Vi bằng là gì và liệu vi bằng có đem lại sự mua bán nhanh chóng

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2024-07-16 09:19:40

Bạn muốn tìm hiểu về thủ tục liên quan tới nhà đất khi đang có nhu cầu mua bất động sản, đặc biệt việc bạn chưa có các giấy tờ về chứng thực của chủ cũ và bạn muốn sử dụng vi bằng để mua bán. Vậy vi bằng là gì, hình thức mua bán bằng vi bằng hiện nay thực sự có đem lại giá trị chứng thực hay không? Hãy tìm hiểu cùng topcvai.com tại bài viết về vi bằng này nhé!

Tìm Việc Làm Bất Động Sản

1. Bản chất vi bằng và sổ vi bằng là gì?

1.1. Vi bằng là gì trong mua bán

Vi bằng là gì trong mua bán
Vi bằng là gì trong mua bán

Được hiểu là một hình thức trong việc ghi nhận mua bán, sự kiện kèm theo hành vi mà thừa phát (người trung gian có thẩm quyền) lại chứng kiến . Việc ghi nhận trong hình thức này sẽ phải tuân thủ về sự khách quan, cùng tính trung thực nhất định. Và trong những trường hợp đặc biệt thừa phát lại sẽ có thể mời người chứng kiến cho việc thành lập vi bằng.

Trong quyền của thừa phát lại (đơn giản hiểu là một nhà tư vấn) thì việc thực hiện vi bằng tương đương với hoạt động công chứng giấy tờ nhưng bao hàm nghĩa rộng hơn cả công chứng. Bởi hoạt động công chứng đơn giản là việc chứng thực, sự hợp pháp của giao dịch hay hợp đồng bằng văn bản thì việc vi bằng lại là quá trình ghi nhận sự kiện, hành vi đó bằng việc phát lại văn bản để có thể đưa ra làm chứng cứ. 

Điều đặc biệt là bằng chứng này sẽ được coi là pháp lý và có sức ảnh hưởng trong quá trình xét xử, là yếu tố quan trọng mà tòa án sẽ cân nhắc khi giải quyết vụ án, là một cơ sở chính xác để xác định việc thực hiện giao dịch theo đúng quy định pháp luật.

Lấy về một ví dụ thực tế khi có một người A có ý định mua một ngôi nhà và ngôi nhà mà A muốn mua lại chung 1 sổ với 2 ngôi nhà khác. Bởi mảnh đất này với chủ sở hữu đứng tên đã xây dựng 3 căn nhà và họ muốn bán một căn cho A. Ngôi nhà này khi bán sẽ không có giấy tờ riêng nên chủ nhà có yêu cầu A ra phòng thừa phát lại để có thể lập ra vi bằng về giao dịch. Chủ nhà sẽ thực hiện viết giấy giao nhận tại đây còn A sẽ trao tiền và thủ tục hoàn tất.

1.2. Đặc điểm của việc lập nhà sổ vi bằng là gì?

Đặc điểm của việc lập nhà sổ vi bằng là gì?
Đặc điểm của việc lập nhà sổ vi bằng là gì?

Chính với khái niệm về vi bằng chúng ta cũng có thể hiểu phần nào về đặc điểm của việc lập nhà sổ vi bằng đúng không?

+ Hình thức lập vi bằng là dạng văn bản và văn bản do thừa phát lại lập ra và người chủ sẽ là người ký tên chứ không thể để người khác ký thay

+ Việc lập văn bản vi bằng sẽ cần sự tuân thủ nghiêm ngặt về các quy định của luật pháp đề ra cả về hình thức lẫn nội dung

+ Văn bản vi bằng này là việc chứng thực về sự kiện, hành vi của các bên cần tới đi đến ký kết. Tức là thừa phát lại là người chứng kiến, quan sát và phản ánh có sự trung thực về sự việc mua bán trong văn bản do thừa phát lập.

