực hiện nó. Với thư xin việc ngành Du lịch, hai nguyên tắc timviec365.com.vn gợi ý sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra một mẫu thư tuyệt vời hơn.
2.1. Sử dụng cấu trúc tiêu chuẩn của thư xin việc
Nếu bạn muốn trở thành một nhân viên điều hành tour, một hướng dẫn viên du lịch,.. thì mẫu thư xin việc Du lịch đóng vai trò như một cơ hội vàng để bạn có thể giải thích với nhà tuyển dụng rằng, mức độ mong muốn và động lực của bạn về công việc đó. Về cơ bản, một mẫu thư xin việc Du lịch cần đảm bảo các yếu tố sau:
+ Thứ nhất, thư xin việc ngành Du lịch phải thể hiện được chuyên môn và chứng minh được bạn là cá nhân rất am hiểu về thị trường du lịch Việt Nam, hoặc những khía cạnh mở rộng hơn.
+ Thứ hai, thư xin việc Du lịch phải nói lên được thế mạnh của bạn về cả kỹ năng, kinh nghiệm. Nhưng không được sao chép nội dung từ mẫu CV Du lịch của bạn.
+ Thứ ba, thư xin việc ngành Du lịch phải giải thích được nguyên nhân nào khiến bạn mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp, công ty, tổ chức đó.
Mặc dù có khá nhiều mẫu văn bản được xem như “thủ tục” trong quá trình ứng tuyển của ứng viên. Tuy nhiên, với thư xin việc Du lịch, nếu nó được viết hay và chuyên nghiệp, sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn những ứng viên khác về kỹ năng giao tiếp bằng văn bản. Chẳng hạn như, nếu bạn nộp thư cho một công ty du lịch nội địa, thì bạn đã có kinh nghiệm làm việc ở thị trường trong nước hay chưa? Còn nếu bạn nộp thư cho một công ty du lịch quốc tế, có phải bạn có kỹ năng giao tiếp bằng một ngôn ngữ thứ ba? Hay đã từng đi tour ở nước ngoài?,...
Để thư xin việc Du lịch phát huy được tác dụng, ứng viên cần tuân thủ viết thư theo tiêu chuẩn cấu trúc sau:
+ Mở đầu: thông tin ngắn gọn nhất về chức danh bạn ứng tuyển và phương thức bạn tiếp cận được công việc đó.
+ Thân bài 1: bạn là ai? Bạn đang ở giai đoạn nào trong quá trình sự nghiệp của mình? Hãy nêu một vài tố chất cá nhân chứng minh bạn có thể có tác dụng đối với công việc đang ứng tuyển bằng cách đưa ra bằng chứng về chuyên môn học thuật, kinh nghiệm làm việc, một số dự án hay hoạt động có liên quan đã tham gia,... Cố gắng trong việc sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành, đặc biệt cần đảm bảo tính hài hòa, tích cực, không phô trương, không cường điệu,..
+ Thân bài 2: hãy đưa ra những luận điểm nói lên tại sao bạn đặc biệt hơn những ứng viên khác?
+ Kết bài: thông tin đến nhà tuyển dụng mẫu CV Du lịch bạn đã đính kèm theo mẫu thư. Nói về mong muốn của bạn về một cuộc phỏng vấn gần nhất để hai bên có thể hiểu nhau hơn và thương lượng về một số vấn đề trong công việc.
2.2. Lưu ý về độ dài của mẫu thư xin việc Du lịch
Một trang là độ dài lý tưởng cho một mẫu thư xin việc Du lịch. Đặc biệt, bạn nên sử dụng các cỡ chữ cơ bản nhất trong soạn thảo văn bản như 12 - 13. Đừng nên viết một lá thư quá dài, vì không ai có thời gian để đọc nó. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý về quy định độ dài thư xin việc của một số doanh nghiệp, công ty đặc biệt, hãy chấp thuận để chứng minh bạn là người chủ động nhất trong quy định ứng tuyển. Mặc dù độ dài của lá thư xin việc Du lịch chỉ trong phạm vi một trang, tuy nhiên nó vẫn cần ứng viên phải đảm bảo các cấu trúc từ mở bài, thân bài cho đến kết bài.
3. Kinh nghiệm vàng để viết mẫu thư xin việc Du lịch chỉn chu nhất
Đầu tư trong việc viết một mẫu thư xin việc Du lịch là điều nên làm để gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn trong lĩnh vực nghề nghiệp hấp dẫn này. Dưới đây là một số gợi ý cho những ai chưa có kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị một mẫu thư xin việc Du lịch hoàn hảo.
3.1. Tạo ấn tượng ban đầu với cách giới thiệu bản thân
Nói chung, đoạn mở đầu của mẫu thư xin việc ngành Du lịch nên đề cập đến ứng viên đang ở giai đoạn nào của sự nghiệp, đây là sự nghiệp học tập của bạn. Chẳng hạn như có thể bao gồm tình trạng bạn đã tốt nghiệp hay chưa? Học ở trường nào? Chuyên ngành cụ thể gì?
Tiếp đến, hãy cho nhà tuyển dụng biết, tại sao bạn biết đến tin tuyển dụng của họ? Nó xuất hiện ở đâu? Trang web của doanh nghiệp, mạng xã hội hay một website tuyển dụng khác? Chỉ nên viết từ 1 - 2 cầu trong đoạn mở đầu của thư xin việc Du lịch bạn nhé!
3.2. Làm nổi bật điều gì khiến bạn muốn làm việc ở công ty đó
Đoạn thứ hai, hãy đưa ra những nguyên nhân giải thích được hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là tại sao bạn muốn trở thành vị trí công việc đó, chẳng hạn như tại sao bạn muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch? Một nhân viên điều hành tour? Vấ đề thứ hai là hãy nói lên lý do tại sao bạn muốn gia nhập và làm việc tại doanh nghiệp đó? Nếu ứng tuyển vào các vị trí liên quan đến ngành Du lịch, như hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour,... hãy nhấn mạnh bất cứ kinh nghiệm nào bạn có trước đó để thuyết phục thành công nhà tuyển dụng.
Bước tiếp theo, hãy làm rõ lý do tại sao bạn lại muốn làm việc ở một khía cạnh hoạt động cụ thể của công ty? Chẳng hạn như: Nếu đó là công ty du lịch lữ hành chuyên cung cấp dịch vụ du lịch tại Hà Nội, bạn hãy nói lên kinh nghiệm trước đó bạn đã làm việc ở các công ty du lịch khác cũng chuyên về thị trường Hà Nội. Điều này chứng minh mức độ quan tâm của bạn đến lĩnh vực hoạt động của công ty, hãy chú ý đưa ra những bằng chứng chứng minh, đừng chỉ nói đến sự quan tâm của bạn một cách hời hợt.
3.3. Cung cấp những luận điểm sắc bén chứng minh bạn là ứng viên phù hợp nhất
Thư xin việc Du lịch cũng đóng vai trò là một “tờ tiếp thị quảng cáo” những giá trị bản thân mà bạn đang sở hữu. Hãy chứng minh rằng bạn phù hợp nhất với nghề hướng dẫn viên Du lịch, hay những công việc khác thuộc ngành nghề này. Tiếp đó, chú trọng làm nổi bất các thành tích và kết quả mà bạn đang có, để cho nhà tuyển dụng cảm nhận được sự phù hợp của bạn đối với yêu cầu từ công việc cụ thể họ đang cần.
Nghiên cứu một cách kỹ càng bảng mô tả công việc sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về yêu cầu cụ thể của công việc đó. Tuy nhiên, nếu như nhà tuyển dụng không chỉ định chính xác những gì họ đang cần, thì những gợi ý dưới đây của timviec365.com.vn đều là những tố chất và kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng Du lịch nào cũng mong muốn:
+ Kỹ năng dịch vụ khách hàng: Cho dù bạn là hướng dẫn viên du lịch, hay chỉ là người bán vé du lịch tại điểm,... thì khả năng đáp ứng sự mong đợi của khách hàng là một yếu tố mà nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm. Hãy nhớ rằng, trải nghiệm mà bạn cung cấp cho khách hàng càng tích cực, đồng nghĩa với khả năng bạn càng nhận được phản hồi tốt.
+ Nhận thức về văn hóa: Trong ngành Du lịch, một tỷ lệ lớn khách hàng mà bạn phải đối mặt hằng ngày có thể đến từ nhiều vùng miền khác nhau, thậm chí là đến từ nước ngoài. Điều này có nghĩa là bạn phải làm việc với những khách hàng đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Chính vì vậy, khả năng nhận thức về văn háo của bạn, sự thích nghi với thái độ và chuẩn mực khác với chính bạn là rất quan trọng để xây dựng một sự nghiệp thành công.
+ Kỹ năng giao tiếp hình thể và ngôn ngữ: Giao tiếp hình thể là yếu tố mà các nhà tuyển dụng cần cho vị trí hướng dẫn viên du lịch. Còn về kỹ năng ngoại ngữ, hầu như cá nhân muốn làm việc trong ngành du lịch đều cần đến kỹ năng này.
+ Kỹ năng làm việc nhóm: Bất kể vai trò công việc bạn theo đuổi là gì, một kỹ năng làm việc nhóm luôn cần thiết. Nó giúp bạn hòa nhập hơn với môi trường làm việc tại doanh nghiệp, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong công ty.
+ Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề: Cho dù bạn đang đối phó với một khách hàng khó tính hay phải đối mặt với các vấn đề nội bộ, khả năng suy nghĩ và đề xuất các giải pháp khả thi cho các vấn đề và tình huống bất ngờ là một trong những kỹ năng mềm có giá trị nhất trong thư xin việc Du lịch của bạn. Và bất kể sau này khi bạn đã gia nhập vào sự nghiệp với ngành Du lịch, kỹ năng này vẫn là chìa khóa để thành công.
+ Tác phong chuyên nghiệp: Hầu hết các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực du lịch đều yêu cầu sự chuyên nghiệp từ tác phong làm việc cho đến hình thức bên ngoài. Thông qua sự chuyên nghiệp mà bạn tạo ra, uy tín của thương hiệu doanh nghiệp sẽ được nâng cao một cách đáng kể.
Cuối cùng, đừng chỉ nói “Tôi có kỹ năng ngoại ngữ tốt”, mà hãy nói về những thành tích mà bạn đã đạt được trong quá trình bạn sử dụng kỹ năng đó.
3.4. Kết thư xin việc Du lịch một cách chuyên nghiệp
Thư xin việc Du lịch cần được kết lại bằng những ngôn từ chuyên nghiệp. Timviec365.com.vn khuyên bạn hãy tóm gọn một cách tối ưu nhất, chốt lại tất cả những luận điểm bạn đã đưa ra để chứng minh sự phù nhất của bạn. Và hơn cả là việc bạn đã thực sự chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho một con đường mới, đó là trở thành một phần của công ty. Cuối cùng, đừng quên ra hiệu cho nhà tuyển dụng biết về mẫu CV Du lịch của bạn, và mong muốn về một phản hồi cho một cuộc gặp gỡ chính thức giữa bạn và nhà tuyển dụng. Đừng quên gửi một lời cảm ơn chân thành đến công ty, rằng họ đã dành chút thời gian quý báu của họ để đọc lá thư xin việc của bạn.
4. Đừng nôn nóng gửi thư xin việc Du lịch đi ngay tức thì
Khi đã hoàn chỉnh mẫu thư xin việc Du lịch, đừng nôn nóng gửi nó đi ngay tức thì. Việc cần làm lúc này là nhờ những người thân, gia đình, bạn bè hay cố vấn nghề nghiệp của bạn, chẳng hạn như giáo viên hướng dẫn đọc lại và kiểm tra nó. Đừng cố gắng biện minh cho các lỗi chính tả, đặc biệt là khi bạn đang chứng tỏ bạn rất chuyên nghiệp trong ngành Du lịch. Hãy nhớ rằng tất cả những điều nói lên sự chuyên nghiệp của bạn, một phần cũng thể hiện thông qua thư xin việc Du lịch mà bạn thể hiện.
5. Nhờ sự trợ giúp tạo thư xin việc Du lịch online từ timviec365.com.vn
Các nhà tuyển dụng ngành Du lịch đọc hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn là thư xin việc không chỉ từ ứng viên đã tốt nghiệp, mà còn là các thực tập sinh ngành Du lịch mong muốn được làm việc mỗi năm, và trên thực tế, hộ chỉ dành chưa đến một phút để đọc những gì mà bạn viết. Chính vì vậy, ngoài việc ứng dụng những bí quyết và chia sẻ trên đây, bạn cũng có thể nhờ vào sự hỗ trợ của timviec365.com.vn - một trong những website hàng đầu cung cấp các tính năng hỗ trợ ứng tuyển cho người tìm việc. Ngoài tin tuyển dụng, CV xin việc, timviec365.com.vn còn có hàng trăm mẫu thư xin việc được thiết kế riêng biệt cho từng ngành nghề.
Truy cập vào timviec365.com.vn, nhấn chọn danh mục “CV xin việc” => “Thư xin việc” => “Thư xin việc Du lịch” để trải nghiệm ngay tính năng tạo thư xin việc Du lịch trực tuyến nhé!