1. Tìm hiểu chi tiết về hình thức tu nghiệp sinh tại Nhật Bản
1.1. Tu nghiệp sinh là gì?
Tu nghiệp sinh là một chương trình tiếp nhận những người lao động nước ngoài và hỗ trợ đào tạo cho họ những kỹ năng, kiến thức về nghề ngiệp trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 đến 2 năm.
1.2. Chương trình tu nghiệp sinh là như thế nào?
Tu nghiệp sinh là một chương trình có nguồn gốc tại Nhật Bản, các lao động của những nước khác sẽ nhận được sự hỗ trợ và tạo điều kiện của chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản để có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thời gian mà tu nghiệp sinh được học tập, làm việc và sinh sống tại Nhật Bản tối đa theo hợp đồng là 3 năm, sau đó nếu muốn ở lại làm thì cần phải gia hạn thêm hợp đồng.
Khi tham gia vào chương trình này, những tu nghiệp sinh sẽ nhận được sự hỗ trợ của Nhật Bản về nhiều mặt trong cuộc sống như: được học tập, sinh sống và làm việc giờ hành chính tại những công ty Nhật Bản. Có hai hình thức đi tu nghiệp đó là: tu nghiệp theo hợp đồng 1 năm hoặc hợp đồng 3 năm.
Xem thêm: Danh sách việc làm xuất khẩu lao động
1.3. Thực trạng tuyển dụng tu nghiệp sinh Nhật Bản hiện nay
Nhật Bản là đất nước phát triển trong khu vực Châu Á và có nền kinh tế đứng vững chắc, vì vậy việc đáp ứng đủ nguồn nhân lực để phục vụ cho sản xuất kinh doanh là điều các doanh nghiệp đều hướng tới. Không ít những doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng nguồn nhân lực đến từ nước khác để giảm thiểu được chi phí nhân công tại Nhật và rất cao.
Hàng năm, tại Việt Nam có số lượng người lao động tham gia vào chương trình này ngày càng tăng, điều này có thể thấy nhu cầu tuyển dụng tu nghiệp sinh cũng ngày càng lớn và mong muốn việc làm có thu nhập cao của người lao động cũng rất nhiều.
Theo thông báo mới nhất hiện nay của đơn vị quản lý tu nghiệp sinh Nhật Bản thì có những nhóm ngành tuyển tu nghiệp sinh đó là:
- Nhóm ngành nông nghiệp: Chăn nuôi hoặc trồng trọt
- Nhóm ngành ngư nghiệp: Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Nhóm ngành về Xây dựng
- Nhóm ngành Dệt may
- Nhóm ngành Chế tạo cơ khí và kim loại
- Nhóm những ngành nghề khác
Nếu bạn có ý định tham gia chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản thì nên tham khảo một trong số những ngành nghề trên để lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân.
Đọc thêm: OTIT là gì ? Vai trò của tổ chức này đối với thực tập sinh Nhật Bản
1.4. Mức phí phải nộp khi tham gia chương trình
Thông thường những người lao động tham gia vào chương trình tu nghiệp sinh sẽ không cần phải nộp bất kỳ khoản phí nào, sẽ được chính phủ hỗ trợ huấn luyện học nghề. Tuy nhiên, tại Việt Nam lại khác, nếu muốn đi tu nghiệp sinh Nhật Bản thì bạn cần phải trả phí môi giới cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội.
Mức chi phí phải trả lên đến 4.000 hoặc 5.000 USD bao gồm tất cả những chi phí như: khám sức khỏe, chi phí ăn ở trong quá trình học tiếng Nhật, chi phí làm hộ chiếu, visa,... ngoài ra trong đó có khoảng 2.000 USD là tiền đặt cọc. Trong trường hợp bạn bỏ về giữa chừng thì bên môi giới sẽ không trả lại số tiền đó.
2. Những mặt tích cực và tiêu cực khi tham gia chương trình tu nghiệp sinh
Đương nhiên, với tất cả những công việc tương tự như xuất khẩu lao động đều có những mặt tích cực và tiêu cực riêng của nó không riêng gì công việc làm tu nghiệp sinh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những mặt tích cực và tiêu cực của công việc này dưới đây.
2.1. Mặt tích cực khi tham gia chương trình tu nghiệp sinh
Khi tham gia vào chương trình bạn sẽ nhận được những quyền lợi như sau:
- Được tiếp xúc với môi trường mới, con người mới và nền văn hóa mới
- Học hỏi được nhiều ưu điểm từ đất nước của họ và trau dồi thêm nhiều kiến thức mới
- Được nhận vào làm việc và học hỏi những kỹ năng tại những doanh nghiệp Nhật Bản
- Với 10 tháng đầu tiên mới sang, bạn sẽ được hưởng mức trợ cấp thu nghiệp lên đến 80.000 yên một tháng. Năm thứ 2 làm việc tại đây bạn sẽ được nhận mức lương theo hợp đồng đã ký với công ty dựa trên tiêu chuẩn của Luật lao động Nhật Bản.
- Trường hợp khi chưa hết hợp đồng mà công ty bị phá sản hoặc giải thể thì người lao động sẽ vẫn được nhận khoản tiền là 48.000 yên một tháng trong thời gian còn lại của hợp đồng. Đó là trong năm đầu tiên, còn đến năm thứ 2 sẽ là 54.000 yên 1 tháng và năm thứ 3 sẽ là 60.000 yên 1 tháng.
- Khi kết thúc thời hạn hợp đồng và về nước thì người lao động sẽ được nhận một khoản tiền hỗ trợ giúp bạn có thể tái hòa nhập và phát triển công việc của mình tạo nước nhà. Khoản tiền này đối với những tu nghiệp sinh hợp đồng 3 năm sẽ là 600.000 yên và đối với 1 năm là 200.000 yên.
Đọc thêm: Đi thực tập cần chuẩn bị những gì?
2.2. Mặt tiêu cực khi tham gia chương trình
Bên cạnh những quyền lợi được nhận thì bên cạnh đó vẫn tồn tại những tiêu cực nhất định, cụ thể:
- Khó khăn đến từ rào cản về ngôn ngữ cũng như áp lực về việc hòa nhập với văn hóa của nước bạn
- Muốn kiếm được nhiều tiền thì phải làm việc không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm
- Hiện thực khác xa, khốc liệt hơn so với sự tưởng tượng của nhiều người. Phần lớn những công việc mà những tu nghiệp sinh phải làm là những công việc chân tay nặng nhọc với mức lương ít ỏi
- Không thực sự có cơ hội để nâng cao được trình độ cũng như kỹ năng của bạn thân
- Không được nhận những đối đãi công bằng như những người Nhật Bản bởi bạn không phải là những nhân viên chính thức, bạn chỉ làm việc cho họ trong vài năm và không gắn bó lâu dài.
- Những khoản trợ cấp, lương thưởng, bảo hiểm xã hội hay ngày nghỉ có lương đêì không được nhận
- Gánh nặng về tài chính khi phải gửi tiền về cho gia đình để trả món nợ trước khi tham gia chương trình tu nghiệp sĩ.
- Chế độ ăn uống khổ sở, cầm hơi bằng những thực phẩm thiếu dinh dưỡng và không được nghỉ ngơi đầy đủ
- Phải sống xa nhà, không có người thân, bạn bè thân thiết để có thể chia sẻ những khó khăn gặp phải
- Gặp phải những tác động tiêu cực khi định kiến chống lại lao động nhập cư của người Nhật Bản
- Phải chịu những thay đổi từ bên trong và sức ép đến từ những vấn đề và con người bên ngoài
- Ngoài ra, còn phải phải những sự lựa lọc, hãm hại đến từ chính đồng bào mình tại nước ngoài, trường hợp này gần đây xảy ra rất nhiều.
Đó là một số những tác động tích cực cũng như tiêu cực của chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản đến với người lao động. Từ những điều trên, những người lao động có thể cân nhắc về việc có nên lựa chọn tham gia vào chương trình này hay không.
3. Cơ hội việc làm của những người tu nghiệp sinh sau khi về nước.
Sau những năm học tập và làm việc tại nước ngoài thì khi trở về Việt Nam, ngoài việc tiết kiệm được một khoản tiền trong thời gian ở đó thì những tu nghiệp sinh sẽ được nhận khoảng 600 triệu đồng. Số tiền này nhằm giúp cho người lao động có thể dễ dàng hòa nhập với cộng đồng khi trở về và tạo dựng sự nghiệp cho bản thân.
Vì được làm việc và tiếp xúc với những công nghệ mới nên người lao động sẽ được nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó cũng có tác phong làm việc chuyên nghiệp, được đào tạo về kỹ năng quản lý và có vốn tiếng Nhật nhất định mở ra cho họ nhiều cơ hội việc làm sau khi về nước.
Những người lao động này có thể làm việc cho những đơn vị như: công ty có vốn đầu tư Nhật Bản, những công ty của Nhật Bản tại Việt Nam và những doanh nghiệp có đối tác nước ngoài. Và những người này trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các doanh nghiệp trong nước, khi đó mức thu nhập mà họ nhận được cùng sẽ không ít.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về khái niệm tu nghiệp sinh là gì và những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến người lao động khi tham gia chương trình này. Qua những thông tin topcvai.com mang đến, hy vọng rằng người lao động có thể hiểu hơn về chương trình này và có những quyết định tham gia đúng đắn.
Tham gia bình luận ngay!