1. Định nghĩa về Viện kiểm sát là gì?
“Viện kiểm sát” hiểu đơn giản nhất chính là cơ quan có chức năng thực hiện các quyền công tố và thuộc nhánh Tư pháp của bộ máy nhà nước. Cụ thể, cơ quan này đảm nhiệm các chức năng về kiểm sát những các quan, tổ chức khác của nhà nước theo các cấp từ Bộ trở xuống đến các tổ chức về kinh tế - xã hội và các đơn vị lực lượng vũ trang, công dân. Qua đó, có thể đảm bảo được tất cả mọi người có đang tuân thủ theo đúng quy định mà luật pháp đã đưa ra hay không. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát còn đảm nhiệm thực hành quyền công tố, các công tác liên quan đến điều tra các tội phạm theo quy định của luật tố tụng hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân tại Việt Nam hiện nay đang được tổ chức một cách có hệ thống, bao gồm các vị trí khác nhau như là Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tại các cấp chính quyền địa phương, Viện kiểm sát trong quân sự. Hệ thống này được chỉ đạo hoạt động tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Viện trưởng của Viện kiểm sát cấp dưới sẽ nhận chỉ thị và thực hiện theo các chỉ đạo của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
- Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân hoạt động ở các cấp địa phương sẽ nhận chỉ thị làm thực hiện theo sự lãnh đạo của các viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, là một quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, bộ máy chính quyền của Việt Nam cũng được xây dựng theo con đường đó và được xây dựng dựa trên nguyên tắc là quyền lực sẽ thuộc về nhân dân. Theo đó, nhân dân sẽ thực hiện các quyền lực thông qua các tổ chức, cơ quan đại diện hay còn được gọi là Hội đồng nhân dân ở các cấp.
Và hiện nay, Quốc hội chính là cơ quan quyền lực cao nhất tại Việt Nam, tuy nhiên cơ quan này sẽ không trực tiếp thực thi các quyền hành mà chỉ thị các cơ quan cấp dưới thực hiện. Trong đó, Viện kiểm sát sẽ đảm nhiệm chức năng tuân thủ theo các quy định về luật pháp nằm trong Hiến pháp đã được ban hành.
Xem thêm: [Bật mí] Điều tra hình sự là gì - Sự nắm bắt quy trình điều tra
2. Một số thông tin về Viện kiểm sát bạn cần biết
2.1. Viện kiểm sát có chức năng – nhiệm vụ như thế nào?
Là một cơ quan có quyền công tố và kiểm soát toàn bộ các hoạt động tư pháp của quốc gia, Viện kiểm sát thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Chức năng thực hành quyền công tố: Đây là hoạt động chính và được thực thi trong các trường hợp tố tụng hình sự. Qua đó, Viện kiểm sát sẽ thực hiện buộc tội những đối tượng vị phạm pháp luật cần phải xử phạt. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình là khởi tố, tiến hành truy tố các đối tượng hình sự, điều tra các vụ án đi đến xét xử tại tòa án thì quyền công tố sẽ được áp dụng.
- Viện kiểm sát cũng thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ những hoạt động của người dân có liên quan đến tư pháp, cụ thể đó là thực hiện việc kiểm tra sát sao về sự hợp pháp của các hành vi, các quyết định mà tổ chức hay cá nhân đưa ra trong phạm vi của tư pháp. Và chức năng này sẽ được thực hiện trong các trường hợp họ tiếp nhận sự việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tố giác, các kiến nghị khởi tố tội phạm.
- Ngoài ra, Viện kiểm sát cũng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong các vụ xử lý hành chính, hình sự, các trường hợp dân sự, hôn nhân gia đình, các hoạt động của tổ chức kinh doanh, tố cáo, khiếu nại,... trong phạm vi tư pháp mà họ đang kiểm soát.
Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì Viện kiểm sát sẽ có nhiệm vụ chính là bảo vệ cho các quyền của con người, quyền của công dân, thi hành theo Hiến pháp, pháp luật và xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
2.2. Tìm hiểu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát là một hệ thống hoạt động độc lập với 4 cấp tổ chức chính bao gồm:
- Cấp Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Cấp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện nay tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng đều có cấp này).
- Cấp Viện kiểm sát nhân dân ở các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương (hiện cả nước có 63 Viện kiểm sát cấp này).
- Cấp Viện kiểm sát nhân dân tại các quận, huyện, thị xã,... (hiện có khoảng 191 Viện kiểm sát cấp này).
Bên cạnh đó, trong bộ máy tổ chức của Viện kiểm sát còn bao gồm cấp Viện kiểm sát quân sự tại các cấp Trung ương, Quân khu, Quân chủng, cấp khu vực địa phương,...
2.3. Phân biệt Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân
Hiện nay, Viện kiểm sát và tòa án nhân dân được xem là 2 cơ quan quan trọng nhất đại diện cho quyền lợi của con người, đồng thời cũng đại diện cho nhà nước thực thi các quyền có liên quan đến con người. Một trong số những hoạt động không thể thiếu đó chính là xét xử các vụ án, giúp mang lại sự công bằng, đảm bảo công lý cho con người, xã hội.