+ Việc vi bằng được lập lại theo đúng một trình tự, thủ tục của quy định pháp luật và văn bản được xem như là một chứng cứ với giá trị chứng minh trước pháp luật về việc xét xử nào đó

+ Vi bằng khi được coi là chứng cứ sẽ được sử dụng lâu dài và sao chép lại để lưu trữ theo quy định với sự bảo mật thông tin

2. Nhà vi bằng là gì và có thực sự là một lựa chọn an toàn

2.1. Vi bằng liệu có an toàn như chúng ta nghĩ

Vi bằng liệu có an toàn như chúng ta nghĩ
Vi bằng liệu có an toàn như chúng ta nghĩ

Có thể vi bằng sẽ đem lại lợi ích về sự nhanh hơn trong việc xin các thủ tục rườm rà và có giá trị khi xét xử nhưng không có nghĩa là chúng ta có quyền làm dụng vấn đề này. Hiện nay vẫn có rất nhiều người cho rằng việc vi bằng này có thể thay thế hoàn toàn cho công chứng nhưng có lẽ điều hiểu này là sai?

Vi bằng thực sự có giá trị những giá trị đó lại chỉ có giới hạn về việc ghi nhận cho những sự kiện hay hành vi mua bán mang tính trực tiếp chứng kiến bởi thừa phát lại. Có thể hiểu cụ thể trong các trường hợp như:

+ Việc ghi nhận hành vi

+ Sự trao đổi về giao nhận tiền

+ Giao và nhận các giấy tờ liên quan

Nếu để nói về nhà đất trong việc giao nhận thì vi bằng không có giá trị thay thế được hợp đồng đã được công chứng và chứng thực. Chính vì đó mà người mua sẽ không thực sự có quyền sử dụng đối với phần tài sản mua đó nên việc như sửa chữa, thế chấp là không được phép.

Dù vậy một số trường hợp mua bán chuyển nhượng đất đã thế chấp vấn xảy ra qua việc thi hành vi bằng, nên đôi khi sự tranh chấp phát sinh vẫn xảy ra. Vậy nên việc mua bán chuyển nhượng nhà đất bằng hình thức này cần có sự suy nghĩ tính toán rủi ro, đặc biệt với bên mua lại khi thực bằng văn bản tay này.

2.2. Liệu vi bằng có giá trị như chúng ta thực hiện công chứng

Liệu vi bằng có giá trị như chúng ta thực hiện công chứng
Liệu vi bằng có giá trị như chúng ta thực hiện công chứng

Hợp đồng vi bằng là gì hay cụ thể là việc mua bán khi được lập hợp đồng công chứng liệu có giá trị giống nhau hay không hay là sự trái ngược hoàn toàn. Vi bằng chỉ là sự ghi nhận được chứng kiến lại liên quan đến vấn đề tiền, giấy tờ liên quan của các bên mad thôi và không có giá trị thay thế cho hợp đồng. Còn với hợp đồng khi được công chứng và chứng thực thì tài sản đó mang tính hợp pháp thuộc về người mua.

Việc mua bán nhà đất tốt nhất là được thành lập thành văn bản hợp đồng tức là việc chuyển nhượng và sử dụng đất cùng các tài sản gắn liền đã được công chứng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc công chứng này có thể thực hiện tại phòng công chứng, văn phòng riêng làm giấy tờ hợp pháp liên quan sau đó là thực hiện các thủ tục về sang tên đổi chủ phù hợp.

Bạn có thể thấy rằng vi bằng không phải là cơ sở duy nhất và có giá trị chứng thực cho việc sang tên cho bên mua chỉ là văn bản này có giá trị làm chứng cứ về các quan hệ pháp lý mà thôi. Chứng thực cho việc các bên đã có thực hiện các giao dịch liên quan về bàn giao để làm cơ sở cho việc thực hiện giấy tờ hợp đồng sau này chứng không hề chứng cho nhận cho việc mua bán như hợp đồng.

Thực tế hơn vi bằng có thể có hình ảnh, ghi âm, video liên quan tới hành vi giao nhận này, và đơn giản là một hình thức đặt ra mang tính để lách luật và đôi khi trong tranh chấp cũng có thể bị bác bỏ là vô hiệu lực. Bạn cũng có thể xem hiểu cụ thể hơn về quy định của vi bằng tại điều 28 Nghị định 61/2024/NĐ-CP ban hành.

3. Các bước để tạo lập thủ tục công chứng vi bằng cần thiết

Các bước để tạo lập thủ tục công chứng vi bằng cần thiết
Các bước để tạo lập thủ tục công chứng vi bằng cần thiết

Để tạo lập một vi bằng có giá trị các bạn cần tuân thủ việc thành lập cụ thể về 3 bản chính như sau:

+ Một bản sẽ thuộc về người yêu cầu

+ Một bản đăng ký và được lưu giữ tại sở tư pháp

+ Một bản sẽ được lưu trữ tại văn phòng thừa phát theo quy định 

Vi bằng cũng giống như một biên bản được xác lập vậy và luôn có sự chứng thực trung thực và khách quan nhất được bên thứ trung gian xác nhận có thẩm quyền là thừa phát lại và sẽ là bằng chứng vững chắc bảo vệ cho hai bên mua bán về việc phòng tránh các rủi ro về pháp lý. Khi xảy ra mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp, văn bằng có giá trị tại cơ quan pháp luật và được coi là hợp lệ trước tòa.

Điều chú ý ở đây bạn sẽ cần đưa vi bằng vào sổ đăng ký của sở tư pháp sau 2 ngày vi bằng để tránh việc hết hiệu lực, về phía sở tư pháp cũng sẽ có quyền từ chối các vi bằng khi không được gửi theo hạn đã quy định hoặc có sự sai phạm không đúng và cần phải gửi lại thông báo.

4. Các tình huống mua bán được phép thành lập vi bằng

Không phải bất cứ tình huống nào cũng được bên thừa phát lại chấp nhận vi bằng cho việc hợp pháp hóa mà các cá nhân cần chú ý để biết về các trường hợp cho phép của việc vi bằng để tránh mất thời gian cũng như hiệu lực không thành công trong mua bán.

+ Vi có thể xác nhận trong các trường hợp liên quan đến giao nhận tiền, tài sản, hoàn thành quá trình kiểm kê tài sản, cũng như kiểm kê tài sản trước và sau khi kết hôn và trong trường hợp xảy ra tranh chấp ly hôn hoặc giao dịch mua bán cho thuê nhà đất.

Các tình huống mua bán được phép thành lập vi bằng
Các tình huống mua bán được phép thành lập vi bằng

+ Xác định được tình trạng các khu vực đất liền kề khi thực hiện xây dựng, việc hư hại nhà cùng các tài sản do cá nhân tổ chức khác gây nên, tình trạng đất sử dụng không đúng mục đích và bị chiếm lấn trái phép.

+ Các hành vi liên quan tới việc trái pháp luật về báo chí phát thanh, thông tin không đúng sự thật mang tính vu khống, đưa thông tin sai khi chưa được phép,...

+ Vi bằng về hành vi chậm trễ trong thực hiện công việc thi công, khi nghiệm thu hay các yếu tố về sự ô nhiễm tác động xấu tới môi trường.

+ Chiếm giữ các tài sản mang tính trái phép, mua bán hàng giả trong kinh doanh thương mại và các hành vi liên quan đến sự cạnh tranh đối thủ không lành mạnh.

+ Vi bằng cũng có thể áp dụng cho việc chứng thực các cuộc họp liên quan các vấn đề từ cá nhân đến tổ chức.

+ Các cá nhân thực hiện các từ chối về công việc mà theo quy định ban hành được phép từ chối và tổ chức cá nhân làm việc phải thực hiện.

+ Ngoài ra còn xác định các sự kiện pháp lý, giao dịch khác mà pháp luật không thuộc thẩm quyền cho việc xử lý công chứng theo quy định pháp luật đề ra.

Hy vọng rằng mọi thông tin cùng các thủ tục liên quan được sự xác nhận của vi bằng mà topcvai.com chia sẻ trên bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vi bằng là gì. Để từ đó các bạn có nguồn thông tin bổ ích áp dụng trong cuộc sống khi thực hiện bất kỳ thủ tục nào tránh được yếu tố rủi ro về xét xử.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: