1. Tầm quan trọng của thuật ngữ viết tắt trong khách sạn như thế nào?
Lĩnh vực khách sạn đang ngày càng trở thành nghề hot thu hút rất nhiều sinh viên theo học và nhiều người đến tìm việc. Khi được làm việc ở trong lĩnh vực này, bạn có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với những người ở nhiều ngành nghề khác nhau. Từ những người có địa vị xã hội thấp đến những người có địa vị xã hội cao, từ ngành nghề này sang ngành nghề khác bạn đều có khả năng được tiếp xúc. Chính vì cơ hội đó, mà làm việc trong lĩnh vực này bạn có cơ hội để mở ra những cơ hội mới hơn.
Để có được một vị trí công việc trong ngành này, bạn cũng phải không ngừng cố gắng và trau dồi những kiến thức, kỹ năng. Ví dụ như lễ tân hay nhân viên phục vụ cũng đều không ngừng học hỏi, đặc biệt là kỹ năng ứng xử, giao tiếp với khách hàng, kỹ năng xử lý các tình huống để đảm bảo cho việc phục vụ khách hàng một cách trọn vẹn nhất.
Nhân viên của khách sạn chắc chắn phải biết đến những thuật ngữ trong lĩnh vực này, để học có thể nắm được thông tin nhiều nhất, trình bày ngắn gọn và đặc biệt hiểu để trình bày với khách hàng của mình.
Chỉ từ những chi tiết nhỏ ấy thôi, khách hàng cũng đã có những đánh giá trong mắt họ rồi. Chẳng hạn, khi là một nhân viên khách sạn mà không thể giải thích cho khách hàng của mình hiểu những thắc mắc về từ viết tắt những món ăn thì khách hàng chắc chắn có ấn tượng không tốt về khách sạn, có thể sinh ra những nghi ngờ không đáng có của khách hàng.
Vì vậy, sự phát triển của một doanh nghiệp, tổ chức cũng phụ thuộc rất nhiều vào những người nhân viên. Công ty, doanh nghiệp sẽ phải đào tạo nhân viên một cách bài bản và nhân viên cũng phải liên tục học tập và trau dồi, một trong số kiến thức đó không thể không nhắc đến những thuật ngữ viết tắt trong khách sạn.
Có những từ ngữ viết tắt nào phổ biến mà có thể học được luôn không? Tất nhiên là có rồi, không chỉ mang lại cho bạn kiến thức mới, những từ này sẽ giúp bạn tăng thêm một lượng từ vựng tiếng Anh không nhỏ, cũng tìm hiểu những nội dung sau đây.
2. Các thuật ngữ viết tắt trong khách sạn được dùng phổ biến
2.1. Từ viết tắt về bữa ăn, thức uống
2.1.1. Thuật ngữ viết tắt về các bữa ăn
- Continental breakfast: bữa ăn sáng đơn giản, thường có vài lát bánh mì, pho mát, mứt, bánh ngọt kiểu Đan Mạch, nước ép hoa quả, trà, cà phê. Kiểu ăn sáng này thường phổ biến tại các khách sạn Châu Âu.
- ABF - American breakfast: đây bữa ăn sáng kiểu Mỹ, gồm: 2 trứng, 1 lát thịt hun khói hoặc có thể là xúc xích, bánh mì lát nướng với bơ, bánh pancake (đây là một loại bánh bột mì mỏng)… nước hoa quả, trà, cà phê.
- Buffet breakfast: bữa sáng tự chọn, thường có từ 20 - 40 món cho khách hàng tự chọn theo sở thích của mình. Hầu hết các khách sạn từ tầm trung tới cao cấp đều phục vụ kiểu ăn sáng này.
- Set breakfast: bữa sáng đơn giản chủ yếu có ở các khách sạn mini chỉ với 1 món hoặc bánh mì ốp la hoặc phở, mì với hoa quả với một chút trà hoặc cà phê.
L - Lunch: bữa ăn trưa
D - Dinner: bữa ăn tối
S - Supper: bữa ăn nhẹ, thường dùng trước khi đi ngủ
2.1.2. Thuật ngữ viết tắt về thức uống
- Soft drinks: các loại nước uống không có cồn
- Free flow soft drink: đây là loại đồ uống nhẹ, không cồn được phục vụ trong các bữa tiệc với bình lớn cho khách tự do lấy suốt bữa tiệc.
2.2. Thuật ngữ viết tắt về các loại phòng, loại giường
2.2.1. Từ viết tắt về các loại phòng
ROH - Run of the house: đây là kiểu phòng khách sạn sẽ sắp xếp bất cứ phòng nào còn trống cho khách dù đó là loại phòng nào. Thông thường hình thức này vẫn áp dụng đối với cả khách đoàn. Ở mỗi khách sạn sẽ có cách đặt tên phòng cũng như phân loại phòng khác nhau. Cũng không có bất cứ quy chuẩn nào cho cách đặt tên các loại phòng này nên bạn cần phải xem xét kỹ loại phòng của từng khách sạn với giá tiền khác nhau.
Thông thường ở khách sạn sẽ gồm các loại phòng cơ bản như sau:
STD - Standard: đây là phòng tiêu chuẩn và thường nhỏ, ở tầng thấp, có hướng nhìn không đẹp, trang bị tối thiểu và giá phòng là thấp nhất.
SUP - Superior: đây là loại phòng cao hơn phòng Standard với sự tiện nghi tương đương STD nhưng có diện tích lớn hơn hoặc hướng nhìn đẹp hơn. Giá phòng này cao hơn STD.
DLX - Deluxe: Loại phòng này cao hơn SUP, thường ở tầng cao, diện tích rộng, hướng nhìn đẹp và trang bị cao cấp. Và chắc chắn cũng có giá cao hơn rồi.
Suite: đây là loại phòng cao cấp nhất và thường có vị trí ở tầng cao nhất với các trang bị và dịch vụ đặc biệt kèm theo. Mỗi phòng Suite sẽ có 1 phòng ngủ, 1 phòng khách, 2 phòng vệ sinh và nhiều ban công hướng đẹp nhất của khách sạn. Ở mỗi khách sạn khác nhau sẽ đặt tên phòng loại này khác nhau để tăng thêm mức độ VIP của phòng, mục đích để bán giá cao hơn như: President (Tổng thống), Royal Suite (Hoàng gia)…
Connecting room: 2 phòng riêng biệt nhưng có cửa thông nhau. Loại phòng này thường dành cho các gia đình.
2.2.2. Từ viết tắt các loại giường
SGL - Single bed room: phòng có 1 giường đơn, dành cho 1 người ở
TWN - Twin bed room: phòng có 2 giường, có thể cho 2 người ở
DBL - Double bed room: phòng có 1 giường lớn 2 người có thể ở chung. Thường dành cho vợ chồng, các cặp đôi.
TRPL - Triple bed room: phòng dành cho 3 người ở, có 3 giường nhỏ hoặc có 1 giường lớn và 1 giường nhỏ.
Extra bed: giường được kê thêm để tạo thành phòng Triple từ phòng TWN hoặc DBL.
2.3. Từ viết tắt thường được dùng về phương tiện di chuyển
SIC - Seat in coach: đây là loại phương tiện vận chuyển khách du lịch, thường chạy theo các tuyến có sẵn, theo hệ thống thuyết minh. Khách du lịch có thể mua vé và lên xe tại một số điểm cố định.
Economy class: đây là vé máy bay thông thường, được đa số người sử dụng, vé được đánh số Y, M, L..
Business class: đây là vé máy bay hạng thương gia trên máy bay.
First class: đây là vé máy bay hạng sang nhất trên máy bay với giá cao nhất.
RT - return: loại vé máy bay khứ hồi
ETA - Estimated time arrival: thời gian đến dự kiến
ETD - Estimated time departure: thời gian khởi hành dự kiến
STD - Scheduled time departure: thời gian khởi hành theo kế hoạch
STA - Scheduled time arrival: thời gian đến theo kế hoạch
3. Một số thuật ngữ tiếng Anh khác dùng trong khách sạn
Advance deposit: tiền đặt cọc
Arrival time: thời gian khách du lịch đến
Arrival list: danh sách khách du lịch đến
Departure list: danh sách khách du lịch trả phòng
Full house: hết phòng, không còn phòng trống
Commissions: tiền hoa hồng
Conference business: dịch vụ kinh doanh hội nghị
Day rate: giá thuê trong ngày
Group plan rate: giá phòng dành cho khách đi theo đoàn
Guest history file: hồ sơ lưu trữ của khách hàng
Block booking: đặt phòng dành cho một nhóm người
Due out: phòng sắp check out
Complimentary rate: phòng có giá ưu đãi
Extra charge: Chi phí trả thêm
Front desk: quầy lễ tân
Occupied (OCC): phòng đang có người sử dụng
Tariff: Bảng giá
Registration form: Phiếu đăng ký đặt phòng
Thật là những kiến thức về tiếng Anh thú vị phải không nào. Mong rằng, với những kiến thức mà topcvai.com đã tổng hợp sẽ mang đến cho bạn nhiều hiểu biết mới về thuật ngữ viết tắt trong khách sạn, đồng thời cũng cho bạn được nhiều vốn từ vựng mới của tiếng Anh.
Tham gia bình luận ngay!