Tuy vậy, đối với mỗi cơ quan lại đảm nhiệm những chức năng hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt này nhé.
- Xét về chức năng – nhiệm vụ
+ Đối với Viện kiểm sát thì thi hành các quyền công tố cũng như kiểm soát các hoạt động có liên quan đến tư pháp với nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, luật pháp, các quyền con người, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các tổ chức, cá nhân,...
+ Còn đối với tòa án nhân dân thì có chức năng là cơ quan xét xử và thực hiện các quyền về tư pháp với nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý và lợi ích của nhân dân, nhà nước.
- Xét về chức vụ người đứng đầu các cơ quan
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người đứng đầu tại cơ quan Viện kiểm sát.
+ Còn tòa án người đứng đầu là Chánh án tòa án nhân dân tối cao.
- Xét về cơ cấu tổ chức của các cơ quan
+ Đối với Viện kiểm sát thì cơ quan cao nhất bao gồm: Ủy ban kiểm sát, văn phòng, các cơ quan điều tra, các cục - vụ - viện tương đương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan báo chí, các Viện kiểm sát quân sự trung ương, nhân sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,...
+ Còn cơ cấu tổ chức tại tòa án gồm có: Hội đồng thẩm phán, bộ máy giúp việc, các cơ sở đào tạo cán bộ, nhân sự làm việc tại tòa án,...
- Một số chức danh tư pháp của các cơ quan:
+ Với Viện kiểm sát thì gồm có: Thủ trưởng – phó thủ trưởng các cơ quan điều tra, kiểm soát viên, kiểm tra viên, điều tra viên.
+ Với tòa án nhân dân thì gồm có các chức danh là: Chánh án – phó chánh án, các thẩm phán, hội thẩm, các thẩm tra viên và thư ký.
Như vậy, Viện kiểm sát và tòa án là 2 cơ quan hoàn toàn khác nhau nhưng thực chất lại có liên quan với nhau, cùng thực hiện các chức năng – nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo cho quyền lợi của con người, xã hội, bảo vệ lợi ích của đất nước và góp phần mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tham khảo: Luật hành chính là gì? Cập nhật thông tin về luật hành chính
3. Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố như thế nào hiện nay?
Theo như Điều 107, tại khoản 1 của Hiến pháp năm 2013 quy định thì Viện kiểm sát nhân dân sẽ đứng tra thực hành các quyền về công tố, đồng thời có chức năng kiểm soát toàn bộ các hoạt động liên quan đến tư pháp.
Còn theo quy định trong Điều 2 tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được năm 2014 thì cơ quan Viện kiểm sát nhân dân hoàn toàn có quyền thực hành những hoạt động trong quyền công tố, đồng thời kiểm soát những hoạt động về mặt tư pháp theo quy định mà nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã đưa ra.
Như vậy, với 2 điều khoản trên thì có thể thấy rằng, quyền công tố chính là 1 trong những chức năng chính của Viện kiểm sát. Cụ thể, nội dung của quyền đó là:
- Viện kiểm sát thực hiện khởi tố các bị can trong các vụ án, đứng ra điều tra và làm rõ sự thật của các vụ án đó. Đồng thời đưa ra quyết định về việc khởi tố bị can sau khi đã điều tra ra chứng cứ.
- Viện kiểm sát là cơ quan chức năng tiến hành truy tố bị can trước tòa án khi đã có kết quả điều tra cụ thể và có thể chứng minh được các cá nhân, tổ chức phạm tội.
- Đây là cơ quan sẽ đứng ra buộc tội các bị cáo, đồng thời có khả năng bảo vệ những lời buộc tội đó trong các phiên tòa. Cụ thể đó là công bố về cáo trạng, trực tiếp tham gia vào quá trình xét xử và tra hỏi bị cáo, luận tội cũng như tranh luận về vụ án tại phiên tòa sơ thẩm.
Và quy định đối với phạm vi thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát như sau:
- Viện kiểm sát có quyền được giải quyết các tố giác hay khi nhận được các thông tin khai báo về đối tượng phạm tội và có kiến nghị về việc khởi tố những đối tượng đó.
- Viện kiểm sát có thể khởi tố và điều tra về các vụ án hình sự.
- Tham gia vào quá trình truy tố các tội phạm, xét xử các vụ án cũng như hình xử các tội phạm.
- Được phép tham gia điều tra một số nhóm tội phạm hay có thể tương trợ cho các hoạt động hình sự tư pháp.
Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã hiểu và nắm rõ về Viện kiểm sát là gì cùng những thông tin quan trọng liên quan đến cơ quan này. Từ đó, có thể hoàn toàn yên tâm khi quyền công dân, quyền con người của mình và tất cả mọi người đều đang được bảo vệ bởi một cơ quan nhà nước có trách nhiệm.
Tham gia bình luận ngay!