Viên chức quản lý là gì? Công việc này có trọng trách thế nào

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2022-07-28 17:13:49

Viên chức quản lý là gì? Những cơ hội và thách thức của người làm viên chức quản lý, không ít người có mơ ước được làm trong các cơ quan nhà nước, vậy cần có điều kiện gì để trở thành một người viên chức quản lý giỏi.

1. Viên chức quản lý là gì?

Theo quy định của chính phủ viên chức quản lý là người được các cơ quan bộ ngành bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn nhất định, giữ chức vụ điều hành một cơ quan tổ chức thực hiện các công việc trong đơn vị công lập và được hưởng mức phụ cấp chức quản lý. Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện các công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị công lập.

Quản lý viên chức là gì?
Quản lý viên chức là gì?

Theo cách giải thích trên thì viên chức quản lý là người thực hiện các nội dung và hướng dẫn xây dựng kế hoạch, nhằm thực hiện các chính sách, chủ trương mà nhà nước đề ra. Thông qua những nội dung quản lý đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành chỉ đạo thực hiện nội dung này. Thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng quản lý viên chức, để quản lý các nội dung về đào tạo, phân tích nhu cầu lập kế hoạch theo tiêu chuẩn và bồi dưỡng những ứng cử viên sáng giá cho chức vụ quản lý, cung cấp khả năng tổ chức cũng như lãnh đạo và ghi nhận kết quả. Những kết quả này sẽ được cập nhật vào hồ sơ của các viên chức, ngoài ra thông qua đó có thể đánh giá được năng lực, trình độ chuyên môn của từng người từ đó giúp phát hiện và lựa chọn được các cán bộ giỏi vào bộ máy quản lý.

2. Kỹ năng và điều kiện để viên chức có thể lên chức quản lý trong các cơ quan, hoạt động của nhà nước

2.1. Các kỹ năng cần có của một người viên chức

Là một viên chức, đại diện cho nhà nước quản lý tình hình thực hiện các chủ trương, quyết sách mà Đảng đã đề ra, để  thể vững vàng với vị trí đó, ứng viên cần có các kỹ năng nào:

-       Đầu tiên, viên chức quản lý đảm nhiệm chức vụ quản lý phải có khả năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề, cần có kỹ năng quản lý tốt và khoa học, là một người chu toàn biết lên kế hoạch cho các công việc được giao, xác định được nguồn nhân lực để phân công thực hiện các vấn đề, đảm bảo tốt các tiến độ công việc, là người triển khai tốt các mục tiêu phát triển của Đảng đồng thời đại diện cho Đảng triển khai các kế hoạch đến nhân dân.

Kỹ năng cần có
Kỹ năng cần có

-       Thứ hai, là người đứng đầu một đơn vị, nên việc có trách nhiệm cao trong công việc là điều  bắt buộc phải có ở người viên chức quản lý. Họ phải là người nghiêm minh chính trực, có được sự đồng thuận của cấp dưới và đặc biệt là nhân dân, để thực hiện tốt các chủ trương và nhiệm vụ của sự nghiệp đó.

-       Thứ ba, viên chức là người có khả năng thu phục lòng người và giành được sự tin tưởng của nhân dân. Khả năng thu phục lòng người ấy thể hiện sự quan tâm thấu hiểu, biết làm việc tốt cho nhân dân, hành động trên sự tự nguyện chứ không phải ép buộc. Phải là một con người có uy tín thì mới nhận được sự tin tưởng của mọi người, tạo được thiện cảm trong cách xử lý công việc.

-       Thứ tư, phải là người có khả năng truyền đạt, giao tiếp tốt. Việc này rất quan trọng khi thực hiện truyền đạt các chủ trương mà nhà nước đề ra. Những Vấn đề mang tính vĩ mô không phải ai cũng có thể hiểu được trong một sớm một chiều, vì vậy cần có người lãnh đạo giải quyết đốc thúc công việc. Khả năng giao tiếp tốt cũng sẽ làm cho người lãnh đạo được yêu quý hơn, lối giao tiếp thông minh giúp làm dịu đi các mối quan hệ xấu và thể hiện tinh thần đàm phán trong mọi tình huống.

-       Thứ năm, khi đã là một viên chức quản lý, bạn phải là người có nghiệp vụ chuyên môn xuất sắc, đứng trên cương vị là người quản lý cần thể hiện được sự am hiểu về nghiệp vụ, để từ đó có thể giải quyết được các vấn đề phát sinh.

Là người giỏi
Là người giỏi

2.2. Bổ nhiệm quản lý viên chức

2.2.1. Các điều kiện để bổ nhiệm quản lý viên chức

Viên chức quản lý là một người giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý  nước nên điều kiện để xác nhận viên chức quản lý nhà nước có phần khắt khe hơn, cụ thể như:

-       Thứ nhất phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng và Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể theo từng chức vụ được quy định. Do đó là một quản lý viên chức không những cần có kiến thức uyên thâm mà còn phải thỏa mãn những điều kiện chung của cơ quan đơn vị có thẩm quyền.

-       Thứ hai là phải có lý lịch xác minh,  thường xuyên nhận được sự điều chuyển từ các ban lãnh đạo, cần có nguồn kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

-       Thứ ba: có các điều kiện về độ tuổi, tính theo các năm công tác, những người công tác đủ thời gian tại một vị trí và có kết quả tốt, có khả năng được bổ  lên  chức vị cao hơn, và điều quan trọng là trong tổ chức Đảng còn có cả khái niệm bổ nhiệm theo tuổi công .

-       Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất đối với tất cả mọi người là sức khỏe, người có sức khỏe tốt mới có thể đảm đương chức vụ và cống hiến cho nhân dân, cho tổ quốc.

2.2.2. Trách nhiệm và thẩm quyền của viên chức quản lý là gì?

Là một người có chức vụ quyền hạn nên trách nhiệm của viên chức quản lý cũng vì thế mà tăng cao:

-       Người đứng đầu là các thành viên trong cấp ủy hay cơ quan lãnh đạo có trách nhiệm đề xuất nhân sự và thực hiện xem xét, đánh giá đối với mỗi nhân sự được đề xuất.

-       Tập thể cấp ủy, các cơ quan lãnh đạo có nhiệm vụ thực thu xem xét các quyết định nhằm đánh giá hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh xem xét bổ nhiệm.

-       Cá nhân hay tập thể được đề xuất phải là người có khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật, có khả năng hay thẩm quyền về ý kiến đề xuất xem xét đánh giá, được kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức hay lối sống; có các năng lực công tác, thể hiện được ưu- nhược điểm của nhân sự được bổ nhiệm.

-       Bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ và các cơ qua chức năng có thẩm quyền, các đơn vị tổ chức liên quan, chịu trách nhiệm về các kết quả thẩm định về các đề xuất nhân sự theo quyền hạn và nghĩa vụ của mình.

-       Tập thể lãnh đạo phải là người đứng đầu các quyết định bổ nhiệm, có trách nhiệm đối với các quyết định mà mình đưa ra, chỉ đạo các công tác kiểm tra giám sát các hành vi, vi phạm của công tác cán bộ.

-       Viên chức quản lý được đề xuất phải chịu trách nhiệm về việc kê khai lý lịch, nhân thân và các hồ sơ cá nhân, thu nhập cá nhân để giải trình cho các đơn vị liên quan.

-       Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định, trường hợp có quy định khác về thẩm quyền bổ nhiệm thì bắt buộc phải thực hiện theo quy định chuyên ngành.

Viên chức với tầm nhìn
Viên chức với tầm nhìn

Trên đây là thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm được quy định rất cụ thể theo các quy định của pháp luật.

3. Một số trường hợp viên chức quản lý bị thôi miễn nhiệm

 Nhà nước cũng có một số quy định về việc có thể bãi nhiệm với một số trường hợp sau:

-       Một số trường hợp cơ bản như có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao

-       Bị xử lý kỷ luật, dù chưa phạm tội nặng đến mức bị cắt chức nhưng do yêu cầu cần phải thay thế

-       Bị xử lý cảnh cáo 2 lần trong thời gian đương nhiệm

-       Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm cảnh cáo về quy định nội bộ và một số quy định khác về pháp luật

-       Viên chức sau khi bị miễn nhiệm thì người đứng đầu có trách nhiệm phân công thay thế.

-       Viên chức quản lý có sau khi có quyết định cho thôi giữ chức vụ được bố trí công tác phù hợp với công việc được giao

-       Và cuối cùng viên chức bị miễn nhiệm sẽ không được hưởng các loại phụ cấp.

Một số viên chức quản lý bị kỷ luật
Một số viên chức quản lý bị kỷ luật

Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi viên chức quản lý là gì? Để làm một người quản lý viên chức bạn phải là người vừa có đức, vừa có tài, vừa đóng góp công lao và sự hi sinh của mình để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: