1. Khái quát, định nghĩa về tiểu thương là gì?
Để hiểu rõ tiểu thương là gì thì chúng ta sẽ phân tích một vài thông tin cơ bản để thực sự hiểu rõ bản chất của tiểu thương là gì?
Hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào thuộc đơn vị sản xuất – kinh doanh thì đều cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh, với bất kể loại hình doanh nghiệp nào thì cũng cần phải đăng ký, trong đó khu vực/bộ phận các tiểu thương là một trong những bộ phận bên trong.
Theo đó, chúng ta có thể định nghĩa về tiểu thương hay khu vực tiểu thương như sau: Tiểu thương/khu vực tiểu thương chính là những cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động một cách độc lập, thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định và không có sự phân biệt đối với các thành phần kinh tế. Đồng thời đáp ứng về mặt quy mô tuân thủ đúng với các tiêu chí đã được quy định với từng ngành nghề trong các thời kỳ phát triển của kinh tế.
Hay chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn, bằng cách hiểu truyền miệng như sau :Tiểu thương hay còn được gọi là những người/hộ kinh doanh buôn bán quy mô nhỏ lẻ, đó có thể là những người đang bán hàng rong, hoặc cũng có thể là những con buôn, những người lái buôn, thương lái.
Xem thêm: Việc làm kế toán sản xuất
2. Phân tích những đặc điểm của tiểu thương
Nhắc tới tiểu thương thì chúng ta thường hình dung tới những đặc điểm nổi bật như: quy mô của tiểu thương nhỏ, rời rạc, trình độ của tiểu thương cũng thấp, vốn cũng không cao, thời gian để hoàn vốn nhanh chóng, chi phí trong sản xuất cao dẫn tới giá thành cho mỗi sản phẩm cũng cao hơn.
Bên cạnh đó, các sản phẩm của tiểu thương cung cấp không thể đáp ứng cho những nhu cầu mang quy mô rộng, nhưng lại có thể dễ dàng đáp ứng được cho các nhu cầu mang tính chất đặc thù.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, những đặc điểm này chỉ là bề nổi cơ bản nhất mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Ngoài những đặc điểm đó thì tiểu thương còn có những đặc điểm mang tính chất đặc thù khác mà chúng ta nên khai thác.
- Qúa trình phát triển của tiểu thương thường có nhiều biến động, có lúc lên lúc xuống liên tục, nhất là cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường. Các tiểu thương nằm ngoài khu vực quốc doanh còn thiếu nhiều về kiến thức kinh doanh.
- Xét về mặt sở hữu thì các tiểu thương thuộc sở hữu của Nhà nước có tới hơn 4000, các tiểu thương thuộc sở hữu của tư nhân có hơn 17.000 doanh nghiệp và chiếm số lượng lớn nhất lên tới hơn 1.8 triệu theo hộ kinh tế (Theo Nghị định số 66/HĐBT).
- Xét về loại hình, hình thức thì tiểu thương có thể tồn tại ở các hình thức: DN Nhà nước, DNTN, Công ty TNHH, Công ty CP, các hộ kinh doanh cá thể.
- Xét về quản lý, các tiểu thương bị hạn chế về trình độ quản lý kinh tế của mình do họ còn thiếu nhiều kiến thức về lĩnh vực kinh doanh, QTKD, thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu kinh nghiệm...
- Các tiểu thương trên cả nước có sự phân bố không đều, tiểu thương tập trung nhiều ở các thành phố, các trung tâm thành phố, thưa thớt ở các tỉnh thành lẻ. Cùng với đó các ngành nghề cần ít vốn và có thể thu hồi vốn nhanh thì tập trung nhiều tiểu thương.
- Cơ chế chính sách với các tiểu thương còn thiếu tính đồng bộ, về nguồn lực từ Nhà nước cũng có phần hạn chế.
Xem thêm: Việc làm bán hàng
3. Những vai trò cơ bản của tiểu thương đối với nền kinh tế nước ta
Tiêu thương là lực lượng kinh tế có sự phát triển không đồng đều, không có sự nhất quán và khả năng quản lý thấp, thế nhưng nền kinh tế nước ta muốn phát triển thì lại không thể thiếu được lực lượng này trong cơ cấu nền kinh tế.
Ngay sau đây, topcvai.com sẽ nêu rõ những vai trò của tiểu thương trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
- Các tiểu thương có thể mạnh về lực lượng, các cơ sở kinh doanh của tiểu thương cũng xuất hiện ngày càng nhiều và phát triển theo hướng đi lên.
- Các tiểu thương đóng góp phần lớn trong sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế xã hội. Thu nhập quốc dân được gia tăng một cách nhanh chóng, chiếm bình quân khoảng xấp xỉ 50% GDP tại mỗi quốc gia. Tại Việt Nam thì khu vực tiểu thương chiếm khoảng 24% GDP trên cả nước.
- Các tiểu theo có khả năng giải quyết tốt vấn đề việc làm, một trong những vấn đề nan giải nhất của các quốc gia trên toàn thế giới. Hỗ trợ trong việc tăng mạnh nguồn thu nhập, xóa đói, giảm tình hình nghèo đói trong bộ phận người lao động. Khả năng giải quyết việc làm của khu vực tiểu thương lên tới từ 50% cho tới 80% những đối tượng lao động khác. Mức độ thu hút nguồn lao động của các doanh nghiệp cũng rất lớn.
- Tiểu thương góp phần giúp cho cơ chế kinh tế thị trường trở nên năng động hơn rất nhiều. Sự kết hợp giữa chuyên môn hóa, đa dạng hóa, sự linh hoạt và tính chất mềm dẻo trong các hình thức kinh doanh, làm ăn buôn bán khiến cho các lĩnh vực mà tiểu thương thực hiện có sự phát triển mạnh mẽ.
- Tiểu thương có thể thu hút được nguồn lực là vốn từ người dân một cách nhanh, hiệu quả, đặc biệt là những khoản tiền nhàn rỗi của người dân.
- Tiểu thương đóng vai trò quan trọng trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, nhất là sự chuyển dịch diễn ra mạnh mẽ tại các khu vực nông thôn, tác động mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển, tăng tỷ trọng đối với các khu vực công nghiệp và dịch vụ.
- Tiểu thương góp phần lớn trong việc đẩy nhanh và mạnh quá trình đô thị hóa theo dạng phi tập trung, khu vực tiểu thương cũng chính là nơi để giúp cho những tài năng kinh doanh có thể phát triển nhanh, bền vững và mạnh hơn trong tương lai, khi mà nền kinh tế đang phát triển theo hướng tích cực.
- Vai trò của tiểu thương là các chợ truyền thống
- Chợ truyền thống là nơi tập kết cung cấp rất nhiều nhu yếu phẩm cũng là nơi trao đổi buôn bán chính của các vùng nông thôn. Ở thành phố chợ cũng là nơi làm việc trao đổi buôn bán bởi các tiểu thương từ nông thôn lên là chính. Chính vì vậy nên hiện nay thành phố cũng như nông thôn đã đẩy mạng công tác cải tạo chợ, xây chợ quy hoạch để đảm bảo vệ sinh
- Chợ là nơi người lao động được tự quyết cách buôn bán để phù hợp với thị trường. Nhu cầu mua bán hàng hóa ở chợ luôn tăng và ổn định vì tiện lợi, dễ mua dễ bán. Bên cạnh đó nhu cầu việc làm cũng tăng theo do một số quy hoạch ruộng đất
- Chợ cũng là bộ mặt kinh tế xã hội phản ánh tốc độ phát triển của từng vùng, nhìn vào văn hóa có thể đánh giá được chất lượng cuộc sống của người dân vùng đó.
Đó chính là những vai trò độc đáo mà các tiểu thương mang lại cho sự phát triển của nền kinh tế trên cả nước nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Vai trò của tiểu thương vô cùng lớn, do đó bất kể là đất nước nào cũng cần phải có sự chú trọng vào các mô hình phát triển khu vực tiểu thương.
Trên đây là những thông tin giải thích ý nghĩa của tiểu thương là gì, đồng thời giúp các bạn hiểu rõ bản chất, những đặc điểm, những vai trò quan trọng của tiểu thương đối với sự phát triển của nền kinh tế. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ từ topcvai.com sẽ mang đến cái nhìn đa chiều, bao quát một cách tốt nhất cho độc giả và website cũng mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý độc giả để có thể hoàn thiện và mang tới những thông tin hữu ích nhất.
Tham gia bình luận ngay!