1. Thông tin cơ bản về báo cáo an toàn vệ sinh lao động
Báo cáo an toàn là động là báo cáo toàn bộ thông tin của doanh nghiệp liên quan đến công tác vệ sinh an toàn lao động trong thời gian hoạt động. Thông thường này sẽ được báo cáo theo quý hoặc năm.
Việc báo cáo an toàn vệ sinh lao động là hình thức kê khai thông tin cho sở lao động thương binh và xã hội và sở ý tế để thông báo tình trạng những người lao động trong doanh nghiệp, đảm bảo không có ai bị xảy ra tai nạn nghề nghiệp, đối với những trường hợp không may xảy ra tai nạn lao động thì cần được thông báo tình trạng cũng như khả năng hồi phục của họ.
Ý nghĩa của việc báo cáo an toàn vệ sinh lao động xã hội là thể hiện sự trân trọng đối với người lao động Việt Nam, bảo hộ lao động là điều cần thiết nhất vì đó là điều đảm bảo tới đời sống người lao động. Từ báo cáo an toàn vệ sinh lao động có thể rút ra những kinh nghiệm, thiếu sót mà doanh nghiệp ảnh hưởng đến người lao động. Phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tốt thì mới có thể thúc đẩy người lao động góp công xây dựng cho doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung. Mọi sự cố gắng của người lao động đều thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, chính trị và đời sống con người ở mỗi quốc gia.
Theo yêu cầu của bộ lao động thương binh và xã hội và sở y tế, các doanh nghiệp phải nộp báo cáo an toàn vệ sinh lao động mỗi năm 1 bản vào trước ngày 10/1 hàng năm theo thông tư số 7. Đối với bản báo cáo an toàn vệ sinh lao động cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Những thông tin được kê khai trong báo cáo an toàn vệ sinh lao động cần phải được viết chi tiết và chính xác dựa trên những số liệu cụ thể, kết quả báo cáo thực tế nhằm đưa ra những ý kiến đóng góp xây dựng an toàn vệ sinh lao động.
- Bản báo cáo an toàn vệ sinh lao động không chỉ được gửi cho sở lao động thương binh xã hội và sở sở y tế mà ngay cả những người lao động thuộc phạm vi của doanh nghiệp đó cũng phải nhận được để đảm bảo tính công khai và chính xác được người lao động xác minh. Hiện nay đã cho phép doanh nghiệp gửi biên bản online thông qua số fax, email.
- Toàn bộ những thông tin về an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp phải được tổng hợp và thống kê chi tiết theo như yêu cầu của bộ lao động thương binh và xã hội.
Xem thêm: Việc làm cán bộ an toàn lao động
2. Trong hồ sơ báo cáo an toàn vệ sinh lao động cần có những gì?
Theo như quy định của bộ lao động thương binh và xã hội thì báo cáo an toàn vệ sinh lao động không chỉ cần biểu mẫu thông thường mà cần có những loại báo khác như là báo cáo tai nạn lao động, báo cáo sức khỏe người lao động, báo cáo những bệnh do nghề nghiệp tác động và báo cáo về quan trắc môi trường.
Những báo cáo này đều phải được thực hiện đầy đủ đủ và nộp về cơ quan chức năng mà mỗi báo cáo yêu cầu, phải đảm bảo nộp trước thời hạn quy định thì báo cáo đó mới được chấp nhận. Những báo cáo này đều liên quan mật thiết đối với quyền lợi của người lao động và được đưa vào hồ sơ báo cáo an toàn vệ sinh lao động cuối cùng và nộp về bộ lao động thương binh xã hội và sở y tế.
3. Hướng dẫn điền báo cáo an toàn vệ sinh lao động
Hiện nay các mẫu báo cáo an toàn vệ sinh lao động đều có sẵn trên internet, ngay trên website Topcvai.com cũng có những biểu mẫu hỗ trợ công việc. Trong mẫu báo cáo an toàn vệ sinh lao động được chia làm 3 phần chính: phần mở đầu, nội dung chính và chữ ký xác nhận
3.1. Phần mở đầu đơn báo cáo an toàn vệ sinh lao động
Trong phần mở đầu của báo cáo thì chủ yếu là những thông tin cơ bản của doanh nghiệp. Khi điền thông tin thì cần chú ý những điều sau
- Kính gửi: Sở lao động thương binh xã hội - Thành phố (nơi doanh nghiệp hoạt động)
- Tên doanh nghiệp (viết đầy đủ tên và loại hình doanh nghiệp). Ví dụ như: Công ty Cổ phần Thanh toán Hưng Hà
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: nêu sản phẩm và công việc chính của doanh nghiệp
- Địa chỉ doanh nghiệp
- Số điện thoại doanh nghiệp
Xem thêm: Chứng chỉ an toàn lao động
3.2. Nội dung chính của bản báo cáo
Trong nội dung chính của bản báo cáo an toàn vệ sinh lao động được chia làm 2 phần A và B, cụ thể phần A là báo cáo chung còn phần B là kết quả đánh giá những rủi ro lao động của doanh nghiệp khi bắt đầu.
3.2.1. Phần A - Báo cáo chung:
Trong phần A có tổng 13 hạng mục được tách riêng cho việc đánh giá đó là:
- Lao động: tại hạng mục này doanh nghiệp thống kê số liệu chi tiết về người lao động tại doanh nghiệp như tổng số lao động trong doanh nghiệp, người làm công tác đến những vấn đề an toàn vệ sinh lao động và số liệu cụ thể phân loại người lao động trong doanh nghiệp.
- Tai nạn lao động: cũng điền số lượng cụ thể về số vụ tai nạn lao động, những thống kê chi tiết về số người chết, bị thương, thiệt hại tài sản, số tiền sử dụng để trả cho những chi phí liên quan đến tai nạn lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: số người mắc bệnh do nghề nghiệp tác động, số ngày nghỉ của những lao động mắc bệnh, số tiền mà doanh nghiệp chi trả cho những lao động đó, số lao động nghỉ hưu sớm.
- Kết quả về sức khỏe của người lao động: được xếp loại theo I, II, III, IV, V
- Huấn luyện về những vấn đề an toàn vệ sinh lao động
- Khai báo chi tiết về những máy móc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
- Doanh nghiệp phải thống kê rõ ràng thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người lao động
- Bồi dưỡng chống những chất độc hại bằng hiện vật (vật chất)
- Tình hình quan trắc môi trường lao động là môi trường lao động của doanh nghiệp có đảm bảo an toàn được đánh giá qua những yếu tố và số đo cụ thể.
- Chi phí doanh nghiệp chi trả cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ
- Thời gian doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động.
- Đánh giá của doanh nghiệp về những biện pháp phòng tránh các yếu tố nguy hiểm trong môi trường lao động.
3.2.2. Phần B - Kết quả đánh giá những rủi ro lao động của doanh nghiệp khi bắt đầu.
Trong phần B là đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường lao động trong đó đề cập đến những yếu tố như: các yếu tố nguy hiểm đã được xác định, mức độ nghiêm trọng của các yếu tố đó, biện pháp của phòng tránh các tác nhân nguy hiểm, bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống trong doanh nghiệp và thời gian thực hiện những biện pháp đó.
Trong trường hợp doanh nghiệp có những vấn đề liên quan đến các nhân tố tác động độc hại gây nguy hiểm đến với người lao động thì cần được kê khai rõ ràng và đầy đủ theo mẫu đơn.
Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến báo cáo an toàn vệ sinh lao động và hướng dẫn điền báo cáo chuẩn mẫu. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến các biểu mẫu hỗ trợ công việc truy cập website Topcvai.com
Tham gia bình luận ngay!