1. Giải nghĩa “All rights reserved” là gì?
Đây là một cụm từ tiếng Anh, bạn có thể gặp hoặc nhìn ở đâu đó rồi. Bất cứ ai biết qua về tiếng Anh cũng có thể đoán về nghĩa của 3 từ này. Vậy hãy cùng nhau bóc tách nghĩa của 3 từ rồi ghép lại nhé. “All” có nghĩa là tất cả, “right” có nghĩa là quyền khi ghép lại với từ “All” phải cần thêm “s” để biểu đạt số nhiều, “all rights” có nghĩa là mọi quyền, “reserved” có nghĩa là kín đáo, riêng tư, bảo lưu, lưu giữ. Khi ghép cả cụm lại chúng ta có thể giải nghĩa là “bảo lưu mọi quyền” hoặc dịch nghĩa thông dụng là “đăng ký bản quyền”.
Thuật ngữ “All rights reserved” thường thấy trên rất nhiều các loại hàng hóa như đồ điện tử, điện lạnh, trên quyển sách, băng đĩa ca nhạc hoặc thậm chí là trên vỏ bánh kẹo. Mục đích của việc đăng ký bản quyền là nghiêm cấm việc sao chép, phát tán sản phẩm dưới mọi hình thức, bảo vệ quyền lợi cho tác giả (có thể là cá nhân, tổ chức, tập thể)
2. “All rights reserved” có thật sự lỗi thời?
Thuật ngữ này đã có từ lâu đời và cho tới thời điểm ngày 23 tháng 8 năm 2000 đã bị một số lượng người cho rằng thuật ngữ này đã lỗi thời, ngay lúc này thì Nicaragua đã trở thành thành viên cuối cùng của Công ước Buenos Aires và ký kết Công ước Berne. Kể từ ngày hôm ấy, mọi quốc gia đều là thành viên của công ước Buenos Aires cũng đồng thời trở thành thành viên của Berne. Mọi yêu cầu về bản quyền phải được cấp mà không có hình thức thông báo nào về bản quyền.
Tuy nhiên thì đến ngày nay thuật ngữ này vẫn còn sử dụng phổ biến và rộng rãi, nó giống như một quy ước quy chuẩn về quyền tác giả, và có rất nhiều đối tượng sử dụng như nhà khoa học, nhà văn, nhà sáng lập, nhà sáng chế, nghệ sĩ,… và người tạo ra nội dung.
Sau khi đọc những nội dung trên bạn đã hiểu thế nào là “All rights reserved” chưa?
Xem thêm: Đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc liên quan đến copyright là gì?
3. Người ta đăng ký bản quyền cho những gì?
Có rất nhiều sản phẩm đem lại giá trị tinh thần hoặc vật chất mà tác giả muốn mua đăng ký bản quyền. Sau đây là một số trường hợp:
3.1. Đăng ký bản quyền âm nhạc
Trên thực tế hiện nay âm nhạc nói chung và những bài hát nói riêng dễ rơi vào trường hợp bị đạo nhạc, “chế nhạc”, nhất là ở đất nước chúng ta – Việt Nam. Điều này khiến cho các khán giả yêu nhạc, thính giả không nhận ra đâu mới là nhạc gốc và đâu là bài nhạc bị “nhái”. Những trường hợp vi phạm bản quyền tràn lan như vậy khó kiểm soát, và có những trường hợp đạo nhạc nhưng khó để chứng minh, người chịu thiệt nhiều nhất chính là tác giả. Những bài hát trước khi muốn công bố, phát hành công khai, tung ra thị trường để đến với khán giả thì tác giả cần bảo vệ quyền lợi của mình, tránh các trường hợp tranh chấp không đáng có bằng cách đăng ký bản quyền âm nhạc.
Thủ tục và các bước đăng ký bản quyền ca khúc tương đối dễ hiểu. Tác giả cần chuẩn bị những giấy tờ:
- Chứng minh thư của chính tác giả
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả
- Lời bài hát, giai điệu, bản nhạc,… cần chứng nhận bản quyền âm nhạc
- Giấy cam đoan cho sản phẩm này đúng là do tác giả sáng tác, là kết quả của sáng tạo, trí tuệ con người
- Trong trường hợp tác giả không có điều kiện để đích thân đi đăng ký thì cần phải có giấy ủy quyền cho người được ủy quyền đi đăng ký bản quyền
- Một ca khúc nếu có nhiều tác giả thì sẽ phải được sự đồng ý của đồng tác giả viết dưới dạng hình thức văn bản
- Phải có văn bản đồng sở hữu nếu trong trường hợp có nhiều người cùng sở hữu bài hát
- Nếu người nộp đơn đăng ký bản quyền là người có vai trò thừa kế, thụ hưởng lại từ một người khác thì phải có tài liệu chứng minh về sự việc nộp đơn
Các bước để nộp đơn đăng ký cũng rất dễ dàng, đơn giản và thuận tiện, tác giả chỉ cần tới tận địa chỉ để nộp hoặc gửi qua đường bưu điện về một trong các địa chỉ sau:
- Sở Văn hóa thể thao, du lịch các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương nơi tác giả, chủ sở hữu tác giả, chủ sở hữu liên quan đang sinh sống, thường trú
- Văn phòng Đại diện cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng
- Phòng thông tin quyền tác giả, Cục bản quyền tác giả tại Thành phố Hà Nội
Sau khi nộp tất cả các giấy tờ tới một trong những địa trên tính từ 15 ngày, các cơ quan sẽ có trách nhiệm xử lý giấy tờ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền nếu tác phẩm hợp lệ. Trong trường hợp bị từ chối, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có trách nhiệm thông báo từ chối bằng văn bản tới người nộp hồ sơ.
3.2. Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Theo các quy định trong Pháp luật về bản quyền tại Việt Nam, phần mềm là một đối trượng cần phải được bảo hộ. Phần mềm máy tính cần được đăng ký bản quyền khi nó được tạo ra giống như một loại vật chất có mang tính nguyên gốc. Tính nguyên gốc ở đây có thể hiểu là tác phẩm này do chính tác giả tạo ra. Thế nhưng vì đây là phần mềm nên mỗi khi xảy ra tranh chấp, sẽ rất khó để chứng minh và tìm chứng cứ xem ai là người đầu tiên phát minh ra phần mềm máy tính ấy. Vì nhận thấy điều ấy, nên để tránh nguy cơ đáng tiếc xảy ra, pháp luật Việt Nam khuyến khích tác giả đăng ký bản quyền cho thành quả của mình ngay khi tạo ra nó nhằm mục đích tạo bằng chứng cho việc sáng tạo, bảo vệ sự an toàn cho quyền lợi của bản thân và đồng thời đẩy tất cả nghĩa vụ trách nhiệm chứng minh quyền tác giả co phía còn lại khi xảy ra tranh chấp. Khi tạo ra một sản phẩm trí tuệ, để không mất công sức đã bỏ ra, bạn nên suy nghĩ đến việc sớm đăng ký bản quyền, đằng nào cũng cần phải làm, hãy làm luôn khi chưa có điều đáng tiếc xảy ra nhé!
Quy trình để đăng ký bản quyền phần mềm cũng như đối với bản quyền âm nhạc:
- Chuẩn bị tài liệu, giấy tờ đủ
- Đem nộp tại các cơ quan có thẩm quyền
- Sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có)
- Nhận giấy cấp phép đăng ký bản quyền
Khi đăng ký bản quyên bạn cần soạn thảo những giấy tờ sau đây:
- Viết văn bản cam đoan (do tác giả viết)
- Giấy ủy quyền nếu trong trường hợp tác giả không thể tự đăng ký
- Trong trường hợp phần mềm máy tính, chương trình máy tính được tạo ra trên cơ sở giao việc, cần phải có biên bản giao việc
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, tác phẩm đối với phần mềm máy tính
- Tiến hành hoàn thiện tờ khai Đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm phần mềm, chương trình máy tính
Sau đó bạn chỉ cần chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tùy theo thời gian được cung cấp từ cơ quan đăng ký giấy tờ có thẩm quyền.
Đọc thêm: Luật sở hữu trí tuệ là gì? Click để khám phá ngay những thông tin hữu ích nhất.
3.3. Đăng ký bản quyền thương hiệu
Thương hiệu, nhãn hiệu, logo là tài sản vô hình lớn nhất của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đăng ký bản quyền thuong hiệu là làm thủ tục hành chính do cá nhân hoặc tổ chức sở hữu thương hiệu đó tiến hành nộp đơn đăng ký đến các cơ quan có thẩm quyền, chờ cơ quan xem xét và cấp quyền chứng nhận đăng ký bản quyền. Có rất nhiều lý do để tổ chức làm đăng ký bản quyền:
- Đăng ký bản quyền thương hiệu để có bằng chứng chứng minh quyền sở hữu với bên khác nếu có xảy ra tranh chấp
- Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ được phát sinh khi thương hiệu ấy đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký
- Ngăn chặn tuyệt đối mọi hành động vi phạm bản quyền
- Cá nhân và tổ chức doanh nghiệp có thể độc quyền sở dụng thương hiệu ấy trên mọi tỉnh thành Việt Nam trong thời hạn vẫn còn hiệu lực trong văn bản giấy chứng nhận thương hiệu cấp quyền đăng ký bản quyền.
- Có lợi thế cạnh tranh bởi vì có đăng ký bản quyền thương hiệu, khách hàng sẽ có khả năng phân biệt được sản phẩm này với sản phẩm khác
- Chủ sở hữu sẽ có thể thu được lợi nhuận từ bên khác muốn chuyển nhượng cho bên khác hoặc cho bên khác sử dụng thương hiệu nếu trong tương lai thương hiệu trở nên nổi tiếng
Hiện nay tại Việt Nam, chi phí để đăng ký thương hiệu rất đa dạng tùy theo nhu cầu của chủ sở hữu thương hiệu. Nếu bạn muốn tự mình đăng ký thì sẽ có giá khác so với sử dụng dịch vụ của các công ty cung cấp. Sử dụng dịch vụ tất nhiên sẽ có giá thành “nhỉnh” hơn, nhưng sẽ hiệu quả và tiết kiệm thời gian của bạn hơn.
Ở các công ty dịch vụ, giá thành sẽ rơi vào khoảng 3-4 triệu cho việc này. Các bạn nên tham khảo thông tin từ nhiều nơi để có lựa chọn hợp lý.
Hồ sơ để đăng ký bản quyền thương hiệu có những văn bản sau đây:
- Mẫu nhãn hiệu với kích thước 08 x 08 cm (05 mẫu)
- Danh mục những hàng hóa, sản phẩm cần đăng ký thương hiệu (ví dụ: Thương hiệu Honda đăng ký thương hiệu cho nhóm sản phẩm ô tô)
- Văn bản tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Nếu như bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác đăng ký hộ thì sẽ cần phải có văn bản ủy quyền
- Tài liệu, văn bản về quyền ưu tiên hay quyền thừa kế (nếu có)
- Văn bản chứng từ nộp lệ phí cho việc đăng ký bản quyền thương hiệu (nếu có)
Ngoài các giấy tờ nêu trên có thể bạn cần nộp thêm giấy tờ khác.
Bạn có thể nộp tại một trong những cơ quan sau đây:
- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Văn phòng đại diện tại Đà nẵng ở tại địa chỉ 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Hy vọng với những thông tin từ trang web uy tín topcvai.com bạn đã được giải đáp những thắc mắc về cụm từ “All rights reserved”.
Tham gia bình luận ngay!