Thuật ngữ chuyên ngành âm thanh chi tiết dành cho bạn

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2022-05-05 18:34:39

Thuật ngữ chuyên ngành âm thanh là những khái niệm được những người có đam mê với lĩnh vực này tìm hiểu. Trong thế giới âm thanh đầy màu sắc, việc nắm rõ những thuật ngữ liên quan sẽ giúp cho công việc sáng tạo, đam mê của bạn diễn ra hiệu quả hơn. Vậy cụ thể những thuật ngữ đó được hiểu là gì? Đâu là những thuật ngữ chuyên ngành âm thanh được sử dụng phổ biến? Cùng topcvai.com tìm hiểu thông tin về những câu hỏi trên thông quá bài viết chia sẻ sau đây nhé!

1. Thông tin chung về thuật ngữ chuyên ngành âm thanh

1.1. Mở đầu với khái niệm mang tính chuyên môn

Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc hoặc sử dụng âm thanh để hỗ trợ công việc thì những thuật ngữ liên quan sẽ là yếu tố mà chúng ta rất hay thường gặp. Vậy thuật ngữ chuyên ngành âm thành là gì?

Thuật ngữ chuyên ngành âm thanh là một khái niệm chung khi nhắc về những từ ngữ, tên gọi được sử dụng riêng trong lĩnh vực rộng lớn này. Đối với những người “sành sỏi” và có kinh nghiệm thì khi gặp phải những khái niệm như Dynamic Range, HDMI (High Definition Multimedia Interface),... họ sẽ không quá lạ lẫm. Tuy nhiên với những người mới làm quen thì thực sự đây không phải là một lĩnh vực dễ dàng. Vậy cụ thể những đặc điểm của thuật ngữ chuyên ngành âm thanh là gì?

Thông tin chung về thuật ngữ chuyên ngành âm thanh
Thông tin chung về thuật ngữ chuyên ngành âm thanh

1.2. Đặc điểm và vai trò của những thuật ngữ chuyên ngành âm thanh

1.2.1. Đặc điểm của thuật ngữ trong chuyên ngành âm thanh

Đặc điểm sẽ là yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm chung này. Điểm nổi bật nhất khi người học tiếp xúc với những thuật ngữ trên đều thấy đó là sự đặc biệt cùng hệ thống thuật ngữ được sử dụng từ ký hiệu và chữ nước ngoài khác nhau. Sự khó hiểu sẽ là điều không thể tránh khỏi khi nhắc đến những khái niệm này.

Trên thực tế, âm thanh là một lĩnh vực rất rộng lớn. Nó bao gồm cả nghệ thuật, âm nhạc, sản xuất nhạc, âm thành trong các lĩnh vực công nghệ,... Nếu để đi vào chi tiết và cụ thể từng lĩnh vực thì con số này sẽ là rất nhiều. Bên cạnh đó thì thuật ngữ chuyên ngành âm thanh dù xuất hiện ở đâu thì nó cũng mang những vai trò quan trọng. Vậy những vai trò chung của thuật ngữ chuyên ngành âm thanh là gì?

Đặc điểm và vai trò của những thuật ngữ chuyên ngành âm thanh
Đặc điểm và vai trò của những thuật ngữ chuyên ngành âm thanh

1.2.2. Vai trò của thuật ngữ trong chuyên ngành âm thanh

Vai trò đầu tiên khi nhắc đến những thuật ngữ này đó là tính ứng dụng trong những trường hợp cụ thể. Một số những thuật ngữ còn được sử dụng để miêu tả những khái niệm riêng biệt như định dạng âm thanh, công suất âm thanh hay đường cong thính giác,... Sự xuất hiện của những thuật ngữ này sẽ giúp cho quá trình làm việc được diễn ra thuận lợi hơn. Sự chuyên nghiệp hóa từ đó cũng được gia tăng khi các thuật ngữ đều mang những ý nghĩa và chức năng cụ thể.

Nhờ có thuật ngữ chuyên ngành âm thanh, quá trình học tập của những người theo đuổi lĩnh vực này cũng trở nên tối ưu hơn. Thay vì phải ghi nhớ và sử dụng những nội dung dài thì họ có thể thay thế bằng những thuật ngữ đặc biệt. Bên cạnh đó, như đã nhắc đến ở trên thì âm thanh là một lĩnh vực rất rộng lớn, nó được sử dụng và nghiên cứu bởi nhiều quốc gia và những nền văn hóa khác nhau. Thuật ngữ chuyên ngành âm thì trên thực tế đa phần sẽ được sử dụng bằng tiếng Anh và đây cũng là ngôn ngữ chung của toàn thế giới. Điều này sẽ khiến cho việc kết nối và tìm hiểu về lĩnh vực này diễn ra hiệu quả hơn.

Vai trò của thuật ngữ trong chuyên ngành âm thanh
Vai trò của thuật ngữ trong chuyên ngành âm thanh

2. Một số thuật ngữ chuyên ngành âm thanh được sử dụng phổ biến

Theo thống kê thì trên thực tế sẽ có hơn 140 thuật ngữ chuyên ngành âm thanh được liệt kê và sử dụng. Tất nhiên thì trong đó cũng có những thuật ngữ được sử dụng phổ biến và có những thuật ngữ thì không. Vậy cụ thể những thuật ngữ chuyên ngành âm thanh hay được sử dụng là gì?

Nhắc đến những thuật ngữ chuyên ngành âm thanh có thể kể đến như sau:

- AAC là từ viết tắt của Advanced Audio Coding dùng để chỉ định dạng âm thanh với chất lượng tốt hơn so với định dạng của một tệp mp3 mang cùng kích cỡ.

- Acoustic power là thuật ngữ chỉ khái niệm công suất âm thanh thể hiện giá trị năng lượng của âm thanh trên một đơn vị thời gian khi xác định trên một nguồn âm thanh.

- Air gap là thuật ngữ tiếp theo được sử dụng trong xây dựng loa dùng để chỉ khoảng cách giữa các nam châm vĩnh cửu trong đó có cuộn dây có thể di chuyển rung.

- Ambience được sử dụng để chỉ tiếng ồn xung quanh đang được khuếch tán. Nó có thể xuất hiện trong phim ảnh, truyền hình, phát thanh, tiếng ồn,...   

- ASMR là thuật ngữ chuyên ngành âm thanh tiếp theo được viết tắt của Autonomous Sensory Meridian Response. Thuật ngữ này mang ý nghĩa cho biết phản ứng của cảm giác được kích hoạt của các âm thanh được phát ra cụ thể.

- Auditory perception là thuật ngữ chuyên ngành âm thanh dùng để chỉ nhận thức được cảm giác một cách toàn diện.

Đặc điểm của thuật ngữ trong chuyên ngành âm thanh  Đặc điểm sẽ là yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần tìm hiểu về khái niệ
Đặc điểm của thuật ngữ trong chuyên ngành âm thanh

- Background noise là khái niệm dùng để chỉ định cho tiếng ồn được xuất hiện vốn có mà không xuất hiện tín hiệu hữu ích hiện tại.

- Bit rate là khái niệm dùng để chỉ tốc độ bit. Đó là số lượng đầu ra của tín hiệu âm thanh hoặc những video cho xuất hiện những định dạng đa phương tiện kỹ thuật số với đơn vị đo là bit/giây.

- Beats per minute (bpm) là thuật ngữ dùng để mô tả nhịp độ của một bài nhạc.

- Comb filter là thuật ngữ chỉ một bộ lọc có thể chọn ra tần số được xác định trước từ tín hiệu âm thanh.

Thuật ngữ chuyên ngành âm thanh
Thuật ngữ chuyên ngành âm thanh

- Dynamic Range là thuật ngữ chuyên ngành âm thanh dùng để chỉ khoảng cách giữa một dải âm thanh với khoảng cách từ đoạn âm thanh lớn nhất đến đoạn âm thanh nhỏ nhất.

- Distortion factor là khái niệm chỉ hệ số biến dạng hài hòa cho biết các tín hiệu đầu ra có chênh lệch là bao nhiêu so với đầu vào. Từ khái niệm này có thể thấy được tỷ lệ phần trăm bị bóp méo của âm thanh.

- Echo là thuật ngữ chỉ tiếng vang có thể nghe được khi âm thanh phản xạ từ nguồn âm thanh bị trì hoãn.

- Fade dùng để chỉ khái niệm thay đổi âm lượng công, tự động hoặc âm lượng chậm.

Khái niệm về thuật ngữ này cũng đã khép lại những ví dụ của chúng tôi về những từ ngữ được sử dụng phổ biến. Tất nhiên, số lượng sẽ không chỉ dừng lại ở đây và bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm qua những tài liệu và sách vở chuyên ngành.

Một số thuật ngữ chuyên ngành âm thanh được sử dụng phổ biến
Một số thuật ngữ chuyên ngành âm thanh được sử dụng phổ biến

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thuật ngữ chuyên ngành âm thanh dành cho bạn, Với những thông tin được đem đến, hy vọng bạn đọc đã có được cho mình những hiểu biết nhất định khi nhắc đến thuật ngữ chung này. Chúc bạn đọc sẽ tìm kiếm được những giá trị hữu ích, luôn có một sức khỏe dồi dào để theo đuổi những lĩnh vực rộng lớn và đừng quên quay lại với topcvai.com để đón đọc chia sẻ hấp dẫn từ những bài viết khác nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: