Hồ sơ viên chức gồm những giấy tờ gì? Hạn nộp là bao lâu?

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2021-07-03 09:53:42

Sau khi thi viên chức xing thì chúng ta sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ để làm hồ sơ nộp cho các cơ quan đơn vị của mình. Thế nhưng, bạn đã biết trong hồ sơ viên chức cần những giấy tờ gì chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời nhé, lướt xuống và đọc ngay thôi nào.

Sau khi trúng tuyển thi viên chức, bạn sẽ phải hoàn thiện hồ sơ viên chức của mình để phục vụ cho quá trình công tác và lưu trữ thông tin tại cơ quan làm việc của mình sau này.

Vậy nhưng hồ sơ viên chức bao gồm những loại giấy tờ nào? Topcvai sẽ giải đáp ngay cho bạn.

Hồ viên viên chức gốc sẽ bao gồm:

- Các bản sao về văn bằng, chứng chỉ, theo yêu cầu của vị trí việc làm ứng tuyển, các giấy tờ chứng nhận ưu tiên nếu có.

- Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định đã có mẫu sẵn.

Đây là bộ hồ sơ gốc cần có của bất kỳ viên chức nào, ngoài ra còn có các giấy tờ được bổ sung theo từng phân loại vị trí viên chức.

Hồ sơ viên chức thông thường sẽ được chia ra thành 2 loại phân biệt dành cho 2 đối tượng khác nhau đó là: viên chức mới tuyển dụng và viên chức đang đi làm.

Hồ sơ viên chức gồm những gì?
Hồ sơ viên chức gồm những gì?

Thứ nhất, về hồ sơ dành cho viên chức mới tuyển dụng sẽ gồm các loại giấy tờ như:

- Lý lịch viên chứng theo mẫu HS01-VC/BNV. Quyển lý lịch chính là nơi phản ánh tất cả các thông tin về bản thân của viên chức, các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, các thông tin sẽ do viên chức tự kê khai và các xác nhận từ các cơ quan có thẩm quyền rằng các thông tin trong quyển lý lịch là đúng sự thật.

- Bản sao chứng thực giấy khai sinh có công chứng của cơ quan có thẩm quyền là Ủy Ban Nhân Dân địa phương nơi cư trú hoặc tạm trú.

- Phiếu lý lịch tư pháp được xin giấy xác nhận từ Trung tâm Lý lịch Tư pháp hoặc Sở Tư pháp.

- Giấy chứng nhận sức khỏe từ các cơ quan y tế và còn có giá trị sử dụng được tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm về trình độ chuyên môn đào tạo quản lý, lý luận chính trị, trình độ tiếng Anh, trình độ tin học,... Nếu các giấy tờ về chứng nhận đào tạo là của các đơn vị nước ngoài thì các giấy tờ chứng minh phải có xác nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đi kèm với với đó là các giấy tờ bản sao có chứng thực về các quyết định hoặc văn bản xác nhận nhận  xét tuyển, tiếp nhận viên chức.

Viên chức nên chuẩn bị những gì?
Viên chức nên chuẩn bị những gì?

Thứ hai, hồ sơ viên chức dành cho các cán bộ viên chức đang làm việc.

- Hồ sơ viên chức đang đi làm sẽ bao gồm toàn bộ các giấy tờ ban đầu theo như bộ hồ sơ khi mới được xét tuyển làm viên chức cần nộp.

- Tiếp theo đó là phiếu lý lịch bổ sung viên chức theo mẫu HS01-VC/BNV. Phiếu lý lịch bổ sung viên chức là tài liệu mà viên chức phải bổ sung hàng năm theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý viên chức. Phiếu này của mỗi viên chức phải được đơn vị sử dụng viên chức kiểm tra, xác minh thông tin và xác nhận.

- Các quyết định về xét chuyển, bổ nhiệm, bổ phái, luân chuyển, thăng hạng, nâng lương, khen thưởng, điều động, kỷ luật,...Tất cả các giấy tờ này sẽ đều là bản sao không lấy bản gốc. Nếu không có các giấy tờ trên bạn có thể sử dụng các tài liệu khác có liên quan đến bổ nhiệm chức vụ nếu viên chức được bổ nhiệm lên lãnh đạo hoặc vị trí quản lý.

Viên chức
Viên chức

- Bản kê khai tài sản hoặc bản kê khai tài sản bổ sung của viên chức nếu có yêu cầu bắt buộc kê khai tài sản.

- Bản tự đánh giá kiểm điểm cá nhân, tự đánh giá hằng năm có xác nhận của đơn vị sử dụng viên chức.

- Bản đánh giá, xếp loại, phân loại của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, quản lý viên chức. 

- Ngoài ra trong bộ hồ sơ viên chức đang làm việc còn cần có thư, đơn kèm theo các văn bản thẩm tra, xác minh biên bản của các đơn vị thẩm tra có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến viên chức và gia đình viên chức được phản ánh trong đơn, thư.

- Cùng với đó là các giấy tờ, văn bản khác có liên quan trực tiếp đến quá trình công tác và quan hệ xã hội của viên chức.

Xem thêm: Tìm hiểu về các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức chi tiết nhất

Khi nhận được quyết định trúng tuyển viên chức, việc chúng ta cần làm ngay đó là kiểm tra ngày hạn nộp hồ sơ để tránh tình trạng nộp quá sớm hoặc quá muộn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc và tiếp nhận công việc mới của bản thân.

Thời hạn nộp hồ sơ viên chức:

+ Đối với viên chức mới: Ngay sau khi nhận được kết quả thông báo trúng tuyển vào viên chức, bạn cần đến ngay các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để làm hồ sơ một cách nhanh chóng nhất. Bởi thời hạn sẽ chỉ có 30 ngày theo khoản 1, Nghị định 115/2020/NĐ-CP kể từ khi thông báo trúng tuyển.

+ Đối với viên chức đang đi làm: Các giấy tờ trong hồ sơ phải nhanh chóng hoàn thiện và nộp lên tổ chức khi có thông báo theo thời hạn của mỗi tổ chức đưa ra.

Thời hạn nộp hồ sơ viên chức
Thời hạn nộp hồ sơ viên chức

Tại sao phải lập tức làm giấy tờ ngay?

Trong quá trình làm các giấy tờ thủ tục có thể dễ phát sinh ra các vấn đề có liên quan đến những thông tin cá nhân hoặc gia đình của bạn, điều này khiến cho việc xác nhận của các cơ quan thẩm quyền phải dừng lại và điều tra xác minh rõ các mốc thời gian hay các vấn đề đó một lần nữa. Vậy nên nó gây mất thời gian và có thể kéo dài ngày nhận giấy xác nhận.

Cùng với đó, số lượng giấy tờ cần chuẩn bị cũng khá nhiều, tránh để nhầm lẫn và thiếu thông tin, bạn cần lập danh sách và kiểm tra tiến độ làm hồ sơ của mình.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tạo hồ sơ xin việc điện tử online

Ngoài những thắc mắc, hồ sơ viên chức cần những gì, hồ sơ viên chức có hạn nộp bao lâu, thì chúng ta cũng có những câu hỏi như có thể mua hồ sơ viên chứng ở đâu.

Hồ sơ viên chức bạn có thể mua ở các hiệu sách, các cửa hàng văn phòng phẩm hay mua qua các trang thương mại điện tử,...

Lưu ý khi mua, nên chọn những hồ sơ đúng mẫu và chất lượng tốt.

Mua hồ sơ viên chức ở đâu?
Mua hồ sơ viên chức ở đâu?

Mới đây, trong việc thi tuyển viên chức đã có những thay đổi mới, bạn có thêm khảo thêm nhé:

-Thứ nhất, không phân biệt văn bằng khi tuyển dụng công chức và viên chức. Theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP  thì các cơ quan tổ chức, đơn vị có thể xác định các yêu cầu đối với người dự tuyển theo các yêu cầu của vị trí ứng tuyển thế nhưng không được phân biệt loại hình đào tạo, các loại chứng chỉ, các trường đào tạo.

-Thứ hai, thắt chặt các quy định về điểm ưu tiên trong quá trình xét tuyển. Các mức điểm sẽ được thắt chặt và giảm mạnh so với trước khi đối với người dự tuyển là đối tượng được ưu tiên như:

+Thương binh, người hưởng chính sách thương binh, Anh hùng liệt sĩ,... điểm cộng sẽ từ 30 giảm xuống 7,5 khi thi tuyển vào vòng 2.

+Đối với dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, công an, con thương binh, liệt sĩ,... cũng sẽ chỉ còn được cộng 5 điểm vào vòng thi thứ 2.

Thi tuyển viên chức có nhiều thay đổi
Thi tuyển viên chức có nhiều thay đổi

-Thứ ba, thay đổi cách thức thi tuyển đối với viên chức. Thi tuyển và xét tuyển viên chức sẽ được thực hiện qua 2 vòng.

-Thứ tư, thêm một số điều kiện đối với người miễn tập sự. 

-Thứ năm, được ký 2 lần hợp đồng có thời hạn viên chức.

-Thứ sáu, thay đổi về cách thông báo tuyển dụng viên chức.

Đối với các quy định mới này bạn có thể tham khảo và theo dõi trên trang web ở các bài sau để được cập nhật thông tin đầy đủ và chi tiết nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hồ sơ viên chức, hy vọng bạn đã bỉ túi những thông tin hữu ích dành cho mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: