1. Trắc đạc là gì?
Trắc đạc là quá trình phân tích và ghi lại các đặc điểm của khoảng diện tích đất để giúp thiết kế quy hoạch hoặc bản đồ phục vụ xây dựng.
Trắc đạc liên quan đến việc thực hiện các phép đo về khoảng cách và góc. Các nhà khảo sát sử dụng các phép đo này để tính toán vị trí của các đối tượng trong không gian 3 chiều so với một điểm đã biết trước. Ngoài việc sử dụng các dụng cụ để khảo sát và đo đạc thì người khảo sát trắc địa cũng phải có kỹ năng tính toán và vận dụng các định luật, định lý toán học vào quá trình đo đạc bao gồm việc xây dựng các bản đồ, mặt cắt và sơ đồ để ghi lại các dữ liệu liên quan đến trắc đạc.
Hay nói đúng hơn trắc đạc và một phạm trù thuộc lĩnh vực trắc địa.
Trắc đạc có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với các dự án và công trình xây dựng. Nếu không có trắc đạc thì các dự án kỹ thuật lớn sẽ không thể thực hiện được. Các công trình công cộng như đường sắt, đường cao tốc, hệ thống kênh đào và các toà nhà cao chọc trời đều là thành tựu góp mặt của trắc đạc. Mặc dù các công trình nhỏ có thể không cần đến trắc đạc nhưng những công trình lớn thì đây lại là yếu tố bắt buộc.
Bất kỳ một công trình nào khi được tiến hành thì đều cần trắc đạc để đảm bảo độ chính xác và tin cậy.
Xem thêm: Danh sách việc làm ngành trắc địa
2. Làm trắc đạc là làm những công việc gì?
- Di chuyển đến khu vực và địa điểm để thực hiện việc đo đạc địa chất và kỹ thuật.
- Đo khoảng cách và góc trên mặt đất (bất động sản) hoặc phần đất dùng để thiết lập ranh giới pháp lý.
- Sử dụng thiết bị chuyên dụng để đo đạc bao gồm việc đo khoảng cách và GPS, thiết bị hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đo ranh giới và đường đồng mức. Đây đều là những công việc cơ bản nhất của dân trắc địa.
- Thực hiện các phép tính toán học để xác định và xác nhận các phép đo khảo sát trắc đạc.
- Đánh dấu và phân định rạch ròi ranh giới và các điểm tham chiếu trên một tài sản hoặc một phần đất.
- Nghiên cứu và tư vấn bản đồ và trắc đạc là các vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản và khu đất mà họ dùng để đo đạc.
- Phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng kế hoạch, bản đồ biểu đồ, biểu mẫu và các phần mềm như chương trình AutoCAD và GIS.
- Trình bày dữ liệu cho khách hàng và chuẩn bị báo cáo chi tiết về ranh giới pháp lý và các thông tin liên quan khác.
- Hợp tác và làm việc với các đơn vị quản lý dự án, đội xây dựng và các cơ quan chính phủ khi cần thiết.
Đọc thêm: Kỹ sư trắc địa làm gì ? Nhiệm vụ và yêu cầu của kỹ sư trắc địa
3. Ý nghĩa của trắc đạc
Các kiến thức về khảo sát và trắc đạc là rất có lợi trong các giai đoạn và quy trình kỹ thuật. Trắc đạc có tầm quan trọng đặc biệt trong bất cứ một dự án kỹ thuật nào.
- Điều cần thiết đầu tiên đó là nó có ý nghĩa trong việc chuẩn bị phương án và mặt cắt của khu vực trắc đạc. Từ bản đồ và mặt cắt đó có thể tính toán các hướng tuyến tốt nhất có thể, khối lượng đào đắp và chi tiết cần thiết cho tùy chỉnh và tính chất của dự án.
- Việc lập kế hoạch và thiết kế các dự án xây dựng dân dụng như đường sắt, cao tốc, công trình thoát nước, đường hầm, đường thuỷ, hồ chứa đều được dựa trên các phép đo trắc đạc.
- Trong quá trình đo đạc đất đai và tính toán xác định ranh giới rất cần thiết đến sự đo đạc và trắc đạc.
- Tính khả thi của dự án về mặt kinh tế và kỹ thuật là một điều hết sức cần thiết để xác định một cách chính xác.
- Việc thực hiện đo đạc và lập bản đồ là đòi hỏi cần thiết cho các công trình lớn nhằm đảm bảo về thông số kỹ thuật và độ chính xác đến từng milimet.
4. Kinh nghiệm và kỹ năng cần có của ngành trắc đạc
- Sử dụng thành thạo các công cụ đo lường và thông số kỹ thuật của từng loại thiết bị trắc đạc khác nhau.
- Khả năng thực hiện nhuần nhuyễn các phép đo đạc và cách thức báo cáo kết quả dữ liệu đo đạc từ khâu bản đồ, đến giám sát công trình và khi hoàn tất các công trình xây dựng.
- Khả năng tính toán và xử lý các số liệu toán học.
- tư duy và hiểu rõ về bản chất của vấn đề cũng như có khả năng diễn giải các thông số cho người khác hiểu.
- Khả năng sử dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình phân tích các số liệu đồng thời giải quyết nhanh chóng và xử lý vấn đề phát sinh một cách linh hoạt.
- Có sự tỉ mỉ và chú ý đến từng chi tiết cũng như phân tích các số liệu nhỏ nhất đến lớn nhất.
- Tổ chức, sắp xếp và quản lý thời gian một cách linh hoạt, đảm bảo giờ giấc làm việc và các cuộc họp dự án quan trọng.
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc linh hoạt làm việc theo nhóm.
- Ứng dụng các quy trình và tiêu chuẩn của trắc đạc vào hoạt động xây dựng và nghiên cứu kỹ thuật của trắc đạc.
Công việc trắc đạc kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc ngoài trời vô cùng linh hoạt. Bạn sẽ phải đến khu vực công trường hoặc địa điểm làm việc xa nhà, xa cơ quan trong thời gian dài. Tuỳ thuộc vào cách thức vận hành của công việc và mảnh đất trắc đạc đó mà bạn cần phải làm việc theo ca hoặc làm ngoài giờ.
Quy trình phát triển của nghề trắc đạc này tuân theo các bước sau đây. Bắt đầu với tư cách là học viên hoặc thực tập sinh sau đó lên trắc đạc viên cơ sở và trở thành trợ lý trắc đạc trong vòng khoảng 2 năm. Sau đó bạn sẽ được lên chức trắc đạc viên cao cấp và dẫn đầu đội nhóm hoặc đứng ra quản lsy trực tiếp dự án.
Xem thêm: Danh sách việc làm IT phần mềm
5. Cơ hội nghề nghiệp trắc đạc
Nghề trắc đạc và những chuyên ngành liên quan đến trắc địa hiện nay đang là một trong những công việc hot. Bởi lẽ việc sử dụng và xây dựng các công trình kiến trúc và kiến thiến cho nội thất chưa bao giờ có xu hướng giảm. Đặc biệt là trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá đất nước, các mô hình khu công nghiệp tập trung và các tòa nhà cao tầng ngày càng mọc lên nhiều như nấm và có ảnh hưởng sâu sắc đến công việc của trắc đạc.
Chính vì vậy, sinh viên mới ra trường hoàn toàn có cơ hội việc làm trong ngành xây dựng, khảo sát công trình và thí nghiệm điểm xây dựng quy hoạch. Với những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành về trắc đạc bạn cũng hoàn toàn có thể làm việc trong môi trường của công tác quản lý đất đai, quy hoạch khu đô thị, khảo sát địa chính và xây dựng cầu đường.
Những cơ hội nghề nghiệp này rất phù hợp dành cho sinh viên các trường xây dựng và chuyên ngành về trắc địa tại Việt Nam.
Như vậy thông qua những gì mà chúng tôi đã chia sẻ về nghề trắc đạc, yêu cầu công việc và những cơ hội nghề nghiệp rộng mở của ngành này sẽ đem đến cho bạn những định hướng và cái nhìn tổng quan nhất về nghề trắc đạc. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể tìm hiểu thêm về các ngành nghề liên quan đến trắc đạc.
Tham gia bình luận ngay!