1. Chứng chỉ an toàn lao động là gì?
Trước khi giải đáp cụ thể chứng chỉ an toàn lao động là gì thì chúng ta sẽ cần phải hiểu về khái niệm an toàn lao động là gì? Đây được hiểu chính là các biện pháp trang bị, phòng ngừa dành cho người lao động có liên quan đến các yếu tố rủi ro, nguy hiểm trong quá trình lao động, làm việc. Theo quy định của Luật An toàn lao động đưa ra thì người lao động thuộc các nhóm từ 1 – 6 sẽ cần phải tham gia vào quá trình huấn luyện để đảm bảo các yêu cầu ở nơi làm việc.
Người lao động sau khi hoàn thành các khóa huấn luyện đó sẽ được cấp chứng chỉ an toàn lao động. Đây thực chất là một loại giấy tờ sử dụng để chứng nhận người lao động đã tham gia, hoàn thành toàn bộ các công tác trong khóa huấn luyện an toàn lao động. Và đối với một số công ty, vị trí việc làm nhất định liên quan đến chế biến, sản xuất, vận tải, xây dựng,… thì chứng chỉ an toàn lao động sẽ là yếu tố bắt buộc cần có khi đi xin việc làm.
Như vậy, chứng chỉ an toàn lao động là giấy chứng nhận được cấp cho người lao động đã hoàn thành các khóa huấn luyện về an toàn lao động.
Xem thêm: Danh sách việc làm an toàn lao động
2. Đối tượng nào cần có chứng chỉ an toàn lao động?
Có thể thấy, chứng chỉ an toàn lao động là rất quan trọng, cần thiết đối với người lao động ở một số lĩnh vực nghề nghiệp. Vậy cụ thể những đối tượng nào sẽ cần phải có chứng chỉ an toàn lao động hiện nay?
Theo quy định được đưa ra số 44/2016/NĐ – CP thì những đối tượng thuộc điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động sẽ cần phải có chứng chỉ an toàn lao động đó là:
- Nhóm 1: những người quản lý, phụ trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động gồm có:
+ Người đứng đầu các đơn vị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các phòng ban, chi nhánh trực thuộc, đối tượng phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, người làm công việc quản đốc các phân xưởng hay vị trí tương đương.
+ Đối tượng là cấp phó của người đứng đầu theo quy định đưa ra tại điểm a khoản 1 và được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp.
- Nhóm 2: các đối tượng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động đó là:
+ Chuyên trách, bán chuyên trách về các vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở làm việc.
+ Những người trực tiếp làm công việc giám sát an toàn, vệ sinh lao động tại những nơi làm việc.
- Nhóm 3: những người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động và là những đối tượng thuộc danh mục công việc có yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặt ra.
- Nhóm 4: đối tượng là người lao động không thuộc các nhóm theo quy định ở khoản 1, 2, 3 và khoản 5. Trong đó quy định bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng lao động.
- Nhóm 5: các đối tượng làm công tác liên quan đến ngành Y tế.
- Nhóm 6: các đối tượng đảm bảo về an toàn vệ sinh theo quy định tại điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, có rất nhiều nhóm đối tượng cần đảm bảo về chứng chỉ an toàn lao động trong quá trình ứng tuyển vào làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, người lao động trước khi quyết định nộp hồ sơ xin việc vào cơ sở nào đó cần phải tìm hiểu thật kỹ về vị trí việc làm, các yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra để có thể đáp ứng được những gì họ đưa ra. Nhất là việc có chứng chỉ an toàn lao động sẽ cần 1 khoảng thời gian để tham gia huấn luyện nên cần chuẩn bị từ trước.
Xem thêm: Mẫu thư xin việc
3. Tầm quan trọng của chứng chỉ an toàn lao động
Không ít người lao động thắc mắc rằng tại sao cần phải có chứng chỉ an toàn lao động, công việc của họ đâu cần ra ngoài bốc vác nặng nhọc hay sử dụng máy móc nguy hiểm?
Trên thực tế, có những công việc mang tính chất nguy hiểm, ngay cả khi bạn làm trong phòng thí nghiệm, trong nhà máy mà không sử dụng đến các thiết bị máy móc, chỉ quản lý nhân viên, các hoạt động trong nhà máy cũng có thể gặp nguy hiểm nếu không được huấn luyện. Chính vì vậy mà vai trò đầu tiên của chứng chỉ an toàn lao động đó chính là đảm bảo về sự an toàn cho chính người lao động, giảm thiểu tối đa các tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc, các bệnh nghề nghiệp cho từng công việc khác nhau.
Đối với một số công việc, vị trí thuộc các nhóm từ 1 – 6 thì sẽ bắt buộc cần có chứng chỉ an toàn lao động, do đó việc có chứng chỉ này sẽ giúp cho cơ hội việc làm của người lao động tăng cao hơn khi ứng tuyển vào các vị trí việc làm tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,…
Đối với các đơn vị sử dụng lao động thì thông qua chứng chỉ an toàn lao động sẽ có thể đảm bảo về an toàn và đào tạo người lao động một cách tốt hơn, mang đến môi trường làm việc tốt nhất dành cho mọi người.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp thì theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì tất cả các công ty, tổ chức hoạt động trên địa bàn thuộc Việt Nam thì đều cần có chứng chỉ an toàn lao động. Đây sẽ là điều kiện để tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh.
Như vậy, chứng chỉ an toàn lao động không chỉ quan trọng đối với người lao động mà còn là giấy tờ không thể thiếu đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh để họ có cơ hội được hoạt động, phát triển và cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.
Đọc thêm: Những thông tin về báo cáo an toàn vệ sinh lao động bạn có thể quan tâm
4. Làm cách nào để có chứng chỉ an toàn lao động?
Chứng chỉ an toàn lao động được xem là một yêu cầu bắt buộc, không thể thiếu đối với các đối tượng lao động thuộc nhóm từ 1 – 6. Vậy câu hỏi đặt ra là làm cách nào để được cấp chứng chỉ an toàn lao động?
Cách đơn giản và phổ biến nhất để được cấp chứng chỉ an toàn lao động hiện nay đó chính là người lao động cần tham gia huấn luyện tại các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau và các nhóm đối tượng khác nhau mà thời gian huấn luyện của người lao động cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên thì theo mức chung nhất, thời gian tham gia huấn luyện lấy chứng chỉ an toàn lao động sẽ kéo dài khoảng 1 năm.
Đối với người lao động, để đảm bảo quyền lợi cũng như đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng cho một số vị trí việc làm thì nên đưa ra yêu cầu đơn vị thực hiện công tác huấn luyện về an toàn lao động. Điều này giúp cho người lao động vừa có thể chủ động bảo vệ bản thân mình và vừa hoàn thành tốt các yêu cầu công việc.
Với các doanh nghiệp, tổ chức nếu muốn cấp chứng chỉ an toàn lao động cho nhân viên, các đối tượng tham gia huấn luyện thì sẽ cần phải được cấp phép bởi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
5. Một số hạn chế liên quan đến chứng chỉ an toàn lao động
Về chứng chỉ an toàn lao động, mặc dù đã có những quy định khá nghiêm ngặt nhưng vẫn còn tồn đọng một vài hạn chế nhất định đó là:
- Một số doanh nghiệp đang cho rằng việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động khá tốn kém và tốn công sức. Chính vì vậy họ đã mua chứng chỉ để tiết kiệm thời gian, chi phí và chỉ để đối phó lại những quy định được đưa ra. Đây chính là một tư tưởng sai lầm, thể hiện sự hạn hẹp trong tầm nhìn của một doanh nghiệp.
- Việc tiết kiệm thời gian hay chi phí ban đầu sẽ có thể gây nên hậu quả về sau cho các doanh nghiệp. Vì nếu người lao động không được đảm bảo an toàn, gặp tai nạn, bệnh nghề nghiệp thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải gặp vấn đề lớn hơn so với việc đào tạo ngay từ ban đầu.
Chính vì vậy, việc tổ chức huấn luyện, cấp chứng chỉ an toàn lao động cho người lao động là một điều cần thiết, đúng đắn, tuân thủ theo pháp luật và cũng thể hiện tính nhân văn của các doanh nghiệp.
Hy vọng rằng qua những thông tin về chứng chỉ an toàn lao động trong bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ về loại giấy tờ này cùng vai trò của nó trong công việc như thế nào nhé.
Tham gia bình luận ngay!