Cách viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc chuẩn nhất!

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2020-10-14 19:15:23

Cùng với CV, đơn xin việc được ví là khúc dạo đầu, là thứ vũ khí lợi hại giúp nhà ứng viên săn tìm cho mình một vị trí công việc mơ ước bởi độ lý lẽ, dẫn chứng và lập luận thuyết phục. Một trong những thành tố quan trọng làm nên thành công của đơn xin việc chính là trình độ chuyên môn. Vậy viết trình độ chuyên môn thế nào trong đơn xin việc? và cần lưu ý gì? Chúng ta hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có một cái nhìn cụ thể nhất nhé. 

1. Trình độ chuyên môn là gì? Vai trò của trình độ chuyên môn trong đơn xin việc?

 Trình độ chuyên môn là gì?
 Trình độ chuyên môn là gì?

 Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn là những khái niệm cực kỳ quen thuộc trong rất nhiều văn bản hành chính không riêng gì tài liệu để săn tìm một công việc mơ ước như đơn xin việc. Tuy nhiên, trong hàng tá những cách hiểu khác nhau về cụm từ này, đến nay, trình độ chuyên môn trong đơn xin việc là gì và ghi như thế nào hay trình độ học vấn có giống trình độ chuyên môn không là câu hỏi của không ít người, đặc biệt là những “ma mới” lần đầu tiên tiếp cận với đơn xin việc.

 Thực chất, trình độ chuyên môn được hiểu cơ bản là thông tin cho biết được năng lực về giáo dục cao nhất của ứng viên trong thời điểm viết vào đơn xin việc hay những tài liệu nào khác, dễ dàng có thể kể đến như Phó giáo sư tiến sĩ, tiến sĩ, cử nhân đại học. Đôi khi, trong các tài liệu, trình độ chuyên môn được dùng thay bằng cụm từ thông dụng hơn là “trình độ học vấn”.

Thông qua trình độ chuyên môn, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy được năng lực, kiến thức mà ứng viên của mình có thật sự phù hợp với vị trí công việc mà công ty đang tuyển dụng hay không. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa là hai khái niệm không giống nhau. Nếu như trình độ chuyên môn thường dùng trong những tài liệu hành chính và ám chỉ trình độ học vấn bậc cao trở lên như cử nhân đại học, tiến sĩ, thạc sĩ...thì cụm từ trình độ học vấn chỉ thông dụng với tài liệu kê khai của các vị trí lao động phổ thông, tối đa là 12/12. 

Trình độ chuyên môn trong đơn xin việc quan trọng như thế nào?
Trình độ chuyên môn trong đơn xin việc quan trọng như thế nào?

Vậy cụ thể, viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc có tác dụng gì vậy?

Khác với nội dung như chứng chỉ, hoạt động tham gia đến sở thích cá nhân thì trình độ chuyên môn được xem là phần nội dung bắt buộc xuất hiện trong đơn xin việc. Cùng với kinh nghiệm, chuyên môn chính là điểm nhìn quan trọng của nhà tuyển dụng để họ đưa ra quyết định chiêu mộ ứng viên. Nếu bạn để ý, trong các bản tin tuyển dụng các vị trí văn phòng đến công nghệ cao, không thể nào thiếu đi yêu cầu về trình độ học vấn. Trong đơn xin việc, việc trình bày các thông tin về trình độ chuyên môn thật cụ thể thực chất là bước mà ứng viên mô phỏng lại yêu cầu cơ bản nhất của nhà tuyển dụng cho vị trí công việc cũng đồng thời để khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột rằng, “không ai khác, chính tôi mới là vị trí mà công ty đang cần. 

Với sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức và nhu cầu tuyển dụng mạnh mẽ các vị trí có hàm lượng chuyên môn cao thì ghi trình độ chuyên môn như thế nào có hấp dẫn, trúng và đúng tâm lý của nhà tuyển dụng là một câu hỏi lớn hút sự quan tâm của đông đảo người tìm việc.

2. Viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc viết như thế nào? 

Viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc viết như thế nào?
Viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc viết như thế nào? 

2.1. Vị trí đặt trình độ chuyên môn trong đơn xin việc

Nội dung được trình bày thành khối là đặc trưng tiêu biểu nhất của đơn xin việc để khu biệt với CV. Trong bố cục chia làm 3 phần chính của đơn xin việc bao gồm mở đầu, nội dung và kết thì trình độ chuyên môn được các chuyên gia khuyên rằng, vị trí thích hợp nhất để đặt trình độ chuyên môn là đầu phần nội dung chính của đơn xin việc. 

Đối với một tài liệu ngắn gọn và yêu cầu tính súc tích cao như đơn xin việc cao, thì trình độ chuyên môn chỉ chiếm dung lượng tối đa khoảng một đến hai câu, có tác dụng là như một lời để đưa nhà tuyển dụng đi sâu vào khám phá những thông tin liên quan trực tiếp đến công việc khác như kinh nghiệm đã tích lũy trong quá khứ. 

2.2. Cách viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc chuẩn nhất!

Vì trình độ chuyên môn phản ánh những thông tin học vấn từ trung học phổ thông trở lên, do đó, trong đơn xin việc bạn hãy đề cập đến những điểm về học vấn nổi bật nhất của mình. 

 Vị trí đặt trình độ chuyên môn trong đơn xin việc
 Vị trí đặt trình độ chuyên môn trong đơn xin việc*

Nội dung được ghi nhận tương tự CV tuy nhiên, điểm khác biệt của nó nằm ở chỗ những thông tin học vấn được trình bày thành câu, không bị tách dòng hay ngắt quãng.

 Trình độ chuyên môn trong đơn xin việc là tấm gương phản chiếu cho quá trình trau dồi và học tập nghiêm túc trên giảng đường đại học mà được nhà tuyển dụng rất chuộng, đồng thời tạo ra một sức cạnh tranh lớn với nhiều ưng viên, có cùng chỉ số kỹ năng hay mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn ôm nguyên cả hoạt động học tập, rèn luyện trong 4 năm đại học vào đơn xin việc mà cần biết chọn lọc. 

Trong đơn xin việc có 3 nội dung chính cần làm nổi bật khi đề cập đến trình độ chuyên môn bao gồm Trường cao đẳng, đại học đã hoặc đang theo học, thời gian hoàn thành khóa học, năm tốt nghiệp và chuyên ngành. Nhưng thay vì áp dụng nguyên mẫu cách ghi trong CV, trong thư xin việc  bạn nên biến những gạch đầu dòng về trình độ chuyên môn thành câu có nghĩa.

Nếu là sinh viên của trường Kinh tế quốc dân và đang ứng tuyển cho vị trí Trưởng phòng kinh doanh của công ty X, phần nội dung trình độ chuyên môn của bạn nên được mở đầu bằng : Tôi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành quản lý kinh tế tại Đại học kinh tế Quốc dân vào tháng 6/2019. 

Viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc cần chú ý gì?
Viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc cần chú ý gì?

Câu này nhằm mục đích thông báo, vừa là ý mở đầu để “dẫn dụ người đọc” khai phá thêm những thông tin liên quan tiếp theo.

 Ngay sau khi “dẫn” nhà tuyển dụng vào “mê cung” của những tin được xâu chuỗi lẫn nhau, nội dung cần đề cập tiếp theo trong trình độ chuyên môn là thông tin móc nối giữa trình độ chuyên môn nối với kinh nghiệm thực tiễn. Đây là một mẹo viết rất hay, dễ lôi kéo được sức chú ý của nhà tuyển dụng bởi tính liên kết thuyết phục. 

Đây đồng thời là chiêu “đòn bẩy”để ứng viên có thể thể hiện rõ được kinh nghiệm của mình và tạo ấn tượng sâu với nhà tuyển dụng. Các bạn có thể viết: Sau ngày tốt nghiệp, vào khoảng tháng 9/2019 đến tháng 8/2020, tôi đảm nhiệm vị trí nhân viên kinh doanh cho công ty LT Pay.

Rõ ràng, để tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ nhất và hiệu quả nhất, bạn có  thể cân nhắc và lựa chọn cho mình một văn bằng nào cao nhất, có giá trị nhất với bạn, đặc biệt là liên quan trực tiếp đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển trong trường hợp, bạn có nhiều hơn hai trình độ chuyên môn khác nhau. Đối với những trình độ chuyên môn như cùng một chuyên ngành hoặc nhiều hơn một chuyên ngành những có mối quan hệ khăng khít với nhau, hoặc được đào tạo ở những địa chỉ khác nhau, bạn có dẫn đầy đủ vào trong đơn xin việc. Điều này, tạo ra một lợi thế cạnh tranh rất cao trong quá trình lọc hồ sơ của nhà tuyển dụng. 

Vai trò của trình độ chuyên môn trong đơn xin việc?
Vai trò của trình độ chuyên môn trong đơn xin việc?

Dĩ nhiên, lợi thế đặc biệt khi xét trên trình độ chuyên môn, bao giờ một cá nhân tốt nghiệp từ một ngôi trường danh tiếng, có điểm GPA cao hoặc học từ nước ngoài, đều có một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ đối với những ứng viên còn lại. Để bạn có thể hình dung rõ ràng, vị trí nằm của trình độ chuyên môn trong đơn xin việc bạn có thể tham khảo cụ thể phiên bản đầy đủ dưới đây. 

“ Tôi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh tế Quốc dân từ tháng 6/2019. Ngay khi tốt nghiệp, từ tháng 7/2019, tôi đảm nhiệm vị trí nhân viên xuất nhập cho công ty LT pay. Tại đây, tôi đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân mình…” Sau đó,trình bày tiếp kinh nghiệm. 

3. Một số lưu ý khi viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc 

3.1. Đảm bảo độ trung thực 

Một số lưu ý khi viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc
Một số lưu ý khi viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc 

Như đã nhấn mạnh, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm chính là hai nội dung quan trọng nhất giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định chính xác rằng, đâu là gương mặt thực sự phù hợp với công ty mà họ đang tuyển dụng. Với lý do này ở một số vị trí cạnh tranh cao, không ít ứng viên mắc sai lầm là trình bày chuyên môn thiếu trung thực. Trên thực tế, với một trình độ chuyên môn tốt hơn sẽ gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng, tuy nhiên, việc ghi thiếu trung thực sẽ đánh trượt hồ sơ của bạn ngay lập tức vì không một công ty nào đồng ý chiêu mộ một nhân viên mà ngay trong bước đầu đã dối trá. Trung thực là yêu cầu đầu tiên khi viết trình độ chuyên môn nói riêng cũng như tổng quát nội dung của đơn xin việc. 

3.2. Thể hiện nhầm nội dung 

Một lỗi cực kỳ phổ biến của những bạn sinh viên mới ra trường hay không có kinh nghiệm viết đơn xin việc ghi trên những mẫu có sẵn là nhầm lẫn giữa hai khái niệm trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa. Từ sự nhầm nhọt này có thể dẫn đến sự khó khăn và thiếu thuyết phục trong lập lập luận khi ứng viên mong muốn dùng chiêu đòn bẩy cho kinh nghiệm bên dưới. Hãy ghi nhớ rằng, trình độ văn hóa chỉ áp dụng cho loại đơn xin việc cho lao động phổ thông. Trong khi đó, trình độ chuyên môn đề cập đến đơn xin việc dành cho đối tượng sắp sửa hoặc đã tốt nghiệp trình độ đào tạo bậc cao từ Đại học trở lên. 

Xem thêm: Trình độ văn hóa trong đơn xin việc - Có cần thiết hay không?

Thể hiện nhầm nội dung trong trình độ chuyên môn
Thể hiện nhầm nội dung trong trình độ chuyên môn

Trên đây chính là những hướng dẫn cụ thể nhất của topcvai.com về cách viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc. Mong rằng, thông tin trên sẽ thật sự hữu ích với tất cả các bạn trong quá trình viết đơn xin việc ứng tuyển vị trí công việc mơ ước nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: