1. Tìm hiểu về tiếng phổ thông
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta sử dụng hình thức ngôn ngữ để thể hiện được suy nghĩ, cũng như ý nghĩa câu nói cho đối phương hiểu. Tuy nhiên mỗi vùng miền, mỗi khu vực khác nhau sẽ luôn có những từ ngữ và cách biểu đạt khác nhau. Chính vì thế mà các khái niệm “ tiếng phổ thông”, “ tiếng địa phương” hay “tiếng dân tộc” ra đời để giúp mọi người nhận biết và phân biệt các dạng ngôn ngữ khác nhau trên cùng một đất nước.
1.1. Khái niệm tiếng phổ thông
Tiếng phổ thông là khái niệm được hiểu như là một hình thức ngôn ngữ phổ quát nhất được dùng cho mọi khu vực trong cả nước mà tất cả mọi đối tượng đều hiểu. Tiếng phổ thông cũng được chọn lọc và đánh giá tiêu chuẩn để làm quốc ngữ, được dùng trong tất cả lĩnh vực trong cũng như cho bất cứ người nước ngoài nào muốn học và tìm hiểu về tiếng Việt.
1.2. Nhận biết tiếng phổ thông
1.2.1. Tiếng phổ thông khác tiếng địa phương như thế nào?
Tiếng phổ thông phân biệt với tiếng địa phương ở chỗ: tiếng phổ thông là dạng ngôn ngữ được thống nhất trên toàn quốc, được lồng ghép vào chương trình giáo dục và sử dụng trong mọi loại văn bản cũng như trong mọi lĩnh vực như công việc, học tập, giao tiếp. Còn tiếng địa phương là dạng ngôn ngữ đặc trưng của vùng miền, chỉ có thể dùng trong giao tiếp và thường được sử dụng bởi những người thuộc vùng miền đó.
Khi đi đến một tỉnh lẻ, hay một địa phương khác chúng ta thường dễ dàng bắt gặp những từ ngữ như “hong”, “nỏ”, “răng”, “rứa”, “tê”, “ni”,...cùng với những cách diễn đạt khác rất lạ tai. Đó chính là những từ ngữ địa phương từ những vùng miền khác nhau. Vì thế khi một người đến một khu vực khác, tiếp cận với những từ ngừ ngữ lạ và cảm thấy khó hiểu hay thường xuyên lẫn lộn ý nghĩa của lời nói là điều vô cùng dễ hiểu.
1.2.2. Tiếng phổ thông và tiếng dân tộc có gì khác nhau
Nước ta có tới 54 dân tộc anh em và có rất nhiều thứ tiếng khác nhau được sử dụng. Tiếng dân tộc khác với tiếng địa phương và tiếng phổ thông ở chỗ: nếu như so với tiếng phổ thông, tiếng địa phương chỉ có số ít những từ ngữ và cách diễn đạt đặc trưng, thì tiếng dân tộc lại gần như khác hoàn toàn với tiếng phổ thông tùy theo khu vực và ngôn ngữ mà dân tộc đó sử dụng. Ví dụ như Tiếng Tày, tiếng Mường, Tiếng Ê Đê,...
Mặc dù khác biệt về ngôn ngữ vùng miền nhưng tiếng phổ thông vẫn là ngôn ngữ chính được sử dụng nên những người thuộc khu vực địa phương hay dân tộc thiểu số vẫn được học và hiểu được tiếng phổ thông kể trả trong giao tiếp hay hành văn.
1.2.3. Ý nghĩa của tiếng phổ thông
Tiếng phổ thông có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống của mỗi cá nhân nói riêng và văn hóa quốc gia dân tộc nói chung. Đóng vai trò là ngôn ngữ chính thống, phổ quát nhất nên tiếng phổ thông là chìa khóa thống nhất mọi cách giao tiếp, biểu đạt, bằng lời nói hay văn bản của một quốc gia. Và nếu như không có tiếng phổ thông thì chúng ta không thể nào thống nhất cũng hiểu trọn vẹn suy nghĩ của đối phương qua lời nói hay câu chữ bởi mỗi khu vực và vùng miền khác nhau đều có những cách diễn đạt và tiếp cận suy nghĩ mang màu sắc đặc trưng của địa phương đó.
2. Tiếng phổ thông trong đời sống
2.1. Trong giao tiếp hàng ngày
Tiếng nói là phương thức cơ bản nhất mà con người dùng để trao đổi những ý nghĩ, cảm xúc. Vậy sẽ như thế nào nếu trong một tình huống bạn là người nói tiếng phổ thông nhưng trong một cuộc họp mặt bạn bè lại có quá nhiều người nói tiếng địa phương của những vùng khác nhau mà bạn không hiểu? Như vậy, đó hẳn sẽ là một cuộc tụ tập vô cùng bối rối vì bạn không hề hiểu những người bạn của mình đang muốn biểu đạt điều gì. Và sẽ ra sao khi họ có thể giao tiếp bằng tiếng địa phương với nhau trong khi bạn vẫn đang bận loay hoay với những từ ngữ rất lạ tai chưa gặp trước đó bao giờ?
Qua tình huống trên có thể dễ dàng nhận ra rằng, việc sử dụng linh hoạt tiếng phổ thông trong đời sống là vô cùng quan trọng. Trong những cuộc gặp gỡ bạn bè hay người quen chúng ta cần phải chú ý sử dụng ngôn ngữ một cách linh động. Bởi vì đôi khi trong cuộc giao tiếp đó, vì một từ ngữ địa phương nào đấy mà đối phương sẽ hiểu sai ý bạn thì thì sao?
2.2. Trong công việc
2.2.1. Sử dụng tiếng phổ thông trong phỏng vấn
Đối với những ai đã từng trải qua phỏng vấn chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với cảm giác tự chuẩn bị cho mình một hình ảnh chỉnh chu nhất để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thế nhưng có nhiều ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm chỉ chú trọng về mặt hồ sơ, tác phong, trang phục mà quên rằng tiếng nói cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những công việc yêu cầu giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ nhiều như: MC, nhân viên chăm sóc khách hàng, giáo viên,...
Trong mỗi cuộc phỏng vấn như vậy thì bạn cần phải sử dụng tiếng phổ thông để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì nếu sử dụng tiếng địa phương, họ có thể sẽ không hiểu những gì bạn đang nói, hoặc họ sẽ hiểu sai ý mà bạn đang muốn biểu đạt. Vì thế, đồng nghĩa với việc bạn sẽ gây ấn tượng không tốt và bị loại ngay từ vòng đầu. Không chỉ có vậy, cho dù nhà tuyển dụng có hiểu được ý bạn, thì tỷ lệ bạn qua vòng phỏng vấn cũng rất thấp vì, họ sẽ đánh giá tính chuyên nghiệp của bạn không cao, và không thể đáp ứng được yêu cầu công việc nếu công việc đó có tính chất đặc thù về ngôn ngữ.
2.2.2. Sử dụng tiếng phổ thông trong giao tiếp với khách hàng
Nếu công việc của bạn có tính chất đặc thù yêu cầu phải tiếp cận và giao tiếp với khách hàng mỗi ngày thì đây chính là lúc bạn thể hiện năng lực cũng như thái độ chuyên nghiệp của bản thân trong quá trình làm việc. Khách hàng là đối tượng nhạy cảm đặc biệt là những công việc yêu cầu thương lượng và thuyết phục. Bạn không thể có một cuộc giao tiếp hiệu quả với khách hàng nếu bạn nói giọng địa phương và đối phương không thể hiểu ý nghĩ bạn muốn biểu đạt là gì. Đừng làm thế nhé vì nó sẽ là sai sót “ chết người ” khiến ban bị sa thải ngay đấy.
Trường hợp gặp khách hàng là đồng hương và bạn muốn gây ấn tượng tốt bằng cách giao tiếp bằng tiếng địa phương cũng không nên. Vì đó không phải là sự chuyên nghiệp và nếu bạn gặp phải khách hàng khó tính thì có thể sẽ đem lại kết quả ngược với mong đợi đó.
2.2.3. Sử dụng tiếng phổ thông trong môi trường công sở
Môi trường công sở thường sẽ có rất nhiều người và họ đến từ nhiều địa phương khác nhau. Tuy vậy, tùy vào tình huống mà trong một môi trường chuyên nghiệp như vậy thì bạn sử dụng tiếng phổ thông để giao tiếp vớimọi người. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tiếng địa phương để giao tiếp với đồng nghiệp là đồng hương của mình ngoài giờ hành chính. Thế nhưng trong quá trình làm việc hoặc những cuộc họp nội bộ, việc sử dụng tiếng dân tộc hoặc tiếng địa phương sẽ là một điểm trừ rất lớn trong tính chuyên nghiệp của bạn đấy.
2.3. Trong môi trường giao dục
2.3.1. Tiếng phổ thông đối với sự phát triển của trẻ em
Tiếng phổ thông là ngôn ngữ duy nhất được dùng trong chương trình giảng dạy. Thế nên tất cả trẻ em đều được tiếp cận và học cách sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả ngay trong đời sống hàng ngày. Vậy nhưng ở những khu vực địa phương, những trẻ em đang chập chững học chữ vẫn thường quen sử dụng tiếng địa phương trong hành văn. Chính vì thế mà nhà trường và cha mẹ hãy chú ý chỉnh chữ cho các bé vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến thói quen hành văn sau này của con trẻ.
2.3.2. Tiếng phổ thông trong môi trường học tập
Vấn đề về tiếng phổ thông trong môi trường học tập từng là một chủ đề được mọi người quan tâm khá nhiều khi trong một ngôi trường có nhiều thuộc các địa phương hoặc các dân tộc khác nhau cùng học. Ở trong môi trường như vậy, việc giao tiếp giữa các học sinh với nhau cũng như giữa giáo viên với học sinh luôn gặp ít nhiều trở ngại. Chính vì vậy mà tiếp phổ thông sẽ là chìa khóa để giúp tất cả mọi người giao tiếp với nhau một cách dễ dàng, đối với cá nhân các bạn học sinh dân tộc nói riêng cũng như các học sinh nói chung sẽ dễ dàng kết bạn và hòa đồng, cởi mở hơn trong môi trường học tập.
Vừa rồi là một vài chia sẻ cơ bản về tiếng phổ thông là gì. Hiểu hơn về ngôn ngữ chính là bước nền để bạn phát huy và linh hoạt hơn trong công việc và đời sống hàng ngày. Vì thế, hi vọng qua bài viết này bạn đã có thêm cho mình những thông tin và kiến thức bổ ích về vai trò cũng như những tình huống cần sử dụng linh hoạt tiếng phổ thông nhé.
Tham gia bình luận ngay!