1. Luật sở hữu trí tuệ là gì?
Dựa theo nội dung tại Bộ Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ cũng đã được quy định rõ, đó là quyền của cá nhân, tổ chức, nhóm đối với tài sản trí tuệ của chính đối tượng đó, trong đó bao gồm 3 quyền chính, chủ thể mà các bạn nên nắm rõ. Đó là:
- Quyền tác giả: là một trong 3 quyền, quyền này sẽ được hướng đến đối với các tác phẩm được tạo nên bởi sự sáng tạo trong lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật và nó được thể hiện dưới bất cứ một hình thức nào. Trên thực tế thì quyền tác giả còn được thể hiện dựa trên các quyền đối với bản ghi âm, ghi hình, cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tính... mang chương trình được mã hóa.
- Quyền sở hữu công nghiệp: Đối với quyền này thì các bạn có thể liên hệ về việc sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa chỉ, tên thương mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh, mạch tích hợp bán dẫn.
- Quyền đối với giống cây trồng: Có thể nói rằng, các quyền đối với cây trồng mới là rất ít bạn biết đến. Trên thực tế thì việc mình tạo ra, phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu giống cây mới đó thì đều được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ.
Trên thực tế thì khi các bạn tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ là gì thì cũng cần phải biết rõ về khái niệm chủ sở hữu với người tạo ra tài sản trí tuệ là hai đối tượng cũng như hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, không phải luôn đồng nhất. Điển hình chính là trong trường hợp mà người tạo ra tài sản trí tuệ là người sáng tạo, nhưng chủ sở hữu thì lại là người đã dùng tiền để chi trả cho tiền sản xuất, thậm chí là cả những trang thiết bị được đầu tư để tạo nên tài sản trí tuệ đó.
Chính vì vậy, các bạn cũng nên nhớ rằng, sở hữu trí tuệ hay còn được gọi là tài sản trí tuệ chính là những sản phẩm, tác phẩm được cấu thành tạo nên bởi trí tuệ của con người, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Và nó cũng là một loại tài sản vô hình, được bảo vệ cũng như thừa nhận bởi pháp luật và đương nhiên người tạo ra hoặc chủ sở hữu sẽ có quyền được hưởng lợi từ chính những tài sản trí tuệ đó.
Tham khảo: Việc làm chuyên viên tư vấn luật
2. Các loại tài sản trí tuệ
2.1. Copyright ©
Copyright, được hiểu là tác quyền, là chỉ quyền sở hữu của tác giả về tác phẩm nghệ thuật: âm nhạc, phim ảnh, kịch, hội họa, nhiếp ảnh, thiết kể,…
Khi tác phẩm hoàn thành, quyền tác giả được gắn vào đó dưới dạng ký hiệu copyright là biểu tượng ©. Cùng với đó là đi kèm các thông tin: Tên, năm hoàn thành,...
Với tác quyền, người sở hữu có quyền sử dụng dưới nhiều mục đích khác nhau: sao chép, biểu diễn và phân phối bản sao của tác phẩm ra thị trường... Mặc dù, tác giả có thể đăng ký tác quyền hoặc không nhưng đăng ký đó thì tác giả sẽ được công nhận và kéo dài thời gian được luật pháp bảo vệ tác quyền lên tới 70 năm.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết copyright là gì?
2.2. Trademark ™ và Registered Trademark ®
Trademark (TM) và Registered Trademark (R), nghĩa là nhãn hiệu, được sử dụng để nhận biết giữa các loại sản phẩm, dịch vụ của các công ty với nhau. Trên thực tế, khi một dịch vụ/ sản phẩm/ thương hiệu ra đời thì tổ chức đẫ tạo, xây dựng, sản xuất có quyền đặt tên, bộ nhận diện đặc trưng cùng với logo tự thiết kế.
Tuy nhiên các bạn cần phải phân biệt rõ hơn Registered Trademark là thể hiện nhãn hiệu thương mại đã được cá nhân, tổ chức đăng ký thành công quyền sở hữu chính thức và đương nhiên cũng sẽ được pháp luật bảo hộ theo theo luật. Mặt khác, Trademark là nhãn hiệu mà cá nhân, tổ chức chưa đăng ký quyền sở hữu nên sẽ không được quyền bảo hộ về mặt pháp lý.
2.3. Patent
Là bằng sáng chế, hoặc các bạn có thể hiểu đơn giản thì Patent chính là quyền công nhận cũng như sở hữu về một phát minh mới và cho phép người sở hữu có thể phân phối sử dụng phát minh dưới nhiều hình thức, mục đích tùy ý.
Ví dụ điển hình như, ông A đã phát minh ra một loại thiết bị máy móc và ông cũng có quyền cho phép các công ty hoạt động lĩnh vực sản xuất có thể sử dụng phát minh của ông nhưng họ cũng sẽ phải dành một khoản chi phí nhất định để có thể sử dụng được phát minh đó của ông.
2.4. Thiết kế công nghiệp
Có thể nói rằng, bất cứ một thiết kế công nghiệp nào được ra đời đều sẽ được công nhận cũng như bảo hộ bởi Luật sở hữu trí tuệ. Thực tế thì các thiết kế công nghiệp thường sẽ được thể hiện dưới dạng ba chiều hoặc hai chiều: Hình dáng, chất liệu sản phẩm, hoa văn, màu sắc, đường nét sản phẩm.
Ví dụ như các mẫu mã được thiết kế điện thoại Iphone độc quyền của ông Apple đều được Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ, từ đường nét, màu sắc cho đến kiểu dáng.
2.5. Vị trí địa lý
Có lẽ khi nghe đến việc sử dụng vị trí địa lý, thì các bạn cũng có thể thấy rằng điều này còn khá mới lạ. Tuy nhiên trên thực tế có không ít sản phẩm được gắn kết nơi sản xuất để nâng cao hơn về nguồn gốc, sự uy tín của các sản phẩm, dịch vụ đó.
Hoặc các bạn cũng có thể liên hệ thực tế rằng, sản phẩm tỏi đen mà khôn được sản xuất tại Phú Quốc thì sẽ không được ghi địa danh đó vào sản phẩm, bởi điều đó đã được được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ. Nên chỉ khi tỏi đen đó thực sự được sản xuất tại Phú Quốc thì mới được ghi vào, điều này đã được quy định rõ ràng tại luật sở hữu trí tuệ.
Tìm hiểu thêm: All rights reserved là gì?
3. Một số lời giải đáp dựa trên Luật sở hữu trí tuệ
Có lẽ vẫn nhiều bạn dù đã tham khảo những nội dung kể trên những vẫn còn nhiều thắc mắc về luật sở hữu trí tuệ là gì? Do vậy các bạn đừng bỏ lỡ những nội dung được chia sẻ dưới đây, bởi đó đều là những vấn đề giúp bạn làm rõ được những khúc mắc ấy.
3.1. Bí mật kinh doanh có được đăng ký bảo hộ không?
Dựa theo những quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì vấn đề này cũng đã được thể hiện rõ ràng, về việc bí mật kinh doanh chính là những thông tin về hoạt động đầu tư tài chính cũng như trí tuệ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh nhưng chưa được bộc lộ.
Trên thực tế thì quyền sở hữu đối với các thông tin về bí mật kinh doanh thì các bạn cũng có thể xác lập một cách hợp pháp và thực hiện bí mật kinh doanh đó. Có thể nói rằng, vấn đề này cũng khác với nhãn hiệu, chỉ dẫn hay sáng chế... Nội dung cụ thể về bí mật kinh doanh trong Luật, thì chỉ khi thực hiện cũng như đáp ứng đủ các điều kiện có nội sau mới được bảo hộ:
- Không dễ dàng và không phải hiểu biết đơn giản, thông thường.
- Khi bí mật kinh doanh được sử dụng trong kinh doanh sẽ xây dựng nên được cho người nắm giữ lợi thế so với những người khác.
- Được sử dụng các biện pháp để bí mật kinh doanh đó không dễ dàng tiếp cận được và bộc lộ.
Đọc thêm: Học luật kinh tế ra làm gì ? Cơ hội việc làm ra sao
3.2. Tại sao nên đăng ký bảo hộ càng sớm càng tốt?
Như đã chia sẻ ở trên thì hiện nay vẫn còn nhiều bạn chưa hiểu rõ về Luật sở hữu trí tuệ là gì? Hay những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình đối với tài sản trí tuệ, do vậy mà các vấn đề về đăng ký bảo hộ hay không thì vẫn còn là điều mà nhiều bạn thắc mắc.
Nhưng, sở hữu trí tuệ chính là một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên mà các bạn nên quan tâm và nó sẽ giúp bạn bảo vệ cũng như ngăn chặn được những ý đồ ăn cắp ý tưởng, hay sự sáng tạo đó của mình.
Chính vì vậy, việc bạn đăng ký bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ cũng chính là điều mà các bạn nên làm càng sớm càng tốt, dù là hình thức nào vì người nào nộp đơn trước sẽ được ưu tiên cấp văn bằng. Nếu nộp sau, thường sẽ không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn được đề ra bởi luật. Thậm chí có nhiều trường hợp còn bị đối thủ cạnh tranh cướp ý tưởng và xác lập quyền sở hữu trí tuệ trước. Như vậy sẽ mang lại những thiệt hại không hề nhỏ đối với bản thân, doanh nghiệp.
3.3. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được cấp bởi các cơ quan: Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật.
Chỉ sau 15 ngày làm việc, thì cá nhân, tổ chức đăng ký sẽ được cấp Giấy chứng nhận. Đối với các trường hợp cấp đổi thì chỉ cần 12 ngày làm việc; còn lại thì các trường hợp cấp lại sẽ chỉ cần chờ 7 ngày làm việc.
3.4. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị phạt bao nhiêu?
Về mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân nếu như có hành vi xâm phạm đến: quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hoặc quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp là 250.000.000 đồng. Còn đối với mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 02 lần so với cá nhân, đó là 500.000.000 đồng. Về mức phạt chi tiết và cụ thể thì sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ.
Chỉ với những thông tin được chia sẻ ở trên về “Luật sở hữu trí tuệ là gì?” có lẽ cũng đã đủ giúp bạn tự tin hơn mỗi khi được hỏi hay đề cập đến sở hữu trí tuệ rồi đúng không?
Tham gia bình luận ngay!