1. Tầm quan trọng của trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, các hoạt động hợp tác giữa các quốc gia cũng gia tăng, đòi hỏi con người cần có khả năng về ngoại ngữ tốt thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Do đó, việc bạn có các kỹ năng ngoại ngữ sẽ là lợi thế lớn giúp bạn thành công hơn trên con đường sự nghiệp.
Hiện nay, việc cập nhật thông tin về trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch đã không còn là điều quá xa lạ đối với chúng ta, nhất là những ai làm hồ sơ để xin việc làm tại các doanh nghiệp nước ngoài, công ty yêu cầu ngoại ngữ, giúp các ứng viên có thể tăng cơ hội có được việc làm. Hơn thế, việc đưa trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch cũng giúp nhà tuyển dụng có thể sàng lọc được các ứng viên nổi bật, chất lượng nhất, phù hợp với các vị trí tuyển dụng.
Cụ thể, thông tin về trình độ ngoại ngữ sẽ giúp phản ánh về mức độ, khả năng sử dụng các ngôn ngữ khác như là tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật,… như thế nào? Từ đó, các nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được tình hình về năng lực, trình độ của ứng viên và lấy đó là cơ sở, tiêu chí để đánh giá, lựa chọn ra những cá nhân xuất sắc nhất đi đến vòng phỏng vấn hay đây cũng là điều kiện để quyết định về việc bạn sẽ nhận được những chế độ đãi ngộ như thế nào, mức lương bao nhiêu, cơ hội để phát triển trong doanh nghiệp ở tương lai.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm cách nào để viết phần trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch đúng chuẩn và chuyên nghiệp nhất? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời nhé!
Đọc thêm: Thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch trình bày thế nào?
2. Hướng dẫn viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch chuẩn nhất
Viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch là điều tưởng chừng như rất đơn giản, song vẫn rất nhiều bạn trẻ hoang mang chưa biết nên trình bày như thế nào, đề cập thông tin gì trong phần này. Thực tế, các bạn chỉ cần lưu ý đưa các thông tin sau:
2.1. Đưa những chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp vào sơ yếu lý lịch
Trình độ ngoại ngữ sẽ luôn là lợi thế, mang đến điểm cộng lớn dành cho các ứng viên trong quá trình tạo sơ yếu lý lịch để ứng tuyển việc làm, đồng thời thông tin này còn có vai trò bổ trợ thêm cho các mục khác có trong sơ yếu lý lịch. Nhất là đối với những trường hợp sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng mà muốn ứng tuyển vào các vị trí chuyên môn thì việc có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ khẳng định các bạn là người có khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh. Và đây cũng sẽ là cơ hội để các bạn dễ dàng phát triển hơn trong sự nghiệp.
Và để có thể chứng minh về trình độ của mình, các bạn nên cung cấp thông tin về các chứng chỉ ngoại ngữ mình đã đạt được vào sơ yếu lý lịch để nhà tuyển dụng thấy và có cái nhìn nhận, đánh giá chính xác nhất. Ví dụ như bạn có các chứng chỉ là TOEFL, TOEIC (chứng chỉ tiếng Anh) hay TOPIK, KLPT, KLAT (chứng chỉ tiếng Hàn),… thì hãy liệt kê vào sơ yếu lý lịch để ghi điểm dễ dàng hơn trong mắt nhà tuyển dụng nhé!
2.2. Trình bày các kinh nghiệm ngoại ngữ liên quan
Nhiều bạn thường nghĩ rằng sơ yếu lý lịch chỉ là một tài liệu phụ, không quá quan trọng nên viết khá qua loa, không chú trọng vào mục kinh nghiệm ngoại ngữ. Song, việc bạn đưa thêm các dẫn chứng về kinh nghiệm làm việc trước đó cũng sẽ là một phần minh chứng cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự có trình độ ngoại ngữ tốt, đã từng áp dụng kiến thức đó để làm các công việc cụ thể. Đặc biệt là đối với những ai không có các chứng chỉ thì việc show ra kinh nghiệm là điều hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng vị trí việc làm mà các bạn nên cân nhắc viết chi tiết hay chỉ tóm tắt sơ lược, tránh viết quá dài mà lan man và khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu khi đọc. Ví dụ bạn ứng tuyển vào vị trí việc làm hướng dẫn viên du lịch quốc tế thì chắc chắn sẽ cần thể hiện kinh nghiệm về ngoại ngữ của mình. Nhưng nếu bạn chỉ ứng tuyển vào một vị trí nhân viên hành chính văn phòng thông thường thì chỉ cần nêu sơ lược về kinh nghiệm là được.
2.3. Đan xen các thuật ngữ chuyên ngành để tăng sức thuyết phục
Trong quá trình đưa thông tin về trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch, các bạn cũng đừng quên tận dụng triệt để những lợi thế của mình như là đan xen thêm các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngôn ngữ mình biết. Ví dụ bạn ứng tuyển vào ngành Marketing thì hãy đưa các từ ngữ thường xuyên sử dụng như là advertising, benefit, brand, product,…
Mặc dù vậy, để đảm bảo mẫu sơ yếu lý lịch không bị chiếm quá nhiều không gian cũng như loãng thông tin, thông tin bị nhàm chán thì các bạn chỉ nên lựa chọn một số từ ngữ liên quan, đan xen giúp bổ trợ và không làm mất tính liên kết của các thông tin để đưa vào sơ yếu lý lịch.
3. Trường hợp nào không nên viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch?
Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch mặc dù là một yếu tố rất quan trọng, trong một số trường hợp là không thể thiếu. Song, không phải lúc nào việc đưa trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch cũng được hoan nghênh và ghi điểm. Trong những trường hợp nhất định, các bạn cũng không nên trình bày phần này để tránh làm giảm mức độ ấn tượng của hồ sơ xin việc như sau:
3.1. Khả năng ngoại ngữ của bạn không quá nổi bật
Một vấn đề mà các bạn cần tránh tuyệt đối đó chính là không được nói “gian dối”, phóng đại, khoa trương về khả năng của mình trong sơ yếu lý lịch, nhất là trình độ ngoại ngữ - một khía cạnh liên quan rất nhiều đến chuyên môn. Vì nếu bạn có may mắn được chọn vào vòng phỏng vấn bởi những thông tin quá xuất sắc, hoàn hảo thì ngay khi trao đổi, nhà tuyển dụng đã có thể phát hiện ra chỉ cần một vài câu hỏi đơn giản.
Hơn nữa, việc có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ giúp cho ứng viên có thể hưởng mức lương cao hơn, chế độ tốt hơn nên các nhà tuyển dụng cũng rất khắt khe về vấn đề này. Bạn đưa ra thông tin sai lệch không những không giúp mình có được việc làm mà còn khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp, nhận lại những lời phê bình và chắc chắn rằng bạn cũng sẽ không được chọn.
Chính vì vậy, thay vì việc không trung thực, đưa ra các thông tin không chính xác, các bạn hãy chăm chỉ học tập, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm về ngoại ngữ để có được các cơ hội việc làm tốt hơn cho mình nhé!
3.2. Công việc ứng tuyển sử dụng ngoại ngữ quá thường xuyên
Vai trò của trình độ ngoại ngữ hiện nay là vô cùng lớn mà chúng ta chắc chắn không thể phủ nhận. Song, các bạn cũng cần phải biết khi nào cần show hết những ưu điểm đó ra và khi nào cần trình bày một cách khái quát, tóm lược. Vì một số ngành, công việc luôn luôn đòi hỏi về trình độ ngoại ngữ cao như là hướng dẫn viên du lịch quốc tế, phiên dịch viên,… thì khi đã xác định ứng tuyển, các bạn cần chắc chắn năng lực của mình đủ để đáp ứng cho công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
Chính vì vậy mà việc đưa quá nhiều thông tin về trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch không những không giúp các bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng mà còn khiến cho bạn bị đánh giá thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào, các bạn cần hiểu rõ về tính chất cũng như yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra để tránh gặp những vấn đề không mong muốn khi làm sơ yếu lý lịch nhé!
4. Một số lưu ý khi viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Để đảm bảo mang đến một mẫu sơ yếu lý lịch đạt chuẩn và giúp các ứng viên có thể đến gần hơn với vị trí việc làm mơ ước thì các bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Không viết quá chung chung: Đây là điều có ảnh hưởng rất lớn đến mẫu sơ yếu lý lịch của bạn bởi nhà tuyển dụng sẽ không thể hiểu cụ thể về bạn, không nắm bắt được chi tiết về năng lực, trình độ chuyên môn của bạn để đánh giá xem có thực sự phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng hay không? Và việc viết thông tin quá chung chung sẽ khiến công việc nào cũng giống nhau và không tạo nên sự khác biệt nào. Chính vì vậy hãy hết sức lưu ý về điều này để không bỏ lỡ cơ hội việc làm nhé.
- Không nên khai sai sự thật: Điều tối kỵ khi làm hồ sơ xin việc đối với tất cả các loại giấy tờ, trong đó có sơ yếu lý lịch đó chính là không khai gian dối. Đặc biệt là với mục trình độ ngoại ngữ, một thông tin mà cần có bằng chứng chứng minh thì các bạn không thể nào đưa trình độ “dởm” vào sơ yếu lý lịch được. Điều này sẽ là lý do chính khiến bạn bị đánh trượt ngay lập tức nếu bị phát hiện và chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ biết chỉ cần qua một số câu hỏi để kiểm tra.
- Một vấn đề nữa các bạn nên lưu ý đó là trình bày thật đầy đủ nhưng cô đọng, súc tích, ngắn gọn, không lan man, dài dòng mà không đi đúng trọng tâm khiến mất thời gian của nhà tuyển dụng mà họ cũng sẽ đánh giá bạn không cao.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và giúp các bạn biết cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch như thế nào, từ đó có được một bộ hồ sơ hoàn hảo khi đi xin việc làm nhé!
Tham gia bình luận ngay!