TÓM TẮT CÔNG VIỆC
- Lập, quản lý kế hoạch, đánh giá năng lực sản xuất.
- Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, thiết bị, nhân sự phục vụ việc hoàn thành kế hoạch sản xuất
- Quản lý tiến độ sản xuất, đánh giá năng suất, tiêu hao nguyên vật liệu, tỷ lệ hoàn thành sản phẩm
- Quản lý chất lượng sản phẩm, theo công đoạn từ khi tiếp nhận nguyên vật liệu cho đến khi bàn giao sản phẩm vào kho hàng
- Thực hiện các chương trình đào tạo, cải tiến, áp dụng cho Bộ phận sản xuất nhằm đảm bảo Kế hoạch sản xuất được thực hiện hoàn thành, giảm hao tổn nguyên vật liệu, chế tạo ra sản phẩm đạt chất lượng
TRÁCH NHIỆM CÔNG VIỆC CHÍNH
1. Công việc sản xuất:
- Lập kế hoạch sản xuất và tổ chức công việc theo quy trình của Công ty, đơn đặt hàng, kế hoạch được giao.
- Triển khai kế hoạch sản xuất, tổ chức phân công, giao việc hàng ngày cho các tổ và nhân viên trong xưởng đảm bảo sử dụng tối ưu máy móc và nhân công.
- Đôn đốc và kiểm tra các tổ của nhà máy thực hiện sản xuất theo quy trình, đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.
- Cân đối năng lực sản xuất của nhà máy, chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao việc khai thác, sử dụng máy móc và nguồn nhân lực của nhà máy
- Quản lý tài sản, máy móc thiết bị, đồ dùng trong nhà máy
- Sắp xếp, bố trí sơ đồ nhà xưởng
- Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng của sản phẩm và tăng hiệu quả sử dụng vật tư, máy móc, nhân lực
- Đôn đốc việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị. Tổng hợp, báo cáo về hệ thống trang thiết bị, máy móc của nhà máy và đề xuất mua sắm, sửa chữa.
- Tổ chức thực hiện công việc tuân thủ các quy định vệ sinh môi trường công nghiệp, vệ sinh cá nhân, an toàn lao động.
- Lập lịch đi ca, tăng ca tuần/tháng
- Thống kê báo cáo năng lực sản xuất của công nhân, máy móc hàng tháng, năm.
- Chịu trách nhiệm ký nhận các giấy tờ công việc của bộ phận sản xuất.
- Đôn đốc, giám sát việc ghi chép đầy đủ mẫu biểu, sổ sách, báo cáo của bộ phận sản xuất.
- Gửi báo cáo công việc sản xuất định kỳ
- Phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm duy trì hoạt động sản xuất hoặc sửa đổi các kế hoạch hoạt động nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng của Công ty.
2. Quản lý công nhân viên:
- Quản lý và phát triển đội ngũ công nhân viên đáp ứng các yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ và tuân thủ nội quy Công ty.
- Bố trí, phân công công việc cho công nhân viên.
- Rà soát, xác định nhu cầu số lượng và chất lượng nhân sự, đề xuất tuyển dụng.
- Đào tạo, huấn luyện và hướng dẫn nhân viên
- Đánh giá năng lực làm việc của nhân viên
- Đề xuất đào tạo công nhân viên (nếu có)
- Giải quyết các vấn đề phát sinh, thắc mắc của nhân viên.
- Xây dựng đội ngũ công nhân viên đoàn kết, làm việc có hiệu quả cho Công ty.
- Truyền đạt chính sách, chỉ thị của Giám đốc cho nhân viên
- Gửi báo cáo tình hình nhân sự của bộ phận sản xuất định kỳ.