1. Bí ẩn đằng sau cái tên Trade marketing
1.1. Trade marketing chỉ là tiếp thị thương mại?
Nếu dịch ra theo định nghĩa “word by word” thì có thể cắt nghĩa Trade marketing ra làm hai phần: trade và marketing
Trade về bản chất là chỉ hoạt động mua bán giữa con người, giữa các công ty với nhau.
Trong khi đó, marketing có thể hiểu theo nghĩa phổ thông là tiếp thị. Bao gồm các hoạt động như quảng cáo, PR, giới thiệu sản phẩm của bản thân tới đối tượng muốn nhắm đến.
Vì vậy, đối với những người chưa từng nghe ra định nghĩa đúng hoặc chưa từng tiếp xúc với hoạt động Trade marketing dễ sinh ra lầm tưởng rằng: Trade marketing chỉ là hoạt động mua bán nhờ việc tiếp thị và quảng cáo thông thường.
1.2. Bộ mặt thật của Trade marketing là gì?
Phải thừa nhận rằng, Trade marketing đúng là hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa nhờ việc tiếp thị nhưng điều đó là chưa đủ cho cái tên đem lại doanh thu khổng lồ, mang về “con cá lớn” cho công ty lên đến 70% doanh thu.
Vậy Trade marketing thực sự là gì? Thực chất Trade marketing đó là một chuỗi các hoạt động nhằm hướng tới mục đích đó là thương mại hóa các chiến lược marketing, khiến marketing mang tính thương mại hóa. Nói một cách đơn giản thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ đầu tư ngân sách vào các chiến dịch marketing để shopper – đối tượng mua hàng tại điểm bán và customer – đối tượng cuối cùng sử dụng dịch vụ cũng như hàng hóa thấu hiểu lẫn nhau, từ đó gia tăng doang thu, lợi nhuận của các sản phẩm muốn bán ngay trên thị trường.
Đặc biệt, Trade marketing thường tập trung vào đối tượng Shopper để khiến cho nhãn hàng có thể “chiến thắng tại điểm bán”.
1.3. Người anh em của Trade marketing dễ nhận nhầm – Brand marketing
Brand marketing là một chuỗi các hoạt động hướng tới customer nhiều hơn, những hoạt động đó bao gồm: truyền thông tiếp thị số, quảng cáo PR nhằm mục đích nắm gọn trong lòng bàn tay tâm lý người tiêu dùng (Win in mind).
Trong khi đó, Trade marketing sẽ hướng mũi tên tới mục tiêu là các shopper nhằm đạt doanh số cao nhất, thắng lời tại điểm mua hàng (Win in store).
Một ví dụ đơn giản giúp hiểu rõ hơn về customer và shopper để qua đó bạn có thể phân biệt được Brand marketing và Trade marketing, hiểu được ý nghĩa thực sự của Trade marketing.
Ví dụ: Trong hoàn cảnh một bạn nam mua quà trong siêu thị tặn bạn nữ thì shopper ở đây chính là bạn nam – người mua hàng và người tiêu dùng cuối cùng (customer) là bạn nữ. Một chuỗi các hoạt động như: trưng bày tại điểm bán, giới thiệu,… của siêu thị đó chính là một trong số các hoạt động kết nối mà Trade marketing cần thực hiện.
2. Vai trò và nhiệm vụ quan trọng của Trade marketing
2.1. Trade marketing hai từ nhưng vai trò to lớn
Như đã đề cập ở trên, vai trò của Trade marketing có thể hiểu một cách đơn giản đó là chiến thắng tại điểm bán để từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp từ những sản phẩm bán được trên thị trường.
2.2. Nhiệm vụ cần làm trong Trade marketing
Trade marketing muốn dành chiến thắng tại điểm bán thì cơ bản phải đảm bảo được 4 nhiệm vụ sau:
Đầu tiên là phát triển kênh phân phối qua những việc như là thực hiện các chiến dịch giảm giá, chiết khấu thương mại (Trade discount). Tạo động lực nhập hàng và tạo khách hàng trung thành chính là các Shopper qua việc tổ chức sự kiện, khen thưởng, tri ân, giảm giá nếu lượng nhập hàng lớn.
Nhiệm vụ thứ hai đó là phát triển ngành hàng thông qua việc tăng độ phủ của ngành hàng tới các kênh phân phối, sử dụng chiến lược về giá, kích nhu cầu dùng thử sản phẩm tới việc ưng ý và chấp nhận nhập những mặt hàng có giá cao dần theo thời gian tại các kênh phân phối.
Nhiệm vụ thứ ba đó là kích hoạt tại điểm bán (POP activation) qua các việc trưng bày sản phẩm, khuyến mãi nhằm thu hút sự chú ý của người mua hàng.
Nhiệm vụ cuối cùng đó là gia tăng tương tác với đội ngũ bán hàng qua các công việc như tạo động lực cho bộ phận sale làm việc mạnh mẽ hơn, đặt mục tiêu và kế hoạch dự báo cho các mục tiêu đó.
Qua bài viết tìm hiểu về Trade marketing là gì và có một tầm quan trọng lớn trong doanh nghiệp, bạn đã có thêm được một trong số những kiến thức quan trọng để đối mặt với lĩnh vực mới nhưng đầy hấp dẫn này. Vậy thì còn chờ gì mà không tìm hiểu thêm thật nhiều kiến thức về nghề nghiệp trong các bài viết của chúng tôi.
Tham gia bình luận ngay!