1. Unity là gì?
Unity được phát triển bởi Unity Technologies, là một game engine đa nền tảng, được sử dụng chủ yếu trong việc phát triển các video game trên các công cụ gồm điện thoại, máy tính và consoles. Unity được công bố lần đầu tiên vào năm 2005, khi đó nó được chạy trên hệ điều hành OS X, cho đến nay, hơn 15 năm đã trôi qua, Unity khi đã hỗ trợ 27 nền tảng khác nhau.
2. Những điều cần phải biết về Unity
Unity được lập trình ra để phục vụ hỗ trợ cho đồ họa 2D và 3D, những chức năng được viết chủ yếu bằng C#. Trải qua hành trình phát triển dài từ năm 2005 đến nay, Unity đã phát triển lên rất nhiều phiên bản khác nhau, trong đó, Unity Script chính là dạng độc quyền nhưng tương tự với JavaScript về cú pháp.
Bên cạnh đó, Unity cũng hỗ trợ cho cả APIs cấp thấp thông qua nền tảng Ios, nền tảng macOS như Metal; hỗ trợ trên nền tảng Android, Windown và Linux cho Vulkan; hỗ trợ cho Direct3D trên nền tảng của Xbox One và Windown.
Ở các sản phẩm game 3D thì Unity tạo ra đập điểm kỹ thuật cho độ phân giải và kết cấu của công cụ phục vụ trò chơi. Đồng thời cũng đem về sự hỗ trợ cần thiết cho hàng loạt các yếu tố khác về hiệu ứng bóng đổ thông qua việc dùng render, shadow để có thể thiết lập được các hiệu ứng toàn cảnh. Rất nhiều nhà phát triển sử dụng dịch vụ hỗ trợ của chương trình Unity.
Điểm nổi bật nhất của Unity chính là thiết lập được các trò chơi có thể chạy trên nhiều nền tảng. Cụ thể, chương trình này đang hỗ trợ cho các nền tảng say: Android và Android TV, Fire OS, Facebook Gameroom, Gear VR, Google Day Dream, Google Cardboard, Linux, HoloLens, HTC Vive, Nintendo 3D Family, Ios,…
Xem thêm: Các phần mềm quản lý nhân sự miễn phí
3. Lịch sử phát triển của Unity
Unity được bắt đầu khởi động vào năm 2005 mang theo mục đích to lớn là dân chủ hóa đối với vấn đề phát triển game, mở rộng khả năng cung cấp cho nhiều nhà phát triển. Bước sang năm 2006, Unity trở thành á quân của hạng mục Best Use of Mac OS X Graphics của Apple Inc trong chương trình Apple Design Awards.
Ứng dụng ban đầu của apple đó là phục vụ cho Mac OS X, về sau mở rộng thêm phạm vi phục vụ đến cả những nền tảng Microsoft Windown cũng như trên Web.
Vào năm 2007, phiên bản 2.0 của Unity được ra mắt và mang đến thêm 50 tính năng. Trong đó, những tính năng phổ biến và có ứng dụng hữu ích có thể kể tới như tối ưu hóa công cụ địa hình ở trong môi trường 3D, Directional lights, Real – time dynamic Shadows, Spotlinghts, tính năng phát lại video.
Vào năm 2008, thời điểm này Apple có sự kiện ra mắt cửa hàng trực tuyến App Store, khi đó, Unity cũng đã bổ sung thêm nhiều tính năng hỗ trợ trên dòng điện thoại iPhone. Sau đó nhiều năm, nó đã trở thành một công cụ phổ biến được các nhà phát triển sử dụng để phát triển các game trên nền tảng iOS nói chung.
Tháng 9/2010, bản Unity 3.0 ra mắt mở rộng thêm các tính năng liên quan đến mảng đồ họa cho máy tính bàn và video game Consoles. Không chỉ hỗ trợ riêng cho Android, Unity phiên bản này còn có cả tính năng tích hợp những công cụ lại với nhau để tạo ra nhiều giá trị độc đáo, đặc biệt hơn nữa.
Bước sang năm 2012, Unity đã thu hút về số lượng người dùng khủng khoảng hơn 1,3 triệu người. Họ sử dụng chương trình này để phục vụ cho việc phát triển các game trên nhiều nền tảng khác nhau từ Android, iOS cho tới máy tính PC, các máy chơi game và cả hình thức chơi game trên nền tảng web. Bắt đầu từ đây, Unity bước vào công cuộc phát triển game đa nền tảng.
Dường như hành trình phát triển của Unity khá suôn sẻ với những lời khen ngợi không ngớt. Hầu hết các nhà phát triển đều ghi nhận sự đóng góp tuyệt vời của Unity khi nó là một trong những yếu tố góp phần làm cho nền công nghệ lập trình game ngày một tân tiến và hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại mới.
4. Ưu điểm của Unity
Trong hệ sinh thái của game sẽ gồm nhiều chức năng cơ bản, chúng bao gồm khả năng cung cấp các công cụ kết xuất đồ họa để phục vụ cho những dạng hình ảnh 2D, hình ảnh 3D, âm thanh, hình ảnh động, mã nguồn, trí tuệ nhân tạo, quản lý bộ nhớ, các công cụ vật lý,… Tất cả những yêu cầu tân tiến này đều thuộc vào khả năng của Unity.
Nhưng bên cạnh những chức năng cơ bản này thì Unity còn có nhiều lợi thế khác có thể ăn đứt các engineer khác. Chúng bao gồm:
- Khả năng dùng được ngôn ngữ phổ biến C#.
- Hỗ trợ được trên đa nền tảng: Các lập trình game có thể sử dụng Unity 3D kết hợp cùng C#/ Script để tạo bản game hoàn thiện. Unity tiếp tục cho phép lập trình xây dựng – build nhiều phiên bản game từ bản hoàn thiện để tương thích trên nhiều nền tảng mà chẳng cần phải bỏ thêm công sức, quá trình viết code nào nữa. Điều này giúp chúng ta tiết kiệm được khá nhiều thời gian đối với công cuộc xây dựng game, nâng cao thêm mức độ an toàn trong suốt quá trình lập trình.
- Dễ dàng sử dụng đến mức các lập trình viên nghiệp dư cũng có thể sử dụng. Lý do là bởi vì Unity được xây dựng trong môi trường diễn ra sự tích hợp, đảm bảo đem đến cho các lập trình game hệ thống an toàn trong tất cả các khâu, từ soạn mã nguồn cho đến việc xây dựng các công cụ tự động và trình sửa lỗi.
- Tính kinh tế cao: Doanh nghiệp và cá nhân nếu có doanh thu thấp hơn một giới hạn nhất định, cụ thể là thấp hơn 100.000 USD mỗi năm thì được sử dụng Unity miễn phí. Đối với bản Pro, chi phí cần phải trả cũng không quá cao nếu như sao với những lợi thế tuyệt vời mà chương trình này mang lại.
- Thị trường Game Việt Nam rất ưa chuộng sử dụng Unity, đến cả các dòng game Studio cũng dùng tới nó như VNG, VTC,…
- Thư viện của Unity đa dạng, phong phú.
- Cộng đồng của Unity rất rộng lớn và hoạt động mạnh do nó là một engineer phổ biến nhất toàn cầu.
- Hỗ trợ cả Networking trong việc phát triển MMO game.
Đến đây, chúng ta sẽ khép lại những hiểu biết cơ bản về Unity là gì. Những nội dung đã được cung cấp trong bài viết sẽ là nguồn tư liệu vừa cơ bản vừa quan trọng đem đến cho những lập trình game nói chung có thêm nhiều cơ sở để phát triển con đường sự nghiệp của mình hơn nữa.
Tham gia bình luận ngay!