Nếu bạn đang còn trăn trở với đống giấy tờ xin việc, xin nhập học sắp tới của mình hãy cùng topcvai.com khám phá ngay những điều thú vị ở bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ cho bạn về khái niệm, chức năng và lợi ích của văn phòng công chứng.
1. Khái niệm văn phòng công chứng là gì?
Văn phòng công chứng là một tổ chức được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, thay mặt và hỗ trợ nhà nước trong việc công chứng các loại giấy tờ cho người dân, giảm bớt áp lực về nhu cầu công chứng cho các cơ quan nhà nước. Đồng thời, văn phòng công chứng phải hoạt động trên những quy định có trong luật về công chứng. Các văn phòng công chứng có tài khoản riêng, con dấu riêng và tài chính tự chủ.
Mức phí ở các văn phòng công chứng thường dao động từ 20- 100 nghìn đồng tùy loại giấy tờ. Nhưng với các hợp đồng, giấy tờ liên quan tới tài sản lớn có thể lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng.
Khi đi công chứng, bạn đừng quên mang theo bản gốc của giấy tờ nhé. Điều này vô cùng quan trọng để công chứng viên có thể biết được những giấy tờ bạn mang đến văn phòng có đúng sự thật hay không. Bạn cũng có thể công chứng thêm một vài tờ phòng lúc cần thiết để không phải chạy tới chạy lui. Nhưng hãy lưu ý dấu công chứng với một số loại giấy tờ cũng có thời hạn sử dụng đó, nên hãy quyết định sử dụng một cách có tính toán nha. Ví dụ như bằng cấp, bảng điểm thì vô thời hạn, chứng minh dân dân (căn cước công dân) thì đúng theo hạn sử dụng của loại giấy tờ đó- 15 năm. Nhưng thường thì trong các cuộc giao dịch, quá trình nhập học, đăng ký ứng tuyển xin việc; các công ty, doanh nghiệp thường yêu cầu những giấy tờ đã được công chứng cách đó tối đa là 6 tháng để đảm bảo giấy tờ bản gốc còn hiệu lực thi hành.
2. Văn phòng công chứng có chức năng gì?
- Công chứng các hợp đồng hay giao dịch của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, khu vực, quốc gia theo quy định của pháp luật. Trong đó các loại giấy tờ như: hợp đồng mua bán nhà đất, di chúc, hợp đồng mua bán và sử dụng đất, chuyển nhượng tài sản,...
Để đảm bảo rằng những gì nói trước vẫn là đúng sau một thời gian nhất định thì các đối tượng trong một cuộc giao dịch cần đảm bảo bằng việc đi công chứng giấy tờ.
Ví dụ như trong trường hợp làm di chúc: trong khi người làm di chúc còn sống, đã lập di chúc. Nhằm đảm bảo tờ di chúc đó là sự thật, sau này mọi người sẽ không xảy ra nghi ngờ về độ chính xác của bản di chúc đó. Người lập di chúc sẽ tới văn phòng công chứng để xác thực độ chính xác của bản di chúc. Để sau này, dù chưa tuyên bố di chúc trước những người được hưởng thì nó vẫn sẽ được thực hiện.
- Công chứng các giấy tờ tùy thân mà nhà nước, tổ chức có thẩm quyền cung cấp cho người dân: chứng minh nhân dân (căn cước công dân), sơ yếu lý lịch, bằng cấp, giấy khai sinh,...
Hiện tại, khi muốn xin việc ở các công ty lớn, thậm chí chỉ là nhân viên ở một quán ăn bình dân cũng cần có giấy tờ để người chủ đảm bảo biết được tên tuổi, quê quán, cách thức liên hệ tới người đang làm việc cho mình, đảm bảo được những hợp đồng có liên quan cũng như để phòng trường hợp xảy ra những tình huống không mong muốn.
Người xin việc sẽ thường phải nộp sơ yếu lý lịch kèm theo các giấy tờ tùy thân có công chứng. Do đó, khi muốn xác thực các giấy tờ có liên quan, đảm bảo các tờ photo đó chưa được chỉnh sửa so với bản gốc thì người đó phải tìm đến các văn phòng công chứng để được giúp đỡ.
3. Lợi ích của việc tới văn phòng công chứng
- Đối với người dân:
+ Nhanh, tiện lợi: Việc đến Ủy ban nhân dân xã (phường) cũng có thể giúp người dân công chứng giấy tờ, nhưng người làm trong Ủy ban vô cùng nhiều hoạt động khác nhau, đảm bảo vô số yêu cầu của người dân địa phương. Chọn đến văn phòng công chứng sẽ giúp người dân đảm bảo được thời gian làm việc, không phải chờ đợi lâu. Ở các vùng quê, văn phòng công chứng còn khá ít, nhưng ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn thì văn phòng công chứng mọc lên rất nhiều. Người dân có thể dễ dàng tìm kiếm những văn phòng công chứng có dịch vụ chăm sóc khách hàng ưng ý nhất.
+ Đảm bảo giấy tờ được công chứng là đúng so với bản gốc: Các văn phòng công chứng được ủy quyền làm việc; vì vậy, họ phải làm việc có trách nhiệm. Khi bạn mang bản photo đến công chứng thì cần phải mang theo bản gốc để họ đối chiếu và đóng dấu xác nhận đúng theo luật công chứng quy định. Thế nên, bạn hãy cứ yên tâm về độ uy tín của các văn phòng công chứng
Tuy nhiên, cũng có một vài bất lợi cho người dân về mặt kinh tế. Bởi chi phí công chứng ở văn phòng công chứng thường đắt hơn so với ở các ủy ban nhân dân. Nhiều văn phòng còn không thực hiện đúng quy định về giá, thu khống chi phí công chứng.
- Đối với nhà nước:
+ Nhu cầu công chứng của người dân rất cao, một ủy ban nhân dân xã (phường) cần hoạt động hết công suất để phục vụ cho hàng nghìn hộ dân trong xã. Do đó, sự có mặt của văn phòng công chứng giúp giảm được áp lực của cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước có thời gian, điều kiện nhiều hơn để thực hiện các công tác nghiệp vụ khác.
+ Việc xuất hiện các văn phòng công chứng, sẽ tạo công ăn việc làm cho người công chứng viên, giúp đất nước giảm áp lực về tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập bình quân đầu người.
+ Hoạt động của các văn phòng công chứng bản chất là hoạt động kinh doanh- cung cấp dịch vụ và thu phí. Do đó, văn phòng công chứng vẫn phải đảm bảo trách nhiệm, nghĩa vụ doanh nghiệp- nộp thuế giá trị gia tăng, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Từ đó, cũng là giúp nâng cao ngân sách của nhà nước.
Sau khi được ủy quyền nhiệm vụ công chứng giấy tờ, nhiều văn phòng công chứng không thực hiện hết trách nhiệm của mình. Họ thường không xuất hóa đơn để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, tiền thu được của người dân sẽ 100% vào túi của họ. Ngoài ra còn thực hiện các hành vi bất hợp pháp như tư vấn trốn thuế. Họ sẽ tư vấn cho người công chứng giảm giá trị của quyền sử dụng đất, các tài sản hợp đồng xuống để trong cuộc giao dịch này cả hai đều có lợi- vẫn đúng theo yêu cầu công chứng nhưng lại được trốn thuế một cách dễ dàng.
- Đối với văn phòng công chứng:
Văn phòng công chứng được ủy quyền làm việc nhưng hoạt động trên phương thức tự chủ về tài chính. Nên đối với văn phòng công chứng, việc thu phí từ người đi công chứng sẽ là nguồn thu chủ yếu của các văn phòng này.
4. Thủ tục và chi phí công chứng tại văn phòng công chứng
- Thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định: các hợp đồng, phiếu yêu cầu công chứng, giấy chứng nhận quyền sử hữu đất bản gốc, giấy chứng minh nhân dân bản gốc,...
Bước 2: Nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng: nếu hồ sơ đầy đủ bên công chứng sẽ tiến hành chứng nhận hợp đồng. Trong trường hợp thiếu giấy tờ, bên công chứng sẽ hướng dẫn bổ sung giấy tờ thiếu.
Bước 3: Các bên tham gia giao dịch ký tên vào sổ lưu, nhận hồ sơ cống chứng và đóng phí công chứng
- Phí công chứng tại văn phòng công chứng:
- Phí công chứng tính theo giá trị hợp đồng, giao dịch và giá trị tài sản:
- Phí công chứng không tính theo giá trị tài sản, giá trị hợp đồng:
topcvai.com mong rằng bài viết này giải đáp được thắc mắc về văn phòng công chứng là gì của đông đảo bạn đọc. Hy vọng bạn sẽ tìm được văn phòng công chứng có dịch vụ uy tín, chất lượng nhất để đảm bảo yêu cầu cần thiết của bản thân. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.
Tham gia bình luận ngay!