1. Lợi ích đáng kể khi tuyển dụng qua mạng xã hội
1.1. Tiếp cận nhiều ứng viên và tăng tương tác
Mạng xã hội có quy mô lớn như thế nào chắc hẳn ai cũng biết. Tại Việt Nam, bạn khó để bắt gặp một người trẻ mà không sử dụng hoặc chưa từng sử dụng một kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram... Lượng người sử dụng đông đảo do đó các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội một cách công khai sẽ có tính lan truyền vô cùng mạnh mẽ. Điều đó giúp các đơn vị tuyển dụng có cơ hội tiếp cận được số lượng ứng viên nhiều hơn.
Ngoài ra, nếu các tin tuyển dụng được đầu tư chi phí về mặt quảng bá, chẳng hạn như chạy ads, chắc chắn tỷ lệ tin tuyển dụng tiếp cận được những ứng viên tiềm năng và mục tiêu nhất là rất rõ ràng. Hoạt động này có vẻ như diễn ra rất hiệu quả, giúp nhà tuyển dụng tối ưu được nguồn lực của mình, sử dụng ngân sách đúng nơi đúng chỗ.
Trao đổi thông tin qua điện thoại, hay việc nói chuyện trực diện khiến các ứng viên đôi khi cảm thấy e dè và bất tiện. Trong khi các trang mạng xã hội là người bạn hằng ngày thân quen, gần gũi khiến việc liên hệ và tương tác qua lại với nhau tại đây cũng diễn ra thoải mái và chủ động hơn.
Có thể khẳng định, trong cơ chế tuyển dụng ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một công cụ, một giải pháp tuyển dụng vô cùng hữu hiệu cho các doanh nghiệp thông qua việc phân tích các lợi ích mà chúng mang lại. Mặc dù vậy để tuyển dụng qua mạng xã hội thành công, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và có kế hoạch xây dựng các hoạt động cụ thể, rõ ràng.
1.2. Tuyển dụng qua mạng xã hội đồng thời là giải pháp Marketing hữu hiệu
Không chỉ giúp nhà tuyển dụng tiếp cận được số lượng ứng viên tiềm năng, tuyển dụng qua mạng xã hội còn là cơ hội để các công ty triển khai những hoạt động truyền thông thương hiệu. Yếu tố góp phần quyết định để một người tìm việc có xu hướng chọn lựa nhà tuyển dụng này hay nhà tuyển dụng khác chính là các hoạt động xây dựng nội dung bài viết, chia sẻ thông tin của các doanh nghiệp tuyển dụng trên trang fanpage của mình.
Như vậy có thể thấy trên mạng xã hội, các fanpage của doanh nghiệp được thành lập ra không chỉ dừng lại ở việc phục vụ mục đích đăng tuyển việc làm. Mà chính nơi đây còn là không gian để các doanh nghiệp có thể truyền thông thương hiệu đến người dùng dựa vào sức mạnh của các nút “Like”, nút “Share”. Một khi thương hiệu được truyền thông đúng cách, ứng viên sẽ dễ dàng đặt niềm tin ở các tin tuyển dụng của bạn hơn.
Đọc thêm: tìm việc làm nhân sự
2. Tuyệt chiêu tuyển dụng qua mạng xã hội hiệu quả
2.1. Bắt đầu từ những việc nhỏ
Không phải ngẫu nhiên mà người ta dần mất đi niềm tin bởi các quảng cáo hào nhoáng và đẹp đẽ. Bởi quảng cáo bao giờ cũng xa rời thực tiễn, kể cả khi bạn cố gắng làm đẹp công ty của mình trên một thế giới ảo. Chính bởi vậy, cần đảm bảo một môi trường làm việc hoàn chỉnh, có văn hóa công ty riêng trước khi bắt đầu xây dựng thương hiệu thông qua tin tuyển dụng ở mạng xã hội.
Mặc dù không quá khó khăn để bạn làm quen các mạng xã hội hiện nay, nhưng chúng thực sự khá tốn nhiều thời gian và công sức. Ban đầu, bạn nên liệt kê ra các mạng xã hội mà doanh nghiệp sẽ có khả năng sử dụng để tuyển nhân tài.
Có khá nhiều mạng xã hội hiện nay, bạn cần phân công nhiệm vụ và sắp xếp để nghiên cứu, tìm hiểu từng mạng xã hội một cách kỹ càng nhất. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, đó chính là thiết lập nội dung và lịch trình để đăng tải thông tin thành các bài viết. Bạn nên thực hiện các công việc theo trình tự như sau:
- Nghiên cứu và thống kê lượng ứng viên mục tiêu của bạn có những mối liên quan hay mức độ sử dụng của họ với từng mạng xã hội.
- Nội dung trên từng mạng xã hội phải được thống nhất, nhất quán, thể hiện các thông tin thực tế, không quá sa đà vào việc quảng cáo.
- Liên kết website của doanh nghiệp với các trang mạng xã hội thông dụng.
- Đẩy mạnh tin việc làm trên từng trang mạng xã hội sao cho hợp lý và phù hợp.
2.2. Xây dựng nội dung để truyền thông
- Môi trường làm việc: Không gian và điều kiện làm việc là một trong những yếu tố mà người tìm việc quan tâm nhất khi đọc tin tuyển dụng. Bạn có thể chia sẻ một số hình ảnh, clip ngắn quay lại địa điểm, không giản, cơ sở vật chất và môi trường làm việc của công ty.
- Văn hóa doanh nghiệp: Doanh nghiệp của bạn có điểm gì khác biệt về văn hóa? Hãy chia sẻ chân thực những điều khác biệt đó để ứng viên có thể dễ dàng tiếp cận cũng như ghi nhớ đến bạn lâu hơn nhé.
- Tương tác nhanh chóng: Tương tác nhanh và không để ứng viên chờ đợi lâu là những gì bạn nên làm khi tuyển dụng qua mạng xã hội. Một vài ứng viên hoặc thậm chí là nhiều ứng viên có thể đọc tin tuyển dụng xong và có những thắc mắc bổ sung cho bạn. Do đó, người phụ trách quản lý mạng xã hội cần nhanh chóng trả lời, tương tác tích cực hơn.
- Tin tuyển dụng: Đây mới là thành phần chính và là công cụ để bạn thỏa mãn mục tiêu tuyển dụng của mình. Nếu công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, hãy cố gắng xây dựng và cập nhật nhanh thông tin việc làm cho toàn bộ người sử dụng mạng xã hội được biết đến.
- Thông tin hỗ trợ tuyển dụng: Công ty cần đưa ra những thông tin tư vấn, hỗ trợ cho ứng viên (ví dụ như hình thức tuyển dụng, hình thức ứng tuyển, câu hỏi phỏng vấn,...) để quá trình phỏng vấn của công ty trở nên chuyên nghiệp.
Xem ngay: Quy trình tuyển dụng nhân sự: Vai trò và các bước tiến hành
2.3. Xây dựng độ uy tín cho thông tin đăng tuyển
Các thông tin đăng tuyển trên mạng xã hội thường có độ uy tín khá thấp, đó chính là lý do mà bạn nên làm chúng trở nên đáng tin hơn. Một vài tuyệt chiêu như: sử dụng các hình ảnh thật của công ty, sử dụng logo của công ty, gắn thông tin về địa chỉ website của công ty, bao gồm thông tin xác thực như địa chỉ, email, số điện thoại của tổ chức chuyên nghiệp và không nên gắn những thông tin mang tính cá nhân.
Cuối cùng, cần xem xét và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tuyển dụng qua mạng xã hội, đồng thời kịp phát hiện ra những điều chưa làm hoàn chỉnh và chỉnh sửa cho những hoạt động lần sau. Theo định kỳ, hãy cố gắng tổng hợp và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi, hiệu quả sau khi triển khai hoạt động này trên mạng xã hội. Đồng thời, đề xuất các giải pháp, cách thức để điều chỉnh, thay đổi và kịp thời hoàn thiện các yếu tố, nhằm đưa thương hiệu tuyển dụng của công ty xa hơn nữa.
3. Những nền tảng tuyển dụng mạng xã hội phổ biến
3.1. Đăng tin tuyển dụng với mạng xã hội Facebook
Mong muốn đạt được hiệu quả tuyển dụng tốt nhất thì nhà tuyển dụng cần có sự linh hoạt khi bắt đầu bất kỳ chiến dịch tuyển dụng nào. Mạng xã hội đang phổ biến với độ tuổi người dùng dao động từ 18 đến 65 tuổi là mạng xã hội Facebook. Sử dụng mạng xã hội này người dùng có thể thu hút các ứng viên với kinh nghiệm đa dạng trên nhiều lĩnh vực.
Nhiều người vẫn giữ quan điểm Facebook chỉ là mạng xã hội mang tính chất là mạng xã hội cá nhân chứ không phải trang tuyển dụng chuyên nghiệp. Tuy nhiên Facebook lại cung cấp cho người dùng một lượng lớn ứng viên. Đây là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm bởi các ứng viên trên này không đảm bảo tất cả đều đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về chất lượng ứng viên. Điều này yêu cầu nhà tuyển dụng khi đăng bài tuyển dụng trên nền tảng mạng xã hội này cần đưa ra những yêu cầu với vị trí công việc chặt chẽ hơn.
Thêm vào đó khi sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tin tuyển dụng thì nhà tuyển dụng sẽ lọc được dữ liệu về vị trí, sở thích của các ứng viên ứng viên nhanh hơn. Từ đó nhà tuyển dụng cũng đánh giá được phần nào tiềm năng mà ứng viên đó mang lại cho doanh nghiệp của mình.
Việc đăng tin tuyển dụng tràn lan trên Facebook đôi khi cũng khiến các ứng viên nghi ngờ về khả năng lừa đảo. Vì vậy doanh nghiệp có thể không thu hút được những nhân tài. Điều này nhắc nhở các doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng cần xây dựng những chiến lược rõ ràng, nội dung tuyển dụng phải mang tính cạnh tranh khác biệt.
3.2. Tham gia thị trường tuyển dụng với Twitter
Twitter thường được người dùng sử dụng để chia sẻ những cảm xúc cá nhân và tìm hiểu những thông tin về người dùng khác mà bạn quan tâm. Bạn biết không nếu như sử dụng mạng xã hội này đúng cách thì chúng cũng là công cụ tuyển dụng khá hữu hiệu đấy nhé.
Để tạo điều kiện cho nhà tuyển dụng có một môi trường tuyển dụng rộng lớn hơn và dễ dàng liên hệ với các ứng viên thì mạng xã hội Twitter đã kết hợp các tính năng của trang mạng xã hội cá nhân và trạng mạng xã hội tuyển dụng chuyên nghiệp. Nhà tuyển dụng có thể dựa trên các tính năng Twitter cung cấp để kiểm tra các ứng viên của mình một cách chi tiết hơn thông qua những tương tác của ứng viên.
Các chi phí chi trả cho chiến dịch tuyển dụng trên Twitter thường được đánh giá là không quá tốn kém. Tuy nhiên khi dùng mạng xã hội này để tuyển dụng cũng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như tuổi thọ của bài đăng khá ngắn. Một bài đăng sẽ chỉ xuất hiện với tần suất lớn trong khoảng thời gian gần với ngày đăng, những ngày sau đó nếu như lượt tương tác giảm thì bài đăng sẽ bị đẩy xuống phía dưới thay thế bằng những bài đăng khác.
Do vậy nhà tuyển dụng phải liên tục tạo ra lượt tương tác trên bài đăng này để nhiều ứng viên có thể nhìn thấy thông tin tuyển dụng hơn. So với các mạng xã hội khác như Facebook hay Instagram thì Twitter lại không được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Vì vậy nhà tuyển dụng cũng nên cân nhắc khi sử dụng mạng xã hội này để tuyển dụng.
3.3. Tuyển dụng chuyên nghiệp với LinkedIn
Một trong những mạng xã hội tuyển dụng kỹ thuật số chuyên nghiệp được nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn chính là LinkedIn. Một vài những kết quả cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng có khoảng 86% những nhà tuyển dụng đánh giá đây là nền tảng mạng xã hội tốt để tuyển dụng ứng viên.
Được thiết kế chuyên nghiệp phục vụ cho công tác tuyển dụng, LinkedIn cung cấp cho các ứng viên không gian để trình bày kinh nghiệm làm việc, tìm kiếm những cơ hội làm việc mới và kết nối với nhà tuyển dụng. Đây chính là khu vực để nhà tuyển dụng tìm kiếm cho mình những ứng viên xuất sắc. So sánh với những trang mạng xã hội khác thì LinkedIn có lợi thế hơn hẳn khi thể hiện được đầy đủ lịch sử nghề nghiệp của ứng viên cũng như các thông tin cơ bản về ứng viên đó.
Với hàng trăm triệu người dùng trên toàn thế giới, mạng xã hội LinkedIn là nơi tập trung lớn nhất công tác tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp bằng mạng xã hội. Với lượng ứng viên lớn như vậy thì mạng xã hội LinkedIn cũng tạo nên những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Những cuộc cạnh tranh không chỉ là giữa các ứng viên với nhau mà còn có cả sự cạnh tranh của các nhà tuyển dụng để có được ứng viên với năng lực xuất sắc.
3.4. Instagram với việc tuyển dụng
Để nói về tính phổ biến với những nhà tuyển dụng thì Instagram không được các nhà tuyển dụng ưa chuộng bằng những nền tảng mạng xã hội bên trên. Instagram tập trung vào việc thể hiện nội dung qua hình ảnh, mang đến cái nhìn trực quan cho người dùng.
Tuy nhiên nếu nhà tuyển dụng biết sử dụng các hình ảnh một cách linh động thì đây cũng sẽ là công cụ tuyển dụng đem lại hiệu quả. Bởi Instagram đang ngày càng thu hút nhiều người dùng. Điều này đã cho thấy tiềm năng tuyển dụng bằng mạng xã hội này. Nhất là với những lĩnh vực yêu cầu cao về khả năng sáng tạo, con mắt thẩm mỹ.
Theo một cuộc khảo sát của Pew Research - Một trung tâm nghiên cứu của Hoa Kỳ đã chỉ ra khoảng 67% những người sử dụng Instagram có độ tuổi từ 18 đến 29 tuổi. Có thể thấy người dùng Instagram là những đối tượng có độ tuổi khá trẻ. Như vậy nhà tuyển dụng có thể giảm được sự cạnh tranh từ những nhà tuyển dụng khác đến ứng viên của mình.
Những người trẻ tuổi với sự năng động và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ là đối tượng phù hợp để nhà tuyển dụng tìm kiếm trên nền tảng mạng xã hội này. Còn nếu nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những chuyên gia với nhiều kinh nghiệm làm việc thì Instagram lại không được phù hợp cho lắm.
Như vậy bạn có thể thấy rằng rất khó để đánh giá đâu là mạng xã hội hỗ trợ tuyển dụng tốt nhất. Bởi mỗi mạng xã hội sẽ cung cấp cho người dùng những tính năng và đặc điểm tuyển dụng riêng. Facebook cho phép nhà tuyển dụng tiếp cận được các ứng viên đa dạng, tuyển dụng ứng viên nhanh chóng với Twitter, các ứng viên dày dặn kinh nghiệm có thể tìm thấy nhiều trên LinkedIn còn những ứng viên trẻ đầy tính sáng tạo lại có thể tìm kiếm trên Instagram.
Vậy thì câu trả lời cho vấn đề tuyển dụng này đó là các chiến lược tuyển dụng của doanh nghiệp. Muốn có được một chiến lược tuyển dụng thành công nhà tuyển dụng phải dành thời gian để xây dựng các nguồn lực. Căn cứ vào mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp trong từng thời điểm cụ thể mà nhà tuyển dụng lựa chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp.
Tham gia bình luận ngay!