1. Các thông tin về trường dạy nghề
1.1. Hệ thống dạy nghề tại Việt Nam
Mục đích của đào tạo nghề:
Đào tạo trực tiếp cho người lao động sản xuất, thương mại, dịch vụ có khả năng hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức với nghề; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng tư duy, sáng tạo và thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng công việc, tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tìm việc làm, tự lao động hoặc học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp trường dạy nghề. Ngoài các tiêu chuẩn trên, đào tạo nghề còn có các chương trình đào tạo thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của nguồn nhân lực về sản xuất, thương mại và dịch vụ.
Các trường dạy nghề thuộc sự quản lý của Bộ Thương binh và Xã hội. Nếu bạn muốn học nghề với thời gian ngắn, bạn có thể lựa chọn các trung tâm dạy nghề. Nếu bạn muốn học cao hơn để có những kiến thức chuyên môn sâu hơn thì có trường trung cấp nghề. Chú ý rằng, nếu bạn muốn học cao đẳng nghề thì nhất định phải học trung cấp nghề mới có thể liên thông lên cao đẳng nghề.
1.1.1. Điều kiện để học ở các trường dạy nghề
Sơ cấp: có trình độ văn hóa và sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp, thời gian học từ 3 tháng đến dưới 1 năm học.
Trình độ trung cấp: Học sinh có chứng chỉ tốt nghiệp THCS và trình độ tương đương trở lên, thời gian đào tạo nghề sẽ có từ 1-2 năm tùy theo ngành, nghề; Các trường học cấp tỉnh cung cấp chương trình giáo dục từ 1,5 đến 2 năm. Học sinh tốt nghiệp THCS phải học các môn văn hóa THPT và thi đạt yêu cầu nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên đại học.
Cao đẳng nghề:
Thứ nhất, học sinh hết trung học phổ thông hoặc tương đương, thời gian học từ 2 - 3 năm tùy theo ngành, nghề.
Thứ hai, người có bằng tốt nghiệp THPT cùng ngành, chuyên môn và có bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT hoặc đã hoàn thành tốt và đạt các môn văn hóa của cấp THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian đào tạo từ 1 - 2 năm, tùy theo ngành, nghề.
Thứ ba, học sinh học hết THCS mà có nguyện vọng được học lên cao để nâng cao kiến thức thì phải học và thi đạt mới có thể liên thông lên cao đẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều quan trọng nữa bạn phải có bằng trung cấp nghề mới có cơ sở để liên thông lên cao đẳng. Ngoài ra, họ còn đào tạo dưới 3 tháng, với thời gian học thực tế từ 100 giờ đến dưới 300 giờ.
1.1.2. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại các trường dạy nghề
Hiện nay các trường dạy nghề đều có các chính sách khác nhau giúp đỡ người học để đảm bảo rằng ai cũng có thể đi học và được đào tạo nghề. Những chính sách dành cho người khuyết tật, chính sách dành cho con nhà nghèo, con thương binh bệnh binh và những chính sách khác nhằm hỗ trợ đến đúng các đối tượng để miễn giảm học phí.
Ngoài ra còn rất nhiều chính sách về ăn ở, đi lại cho người học cũng đã được áp dụng trong trường dạy nghề. Đây cũng là cách giúp những người từ những nơi khu vực miền núi, hay đảo xa được tiếp cận với những kiến thức nghề nghiệp.
Để được hỗ trợ người học phải đảm bảo có nhu cầu đào tạo nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm. Những chính sách được đưa ra chỉ áp dụng trong độ tuổi lao động. Đối với người học giữa chừng những chính sách hỗ trợ sẽ không được áp dụng và bị huỷ bỏ ngay khi người học thôi học.
1.2. Giáo dục đào tạo ở trường dạy nghề
1.2.1. Các ngành học
Để đáp ứng nhu cầu lao động ra thị trường có tay nghề, các trường dạy nghề đã lựa chọn những ngành nghề để đào tạo phù hợp với thị yếu của thị trường việc làm. Tuỳ vào chương trình đào tạo của các trường dạy nghề mà đưa ra các ngành nghề khác nhau vào đào tạo.
Các chương trình của sơ cấp nghề được đào tạo ngắn hạn nên đây chỉ đào tạo về mặt lý thuyết để nắm được các ngành nghề sẽ làm những công việc gì. Đây là chương trình hướng nghiệp cho người học để biết mình phù hợp với nghề nào. Từ đây sẽ bắt đầu học các kỹ năng và công việc phải làm của nghề đó.
Các chương trình của trung cấp dạy nghề hiện nay rất đa dạng các ngành nghề đều đã được cho vào đào tạo để đáp ứng nhu cầu của người học trong thời gian ngắn. Một số nhóm ngành nghề có thể kể đến: Nghề may mặc, nghề chăm sóc sắc đẹp, nghề kỹ thuật, công nghệ,... Trong các nhóm ngành nghề lại chia ra các ngành nghề cụ thể để người học có thể học chuyên vào một công việc.
Các chương trình của cao đẳng nghề giống với trung cấp nghề nhưng quá trình đào tạo sẽ lâu hơn và chuyên sâu hơn. Các ngành nghề đều được đào tạo chuyên sâu để đảm bảo người học có những kiến thức và kỹ năng thực tế vững vàng trong nghề.
1.2.2. Các kỹ năng của học viên khi được đào tạo tại trường dạy nghề
Để thành công trên con đường sự nghiệp, ngoài những kiến thức đã được học ở trường, bạn cần có những kỹ năng khác để đảm bảo khi bạn làm bất kỳ doanh nghiệp nào bạn cũng có thể đáp ứng được. Đây là lý do tại sao các trường dạy nghề đang muốn hướng tới và áp dụng vào đào tạo.
Các kỹ năng như: kỹ năng về nhận thức thể hiện sự tư duy, sáng tạo áp dụng vào công việc, kỹ năng hành vi xã hội thể hiện ở sự giao tiếp, kỹ năng sống và đặc điểm tính cách, kỹ năng kỹ thuật đây là kỹ năng chuyên môn bạn được đào tạo nghề. Với tất cả kỹ năng trên đều được thực hiện xuyên suốt trong quá trình học nghề, người học sẽ vừa học vừa được trải nghiệm thực tế hay là việc đóng giả các tình huống để đưa ra hướng giải quyết.
Quá trình đào tạo nghề người học được học theo kỹ năng làm việc nhóm giúp họ có những kinh nghiệm làm việc cùng tập thể, tạo sự gắn kết các công của mọi người. Đây cũng có thể là một mô hình làm việc của doanh nghiệp thu nhỏ, kỹ năng này sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm để không bị bỡ ngỡ khi đi làm thực tế.
2. Cách chọn trường dạy nghề ở Hà Nội
Tại Hà Nội có rất nhiều trường dạy nghề từ các trung tâm, trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho bạn lựa chọn theo học. Để chọn được trường như mong muốn trước tiên bạn tìm hiểu trường dạy phải uy tín, chất lượng đào tạo tốt. Cách đơn giản nhất bây giờ bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web hay còn có rất nhiều trang mạng xã hội khác cho bạn đáp án.
Ngoài dùng Internet bạn có thể đến tận nơi trường dạy nghề bạn đang muốn theo học để khảo sát xem nó có phù hợp với bạn và đáp ứng yêu cầu của bạn.
Một số trường đào tạo nghề tại Hà Nội:
- Trung tâm đào tạo nghề Bách Khoa với kinh nghiệm đào tạo lâu năm tập trung với các nhóm ngành thuộc kỹ thuật và công nghệ.
- Trung tâm hướng nghiệp Thanh Xuân đã có tuổi đời 30 năm trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với các yêu cầu của doanh nghiệp phù hợp với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Trường trung cấp nghề giao thông vận tải Thăng Long với các chương trình đào tạo nghề chất lượng phục vụ cho việc xuất khẩu lao động.
- Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội với đa dạng các chương trình đào tạo chất lượng theo các chương trình nước ngoài để nâng cao trình độ tay nghề cho người học.
Đây là một bài viết sẽ rất hữu ích đối với bạn, khi chúng tôi đề cập đến thông tin liên quan đến các trường dạy nghề đang đào tạo nghề tại Hà Nội. Con đường học nghề sẽ mở ra những tương lai mới dành cho bạn khi thị trường đang thiếu rất nhiều lao động nghề.
Tham gia bình luận ngay!