Vốn pháp định là gì? Các quy định luật về vốn pháp định

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-05-20 15:16:37

Trong các doanh nghiệp hoạt động hiện nay, vốn pháp định là số vốn mà doanh nghiệp ít nhất phải có khi tham gia một trong những ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật. Vậy vốn pháp định có vai trò gì trong quá trình hoạt động doanh nghiệp? Hãy cùng topcvai.com tìm hiểu ngay nhé!

1. Vốn pháp định là gì?

Theo như luật doanh nghiệp ban hành năm 2005 được ban hành có quy định về khái niệm vốn pháp định rằng: “ Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà các doanh nghiệp ít nhất phải có khi thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật “.

Vốn pháp định là gi
Vốn pháp định là gì

Theo đó, có thể hiểu rằng vốn pháp định là mức vốn tối thiểu cần phải có khi các bạn bắt đầu tạo lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và cũng được coi là điều kiện để bạn có thể hoạt động kinh doanh, buôn bán trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Lấy ví dụ như trong lĩnh vực ngành ngân hàng theo nghị định 83/2019/NĐ-CP của chính phủ ban hành quy định mức vốn của tổ chức tín dụng cụ thể như sau: ngân hàng thương mại 3000 tỷ đồng, ngân hàng chính sách 5000 tỷ đồng và ngân hàng hợp tác xã 3000 nghìn tỷ đồng.

2. Đặc điểm của vốn pháp định

Đặc điểm của vốn pháp định
Đặc điểm của vốn pháp định

Một số đặc điểm của yếu của vốn pháp định như sau:

- Về đối tượng áp dụng: Áp dụng với các cá nhân, tổ chức kinh doanh, pháp nhân,... theo yêu cầu của vốn pháp định.

- Về phạm vi áp dụng: Vốn pháp định áp dụng với một số ngành nghề kinh doanh nhất định được quy định trong hệ thống ngành Kinh tế Việt Nam.

- Thời điểm áp dụng: giấy xác nhận vốn pháp định được cấp khi doanh nghiệp bắt đầu cấp giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động.

- Trong thời gian hoạt động kinh doanh thì vốn chủ sở hữu không được phép thấp hơn vốn pháp định và phải phù hợp với vốn pháp định của doanh nghiệp.

- Vốn pháp định của doanh nghiệp được quy định trong các văn bản pháp luật ban hành qua các nghị định và thông tư,...

3. Ý nghĩa của vốn pháp định trong doanh nghiệp

Ý nghĩa của vốn pháp định trong doanh nghiệp
Ý nghĩa của vốn pháp định trong doanh nghiệp

Đối với việc pháp luật quy định vốn pháp định trong một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định không phải một quy định xâm phạm quyền tự do kinh doanh của các ngành nghề. Mục đích của việc quy định vốn pháp luật là bảo về quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng, khách hàng và đối tác hoạt động trong các lĩnh vực đó.

Có thể nói rằng, những quy định về vốn pháp định mà pháp luật đưa ra đối với các ngành nhạy cảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của nước nhà và ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người dân như những ngành liên quan đến bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng,...

Việc vốn pháp định được đưa ra đối với các doanh nghiệp có thể chứng mình với các cơ quan kinh tế-nhà nước thấy rằng doanh nghiệp mình có đủ tiềm lực kinh tế để hoạt động lĩnh vực này. Tùy đó mới có thể đảm bảo độ an toàn, quyền lợi và lợi ích chính đáng của khách hàng khi tham gia giao dich với doanh nghiệp mình.

Bên cạnh đó các cơ quan xác nhận mức vốn phải luôn giám sát số vốn pháp định của doanh nghiệp để cảnh báo với người tiêu dùng và chủ nợ khí số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm sút. Đồng thời cũng để nhắc nhở với các doanh nghiệp phải chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh để đảm bảo an toàn nguồn tiền và tài sản của mình.

4. Quy định số vốn pháp định trong các ngành nghề

Quy định số vốn pháp định trong doanh nghiệp
Quy định số vốn pháp định trong doanh nghiệp

Hiện nay, pháp luật quy định các ngành nghề kinh doanh khách nhau sẽ có nhưng quy định về số vốn pháp định khác nhau. Do đó, để thực hiện tốt các quy định của pháp luật thì các bạn hãy lưu ý một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định sau:

4.1. Doanh nghiệp trong mảng kinh doanh bất động sản

Theo quy định tại khoản 1, điều 3, nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định rằng các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản phải có mức vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng.

4.2. Doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ đòi nợ

Tại điều 13, nghị định 107/2007/NĐ-CP thì điều kiện của vốn pháp định thực hiện nghành kinh doanh này là trong quá trình họa động số vốn pháp định không được thấp hơn 2 tỷ đồng

4.3. Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp

Theo quy định điểm b, khoản 1, điều 7, nghị định 40/2018/NĐ-CP cá doanh nghiệp có đủ điều kiện để đăng kí kinh doanh ngành nghề này sẽ phải đáp ứng mức vốn pháp định từ 10 tỷ đồng trở lên.

Mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp
Mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp

4.4. Doanh nghiệp trong ngành nghề kinh doanh vận chuyển hàng không

Vốn pháp định cho ngành nghề này được quy định tại nghị định 76/207/NĐ-CP với chủ thể hoạt động sau khi có giấy phép kinh doanh quy định như sau:

- Đối với vận chuyển hành khách hàng không quốc tế:

+ Khái thác từ 1 đến khoảng 10 tàu bay trị 500 tỷ đồng

+ Khai thác từ 11 đến khoảng 30 tàu bay trị giá 800 tỷ đồng

+ Khai thác trên 30 tàu bay trị giá 1000 tỷ đồng

- Đối với vận chuyển hành khách hàng không nội địa

+ Khai thác từ 1 đến khoảng 10 tàu bay trị giá 200 tỷ đồng

+ Khai thác từ 1 đến khoảng 30 tàu bay trị giá 400 tỷ đồng

+ Khai thác trên 30 tàu bay trị giá 500 tỷ đồng

4.5. Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề dịch vụ kiểm toán

Trong nghị định 17/2012/NĐ-CP đã chỉ ra chi tiết và hướng dẫn cách thi hành một số điều luật của Luật kiểm toán độc lập quy định các doanh nghiệp hoạt động phải có mức vốn pháp định tối thiểu là 5 tỷ đồng.

Ngoài ra vẫn còn rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác mà nhà nước yêu cầu vốn pháp định. Các bạn hãy xem ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình là gì để thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật về vốn cố định nhé!

4.6. Một số quy định vốn pháp định của các ngành nghề khác

Kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Theo quy định  Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP sẽ có vốn pháp định 100 triệu đồng áp dụng với đối tượng kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Vốn pháp định 250 triệu đồng áp dụng với đối tượng kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Vốn pháp định là khoảng 500 triệu đồng áp dụng đối tượng kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài.
Vốn pháp định 500 triệu đồng áp dụng đối tượng kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với đối tượng là hành khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Ngành nghề cho thuê lại người lao động:
Theo quy định tại Điều 05 Nghị định 29/2019 /NĐ-CP vốn pháp định ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoặc có thể là chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Ngành nghề dịch vụ việc làm:
Theo Điều 10 Nghị định 52 /2014/NĐ-CP quy định
Vốn pháp định: ký quỹ 300 triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính
Ngành nghề sở giao dịch hàng hóa:
Theo quy định Điều 8 Nghị định 51/2018/NĐ-CP có vốn pháp định 150 tỷ đồng.
Sở giao dịch hàng hóa áp dụng thành viên kinh doanh:
Theo quy định Điều 17 Nghị định 51/2018/NĐ-CP có vốn pháp định 5 tỷ đồng áp dụng đối tượng  thành viên môi giới
Sở giao dịch hàng hóa:
Theo quy định Điều 21 Nghị định 51/2018/NĐ-CP có vốn pháp định 75 tỷ đồng áp dụng với  đối tượng là thành viên kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt:
Theo quy định Điều 24 Nghị định 68/2018/NĐ-CP vốn pháp định ký quỹ 7 tỷ đồng  được nộp tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng:
Theo quy định Điều 25 Nghị định 68/2018/NĐ-CP vốn pháp định ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại cơ sở tổ chức tín dụng trên các địa bàn tỉnh hay thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc là Giấy chứng nhận đăng ký cho các doanh nghiệp.
Ngành nghề thành lập trường trung cấp sư phạm:
Theo quy định Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP
Vốn pháp định là vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm tất cả giá trị về đất đai và bảo đảm được mức tối thiểu số tiền là 50 tỷ đồng.
Ngành nghề thành lập trường cao đẳng sư phạm:
Theo quy định Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP
Vốn pháp định là Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm tất cả giá trị về đất đai và bảo đảm được mức tối thiểu số tiền là 100 tỷ đồng.
Một số quy định vốn pháp định của các ngành nghề khác
Một số quy định vốn pháp định của các ngành nghề khác

Ngành nghề thành lập trường Đại học tư thục :

Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng

Dịch vụ bảo vệ:

Theo Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP có vốn pháp định 1.000.000 USD áp dụng đối tượng Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam.

Văn phòng Thừa phát    :

Theo Điều 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CP vốn pháp định ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và vấn đề ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng    

Ngành nghề  về mảng kinh doanh sản xuất phim    

Theo Điều 03 Nghị định 142/2018/NĐ-CP có vốn pháp định 200 triệu đồng

Ngành nghề thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:

Theo Điều 7 Nghị định  73/2016/NĐ-CP quy định vốn pháp định là tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép áp dụng đối tượng là Tổ chức Việt Nam

Ngành nghề kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe:

Theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định vốn pháp định là 300 tỷ

Ngành nghề kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh:

Theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định có vốn pháp định là 350 tỷ

Ngành nghề kinh doanh bảo phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh:

Theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định có vốn pháp định là 400 tỷ

Ngành nghề kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe:

 Theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định vốn pháp định là 600 tỷ

Ngành nghề kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí;

Theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP có vốn pháp định là 800 tỷ

Ngành nghề kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí:

 Theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP có vốn pháp định 1000 tỷ

Ngành nghề doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:

Theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định có vốn pháp định là 300 tỷ

Ngành nghề kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe:

Theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP có vốn pháp định là 400 tỷ

 Ngành nghề kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe:

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định số  vốn pháp định là 700 tỷ

Ngành nghề kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe:

Theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP có vốn pháp định 1100 tỷ

Ngành nghề kinh doanh về môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định có vốn pháp định 4 tỷ

Ngành nghề kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 

Theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP vốn pháp định  khoảng 8 tỷ

Ngành nghề kinh doanh về mảng cảng hàng không:

Đối với trường hợp: cảng hàng không nội địa

Theo Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định có vốn pháp định 100 tỷ

Ngành kinh doanh cảng hàng không đối với trường hợp:  cảng hàng không quốc tế

Theo Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP có vốn pháp định 200 tỷ

Ngành nghề kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách:

Theo Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định số vốn pháp định 30 tỷ

Ngành nghề kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu theo Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định vốn pháp định 30 tỷ

Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển có quy định Điều 04 Nghị định  147/2018/NĐ-CP có vốn pháp định 50 tỷ.

 Ngành nghề hoạt động thông tin tín dụng theo Điều 01 Nghị định 57/2016/NĐ-CP có vốn pháp định 30 tỷ

Ngành nghề kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ theo Điều 06 Nghị định 69/2016/NĐ-CP có vốn pháp định 5 tỷ

Ngành nghề Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng theo Điều 05 Nghị định 84/2016/NĐ-CP quy định vốn pháp định khoảng 6 tỷ.

Môi giới chứng khoán theo Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP có vốn pháp định 25 tỷ.

Tự doanh chứng khoán theo Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định vốn pháp định 50 tỷ.

Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam cũng như chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định vốn pháp định 25 tỷ.

Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo Điều 79 Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định vốn pháp định là 50 tỷ.

Ngành nghề Bảo lãnh phát hành chứng khoán theo Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định vốn pháp định khoảng 165 tỷ.

Ngành nghề tư vấn đầu tư chứng khoán Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP có vốn pháp định 10 tỷ.

Mình mong qua những chia sẻ trên topcvai.com đã giúp ích cho các bạn có thể hình dung về vốn pháp định trong doanh nghiệp là gì. Nếu bạn đang chuẩn bị mở công ty mà yêu cầu phải có vốn pháp định thì hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh dính phải các vấn đề liên quan đến pháp luật nhà nước nha!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: