Business Intelligence là gì? Tìm hiểu bí mật về Business Intelligence

Icon Author Lê Kiều Anh

Ngày đăng: 2022-02-25 08:20:20

Theo thời đại công nghệ 4.0 và nhu cầu của con người, Business Intelligence đã ra đời để phục vụ con người, giúp giải quyết các vấn đề về dữ liệu. Vậy rốt cục Business Intelligence là gì? Business Intelligence có thực sự quan trọng? Cùng topcvai.com tìm hiểu về Business Intelligence ở bài viết dưới đây.

1. Đi tìm đáp án Business Intelligence là gì?

Business Intelligence được hiểu là Kinh doanh thông minh với từ tắt là BI. Nó là một dạng công nghệ giúp chuyển dữ liệu thành những thông tin có ích để từ đó đưa ra các chiến lược, chiến thuật kinh doanh cho doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của Business Intelligence chính là thu thập thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Sau đó, nó sẽ loại bỏ những thông tin không cần thiết, xử lý những dữ liệu thô thành dữ liệu có ích cho doanh nghiệp. BI sẽ giúp người dùng sử dụng dữ liệu một cách thông minh và hiệu quả hơn.

Business Intelligence là gì
Business Intelligence là gì?

2. Business Intelligence có công dụng như thế nào?

2.1. BI giúp tăng tốc làm việc của doanh nghiệp

Việc xử lý các dữ liệu thông tin là một việc vô cùng mất thời gian, nhất là khi doanh nghiệp phải giải quyết một vấn đề. Với sự hỗ trợ của Business Intelligence, quá trình xử lý dữ liệu sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng với độ chính xác cực kỳ cao.

2.2. Dự báo và tối ưu hoá hoạt động

Mọi doanh nghiệp đều thành công đều sẽ dựa vào các chỉ số hoạt động. Rất nhiều chỉ số KPI sẽ được lựa chọn để áp dụng trong chiến lược.

Business intelligence sẽ giúp dự báo hoạt động dựa vào việc phân tích dự đoán trí tuệ nhân tạo. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được việc đưa ra quyết định kinh doanh không phù hợp và tốn thời gian.

2.3. BI giúp tối ưu hoá chi phí

Business intelligence là một phần mềm trí tuệ nhân tạo nên việc bỏ ra chi phí cho lần sử dụng sẽ đỡ tốn kém và có tính hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp hỗ trợ ước tính chi phí hoạt động, tránh được các sai xót không đáng có với mức kinh phí tối ưu nhất.

2.4. BI giúp nâng cao chất lượng dữ liệu đầu ra

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của Business intelligence đối với doanh nghiệp là nó đưa ra chất lượng dữ liệu cuối cùng hiệu quả. Chất lượng dữ liệu nâng cao này là một lợi ích mạnh mẽ của Business intelligence, cụ thể nó có những ưu điểm sau:

Truy cập không hạn chế: Các trang của BI có thể truy cập được trên nhiều loại thiết bị mà không bị hạn chế. Điều này sẽ giúp người dùng có thể đưa ra các quyết định quan trọng mọi lúc, mọi nơi.

Độ tinh khiết: các công cụ của Business intelligence sẽ được hiện đại hoạt động bằng cách sử dụng số liệu có tính trực quan cực kỳ cao. Bạn có thể chịu trách nhiệm về dữ liệu đảm bảo rằng các chỉ số được cung cấp liên quan 100% đến sự thành công của doanh nghiệp.

Các công cụ trực quan này sẽ hoạt động dựa theo một hệ thống lọc và quản lý dữ liệu. Kết quả là các quyết định của bạn sẽ chính xác và không bao giờ phải lãng phí thời gian cho những dữ liệu không cần thiết.

Bao hàm tổ chức: Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh các trang tổng quan theo nhu cầu cụ thể và trích xuất thông tin từ dữ liệu. Mọi người trong doanh nghiệp có thể trực tiếp cải thiện hiệu suất của họ bằng cách phân tích dữ liệu giúp mang lại lợi ích cho tổ chức.

Mang nguồn cảm hứng bằng dữ liệu: việc kể một câu chuyện truyền cảm hứng có liên quan bằng dữ liệu của chính mình, bạn có thể đưa ra thông tin quan trọng theo nhiều cách khác nhau đến với khán giả. Trang thông minh sẽ giúp cho việc kể chuyện bằng dữ liệu trở nên rộng rãi và dễ dàng. 

Giúp nâng cao chất lượng dữ liệu đầu ra
Giúp nâng cao chất lượng dữ liệu đầu ra

3. Các thành phần trong cấu trúc của Business Intelligence

Business Intelligence sẽ có cấu trúc với nhiều thành phần như sau:

3.1. Data Sources của BI

Data Sources chính là một dữ liệu thô hay còn gọi là dữ liệu ban đầu được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Data Sources sẽ có xuất xứ từ các nguồn như HRM, phần mềm kinh doanh, CRM, Facebook,...

Data Source sẽ là bất cứ hệ quản trị nào như MySQL, DB2, MSSQL. Dữ liệu này sẽ được thiết kế theo mô hình đang được sử dụng phổ biến, gọi là mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.

3.2. Data Warehouse trong BI

Data Warehouse chính là một kho dữ liệu. Nó là nơi lưu trữ các dữ liệu thô và dữ liệu đã được xử lý. Data Warehouse có nhiệm vụ thực hiện truy vấn và phân tích dữ liệu với khối lượng cực kỳ lớn.

Dữ liệu trong Data Warehouse sẽ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như tệp, nhật ký giao dịch, nhật ký ứng dụng. Kho dữ liệu này sẽ tập trung, tổng hợp một lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn để thực hiện phân tích và chắt lọc. Data Warehouse chính là yếu tố cốt lõi của BI.

Cấu trúc của Business Intelligence là gì
Cấu trúc của Business Intelligence

3.3. Integrating Server của BI

Integrating Server là phần mềm trung gian của BI. Nó được vận hành  bởi công cụ ETL để thực hiện chuyển hóa những dữ liệu Data Sources vào Data Warehouse. Công cụ ETL có 2 loại chính. Một loài là xử lý các dữ liệu nội bộ. Loại thứ 2 là kéo các dữ liệu từ các nguồn dữ liệu giao tiếp như Facebook, Google. Loại ETL sẽ xử lý các dữ liệu nội bộ bằng cách kết nối với các cổng DBMS trong doanh nghiệp.

3.4. Reporting Server và Analysis Server

Dựa trên những dữ liệu đã được xử lý, Analysis Server sẽ chịu trách nhiệm thực hiện và thiết kế để tiến hành đọc và trả kết quả dữ liệu từ DWH. Còn Reporting Server sẽ là nơi tập trung quản trị các report trên nền tảng web. Các report này sẽ được đưa vào ứng dụng web hoặc được sử dụng trực tiếp.

3.5. Data Mining và Data Presentation của Business Intelligence

Data Mining là một quy trình lấy thông tin và dữ liệu đã được qua xử lý sao cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, nó sẽ đưa ra được các quyết định có lợi cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Data Presentation sẽ tổng hợp và báo cáo kết quả cuối cùng dưới dạng biểu đồ hay đồ thị để giúp người dùng dễ tiếp cận nhất.

Data Mining trong Business Intelligence
Data Mining trong Business Intelligence

4. Business Intelligence có đối tượng sử dụng nào?

Business Intelligence sẽ không có giới hạn về đối tượng sử dụng. Bất kỳ ai từ ban quản trị, Business Decision Makers đến khách hàng hay phân tích viên đều có thể sử dụng. 

Tuy nhiên, ở một số ngành nghề sẽ rất cần sử dụng và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Business Intelligence. Doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa tiêu dùng hay F&B thì việc sử dụng Business Intelligence là cực kỳ cần thiết. Đây là những ngành nghề dựa trên nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nên BI sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xử lý và giải quyết dữ liệu khách hàng.

Business Intelligence có đối tượng sử dụng nào
Business Intelligence có đối tượng sử dụng nào?

5. Business Intelligence có quy trình hoạt động như thế nào?

Quy trình hoạt động của Business Intelligence sẽ được thực hiện nhiều bước khác nhau. Các bước này sẽ trình bày cụ thể như sau:

Bước 1: BI sẽ tổng hợp tất cả dữ liệu từ nhiều nguồn và đưa vào phân tích dữ liệu. Business Intelligence sẽ thực hiện khai thác và thống kê dữ liệu nhằm tìm ra các thông tin có ích trong các tập dữ liệu chung.

Bước 2: Dữ liệu sẽ được phân tích mô tả và truy vấn. Business Intelligence sẽ sử dụng cách thức phân tích dữ liệu để tìm xem điều gì đã xảy ra và có được câu trả lời từ tệp dữ liệu.

Bước 3: Business Intelligence sẽ chuyển hóa các dữ liệu đã được xử lý thành dạng biểu diễn trực quan như biểu đồ và đồ thị để dễ tiếp cận hơn.

Bước 4: Business Intelligence sẽ chia sẻ những dữ liệu đã phân tích cho các bên liên quan để từ đó đưa ra kết luận và quyết định.

Business Intelligence có quy trình hoạt động như thế nào
Business Intelligence có quy trình hoạt động như thế nào?

Như vậy, bài viết của Topcvai đã chia sẻ và giải đáp thắc mắc về khái niệm Business Intelligence là gì? Hy vọng rằng các thông tin trên sẽ hữu ích và giúp được bạn mau chóng thành công trong công việc.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: