Tìm hiểu về các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức chi tiết nhất

Icon Author Bùi Thị Minh Tiến

Ngày đăng: 2021-06-26 16:51:42

Không phải ai cũng hiểu rõ những thông tin về viên chức nhà nước cũng như các chức danh nghề nghiệp của viên chức. Những chức danh này được quy định rõ ràng trong các văn bản hành chính nhà nước với những yêu cầu cụ thể, chính xác, là cơ sở xác đáng để bạn có thể tham khảo và xem xét về những cơ hội thăng hạng, thăng tiến trong các cơ quan.

1. Viên chức là gì?

Viên chức là đối tượng lao động có số lượng khá đông đảo trong hệ thống việc làm công ở Việt Nam. Họ là những công dân mang quốc tịch Việt Nam được tuyển dụng để làm việc tại các đơn vị công lập với một vị trí nhất định và họ nhận được lương từ quỹ lương hoạt động tại đơn vị sự nghiệp đó.

Để miêu tả một cách gần gũi hơn về khái niệm viên chức, các bạn có thể hiểu viên chức là những người làm công việc chuyên ngành hoặc quản lý trong các cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của nhà nước, cung cấp, phục vụ các dịch vụ công cho người dân ở địa phương mà viên chức đó làm việc.

Hiểu rõ viên chức là gì
Hiểu rõ viên chức là gì

Những viên chức làm việc tại các đơn vị của mình dưới dạng hợp đồng lao động, có thể là có thời hạn hoặc không xác định thời hạn hợp đồng. Một ví dụ điển hình để minh họa cụ thể hơn thế nào là viên chức đó là giáo viên tại các trường tiểu học, trung học công lập hay các chuyên viên kỹ thuật, y tá, hộ lý tại các bệnh viện công,...

Xem thêm: Hồ sơ viên chức gồm những giấy tờ gì? Hạn nộp là bao lâu?

2. Các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức

Tuy cùng có một tên gọi chung là viên chức, thế nhưng thực chất viên chức được chia thành rất nhiều cấp bậc tùy theo những đặc điểm về chức trách nhiệm vụ và trình độ đào tạo của mỗi người. Hiện nay, luật viên chức xác định có 5 hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức được xếp hạng từ trên cao xuống thấp bắt đầu từ hạng I đến hạng V.

2.1. Hạng I: ngạch chuyên viên cao cấp

Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp là hạng chức danh cao nhất trong việc xếp loại các chức vụ viên chức. Hạng chức năng này được xếp vào nhóm có mức lương tương đương là A3, bao gồm rất nhiều chức danh thuộc nhiều lĩnh vực việc làm khác nhau. Đây là những người có trình độ học vấn cao, thường yêu cầu bằng cấp chính quy từ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên, thực hiện những công việc đòi hỏi tính chuyên môn và kỹ năng nhuần nhuyễn như: bác sĩ cao cấp, giảng viên cao cấp, dược sĩ cao cấp, kỹ sư cao cấp, biên tập viên hạng I, kiến trúc sư, họa sĩ hạng I,...

Hạng chuyên viên cao cấp
Hạng chuyên viên cao cấp

2.2. Hạng II: ngạch chuyên viên chính

Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính là hạng chức danh cao thứ hai, thấp hơn một bậc so với hạng đầu tiên. Điều này cũng có nghĩa là cơ cấu lương và môi trường làm việc của hai đối tượng này cũng khác nhau, chuyên viên chính sẽ có yêu cầu chuyên môn, học vị thấp hơn so với những chuyên viên cao cấp và nhận mức lương A2. Có thể kể đến một vài những nghề nghiệp phổ biến của viên chức ngạch chuyên viên chính đó là giảng viên chính giảng dạy trong các trường đại học, giảng viên cao đẳng sư phạm hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng I, bác sĩ chính hạng II,...

2.3. Hạng III: ngạch chuyên viên

Ngạch chuyên viên được xếp vào nhóm mức lương hạng A1, là ngạch ở giữa thang đo của hạng chức danh nghề nghiệp của chuyên viên. Một số những chức danh ở ngạch viên chức này có thể kể đến như kiến trúc sư hạng III, lưu trữ viên hạng II, văn thư, thư viện viên hạng III,...

2.4. Hạng IV: ngạch cán sự

Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự thuộc nhóm xếp lương loại A0. Danh sách các công việc thuộc ngạch chuyên viên này chỉ gồm 3 đối tượng đó là: giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III, giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III và giáo viên mầm non hạng III.

Viên chức hạng IV tương đương ngạch cán sự
Viên chức hạng IV tương đương ngạch cán sự

2.5. Hạng V: ngạch nhân viên

Ngạch nhân viên là ngạch cuối cùng và cũng là ngạch mới được bổ sung trong cơ cấu phân loại các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức. Những đối tượng này được xếp lương viên chức loại B, bao gồm những chức vụ như: y sĩ hạng V, hộ sinh hạng IV, diễn viên hạng IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng hạng IV, văn thư trung cấp, y công, hộ lý, nhân viên nhà xác, dược tá,...

Xem thêm: Cán bộ công chức là gì? Phân biệt sự khác nhau của hai đối tượng này

3. Quy định về hạng, ngạch viên chức trong các ngành nghề khác nhau

Năm hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức bên trên chỉ là một số những thông tin phân loại chung cho toàn bộ viên chức của các ngành. Bên cạnh đó, trong các ngành nghề khác nhau, cách phân loại thứ hạng chức vụ lại cớ những yêu cầu khác nhau mang đặc điểm riêng biệt về chuyên môn của từng ngành. Những ngành nghề của viên chức được quy định rõ ràng và cụ thể hơn qua những thông tư của các bộ ngành hoặc cơ quan ngang bộ về ngành nghề của mình bao gồm ngành y tế, giáo dục, lao động, ngành văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao, ngành khoa học và công nghệ, ngành thông tin và truyền thông, ngành văn thư và lưu trữ thư viện, xây dựng, nông nghiệp và ngành tài nguyên môi trường.

Mỗi ngành cũng có những tiêu chuẩn chức vụ khác nhau
Mỗi ngành cũng có những tiêu chuẩn chức vụ khác nhau

4. Làm thế nào để nâng hạng, ngạch viên chức?

Vì các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức quy định và ảnh hưởng rất nhiều đến điều kiện, môi trường làm việc, đãi ngộ cũng như mức lương của viên chức, vì vậy, có rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng làm thế nào để nâng ngạch viên chức của mình? Điểm b khoản 1 điều 29 nghị định 29 của chính phủ sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Để tiến hành nâng hạng chức danh viên chức trong cùng ngành nghề, lĩnh vực, bạn phải thực hiện thi và xét thăng hạng viên chức theo quy định với những điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, học vị học vấn và nhu cầu của đơn vị.

Cụ thể, bạn chỉ có thể tham gia thi khi đơn vị sự nghiệp của bạn có nhu cầu cần một viên chức hạng cao hơn. Đồng thời, bạn phải bồi dưỡng, chuyên tu trình độ đào tạo và chuyên môn ở mức độ cao hơn so với hạng chức danh hiện tại bạn đang nắm giữ. Không những vậy, những yêu cầu trong quá trình làm việc cũng là một yếu tố để bạn được dự xét nâng hạng viên chức là hoàn thành tốt công việc được giao trong 03 năm liên tục gần đây nhất, giữ vững phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của một người viên chức và đặc biệt là không mắc phải lỗi, vi phạm kỷ luật, bị trách phạt từ cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền.

Thi thăng hạng, ngạch viên chức
Thi thăng hạng, ngạch viên chức

Có thể thấy, việc thi nâng hạng viên chức là một hoạt động không hề dễ dạng, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ và ý chí kiên cường, tinh thần thép của một viên chức khi không chỉ đáp ứng yêu cầu về năng lực mà còn phải đảm bảo những yếu tố đạo đức và một chút may mắn đối với các yếu tố ngoại cảnh.

Sau những mô tả chi tiết về các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức, bao gồm 5 hạng ngạch chuyên viên từ thấp đến cao, mong rằng bạn đã hiểu rõ về những cấp bậc viên chức trong hệ thống nhà nước. Đồng thời, bạn cũng có thêm thông tin về phương pháp nâng hạng của chuyên viên là một quá trình không hề đơn giản, cần nhiều nỗ lực trên nhiều phương diện khác nhau. Nếu như bạn có ý định thi tuyển hay xét tuyển viên chức nhà nước, mong rằng bài viết topcvai.com này đã mang lại những điều bổ ích giúp bạn xác định được những mốc quan trọng trong sự nghiệp của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: