1. Đôi nét về chương trình dạy học tích cực
Dạy học tích cực chính là một tập hợp tất cả những phương pháp dạy học được thực hiện cho mục đích tích cực hóa công cuộc học tập của người học sinh. Phương pháp dạy học tích cực có bản chất sử dụng hoạt động để tác động đến người học, qua đó giúp người học phát huy cao độ tinh thần tự học.
Trong các cuộc nghiên cứu lý luận dạy học, có 3 cấp độ của phương pháp dạy học thường được nhắc tới: thứ nhất là Quan điểm dạy học, Phương pháp dạy, Kỹ thuật dạy.
Phương pháp và kỹ thuật dạy học là những cấp độ thuộc về sự thực hành, trực tiếp áp dụng các kỹ thuật, chương trình giảng dạy tới học sinh. Trong đó, phương pháp dạy học nói về các mô hình dạy học, là cách thức giáo viên, học sinh hành động để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong việc học tập, đảm bảo phù hợp với nội dung, điều kiện nhất định. Luôn có nhiều phương pháp được đưa ra từ phương pháp áp dụng chung cho các chuyên môn đến các phương pháp riêng của từng chuyên môn, từ phương pháp truyền thống đến phương pháp mới, hiện đại.
Kỹ thuật dạy học là hành động, cách thức tạo ra hành động mà người dạy, người học thực hiện trong các tình huống khác nhau nhằm dẫn dắt, điều khiển, thực hiện để quá trình dạy và học được diễn ra. Những kỹ thuật dạy học hiện vẫn chưa được công nhận là phương pháp dạy học độc lập.
Hiện nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo đang tăng cường phương án dạy học tích cực, áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để vào trong giảng dạy để nâng cao tính hiệu quả cho chất lượng giáo dục, đạt tới những mục tiêu to lớn hơn của ngành và đưa nền giáo dục nước nhà xứng tầm thế giới. Tại bài viết này, chúng ta sẽ đưa ra một số phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng hiệu quả hiện nay.
Xem thêm: Tìm hiểu về đặc điểm riêng và các phương pháp dạy học ở tiểu học
2. Những phương pháp dạy học tích cực hiệu quả
2.1. Phương pháp dạy học theo các nhóm nhỏ
Có rất nhiều cách gọi khác nhau cho phương pháp này, có thể kể tới như Dạy học theo nhóm nhỏ, Dạy học hợp tác. Cách thức tổ chức của việc dạy học theo nhóm đó chính là chia thành nhiều nhóm nhỏ trong một lớp. Người giáo viên sẽ giao nhiệm vụ để cả nhóm cùng chung sức thực hiện, cùng hợp tác với nhau để tạo ra kết quả cuối cùng. Kết quả hoạt động của một nhóm sau đó sẽ được đại diện hoặc toàn cả nhóm dùng hình thức nào đó để có thể trình bày trước toàn thể cả lớp.
Nếu như phương pháp này được tổ chức chặt chẽ thì có tác dụng rất tốt trong việc giúp mỗi học sinh phát huy được tính trách nhiệm, tích cực, đồng thời hình thành và hoàn thiện cho học sinh năng lực cùng hợp tác, năng lực phân chia công sức lao động và tăng tính đoàn kết thông qua sự giao tiếp tích cực của người học.
Để hình thành nên các nhóm, giáo viên có rất nhiều tiêu chí có thể áp dụng, do đó đừng chỉ dùng một tiêu chí để thực hiện liên tục mà hãy thay đổi thường xuyên để tạo ra những không khí học tập mới mẻ ở mỗi lần hoạt động nhóm. Một nhóm chỉ nên gồm từ 4 đến 6 học sinh, không nên quá đông hoặc quá ít. Trong một chủ đề chung, giáo viên linh hoạt giao cho các nhóm nhiệm vụ có thể giống nhau hoặc cũng có thể nhận một phần trong công việc chung.
2.2. Phương pháp dạy học tích cực - nghiên cứu trường hợp điển hình
Phương pháp này sẽ đưa ra một trường hợp điển hình để làm dẫn chứng minh chứng, minh họa cụ thể cho vấn đề nào đó, qua đó sẽ giúp người học dễ hình dung hơn về vấn đề chính đang được học. Thông thường, để đạt được hiệu quả, phương pháp này thường được khuyến khích sử dụng những hình ảnh trực quan sinh động như qua video, catset thay vì thông qua văn bản word.
Với phương pháp này, giáo viên sẽ điều hướng học sinh thực hiện theo tiến trình sau đây:
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu về trường hợp điển hình thông qua việc đọc, nghe hoặc xem.
- Khuyến khích học sinh đưa ra các quan điểm cá nhân về trường hợp đó thông qua hình thức viết ra giấy, thảo luận, trao đổi với bạn khác.
- Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn, gợi mở để học sinh cùng thảo luận, tranh luận về trường hợp điển hình.
2.3. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực giải quyết vấn đề
Phát hiện, giải quyết vấn đề chính là phương pháp người giáo viên sẽ đưa ra các vấn đề chứa đựng mâu thuẫn để buộc học sinh ở trong một tình huống phải nhận thức và xử lý vấn đề. Qua đây, học sinh có thể đẩy mạnh khả năng kích thích sự chủ động, tự lực tực cường, có nhu cầu mong muốn xử lý, giải quyết vấn đề đó.
Khi đưa ra vấn đề, giáo viên cần phải lưu ý tình huống, vấn đề được đưa ra cần phù hợp trong chủ đề của bài giảng và năng lực nhận thức của người học. đồng thời các tình huống này cũng phải gắn liền với đời sống thực tế, được diễn dễ dàng thông qua các kênh khác nhau như kênh hình, kênh chữ, thậm chí có thể là kênh có sự kết hợp của cả hai yếu tố này.
Thêm vào đó, để đạt được hiệu quả giảng dạy với phương pháp này, người giáo viên cần phải chọn ra được tình huống đúng, tức là có chứa mâu thuẫn để buộc học sinh phải vận dụng kỹ năng giải quyết, xử trí.
Còn rất nhiều phương pháp dạy học tích cực khác cho người giáo viên tham khảo như dạy học nặn bột, dạy học dự án, đóng vai,… Mỗi phương pháp này sẽ có bản chất và cách thức thực hiện khác nhau. Bạn chọn phương pháp nào thì cần nghiên cứu kỹ phương pháp ấy để đảm bảo dạy học hiệu quả. Ngoài áp dụng phương pháp, giáo viên còn phải có kỹ năng ứng dụng những kỹ thuật dạy học tích cực. Điểm qua một vài kỹ thuật dạy học tích cực ngay bên dưới đây cùng Topcvai.
3. Những kỹ thuật dạy học tích cực nào nên được sử dụng?
3.1. Kĩ thuật dạy học chia nhóm
Tương ứng với phương pháp chia nhóm thì giáo viên sẽ vận dụng kĩ thuật chia lớp học ra thành các nhóm nhỏ. Giáo viên nên chia nhóm theo nhiều cách khác nhau để tạo ra sự hứng thú cho cả lớp, tạo ra những cơ hội vàng để giúp các em có điều kiện để giao lưu, học hỏi với nhiều bạn trong lớp, tăng tính đoàn kết và tương hỗ nhau trong học tập.
Một số cách chia nhóm trong kĩ thuật này mà bạn có thể tham khảo:
Chia nhóm bằng sự tương đồng: giáo viên có thể điểm danh học sinh để sắp xếp thành các nhóm. Tùy số lượng một nhóm bạn muốn có bao nhiêu người thì điểm danh từ 1 đến con số cần hình thành nhóm để chia.
Ngoài ra, có thể chia nhóm theo các sở thích của học sinh, hãy cho các em ghi vào giấy loài hoa yêu thích, màu sắc yêu thích,… sau đó chọn ra các em có cùng sở thích để gộp chung một nhóm hoặc tạo ra một nhóm có đầy đủ các sở thích khác nhau. Cách chia này khá thú vị, hoặc giáo viên có thể giúp các học sinh có chung sở thích có thể tạo ra một nhóm hoạt động vô cùng ăn ý hoặc tạo ra một nhóm đa dạng các sắc màu khác nhau, làm nên sự bứt phá trong hoạt động.
Xem thêm: Top 7 Phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến tốt nhất hiện nay
3.2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ
Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện, kĩ thuật này đòi hỏi giáo viên phải lưu ý một số điểm sau:
- Nhiệm vụ được giao cần rõ ràng, chi tiết: giao đến ai – cá nhân hay nhóm nào? Tên nhiệm vụ là gì? Nơi thực hiện ở đâu và thời gian hoàn thành là bao lâu? Các phương tiện cần sử dụng để thực hiện nhiệm vụ là gì? Lưu ý gì cho kết quả đạt được, cách trình bày ra sao?
- Nhiệm vụ phù hợp với các yếu tố bao gồm: mục tiêu, khả năng của học sinh, thời gian thực hiện, điều kiện về không gian, điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất.
3.3. Kỹ thuật dạy học tích cực – đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi nhằm để gợi ý hướng trả lời, có tác dụng dẫn dắt và giúp học sinh khai thác được sâu ngóc ngách của vấn đề. Đồng thời, học sinh cũng cần phải đặt ra câu hỏi ngược cho giáo viên để vừa tạo một cuộc hội thoại vừa giúp giáo viên nhận diện được người học đang khúc mắc ở đâu.
Khi đặt ra câu hỏi cho học sinh, giáo viên cần đảm bảo đưa ra được câu hỏi có nội dung liên quan với mục tiêu bài học, câu hỏi phải ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của mỗi học sinh. Nếu đưa ra một bộ câu hỏi thì giáo viên cần có sự sắp xếp logic nội dung câu hỏi với độ khó tăng dần. Tuyệt đối tránh hỏi một lúc nhiều vấn đề khiến cho học sinh dễ bị rối.
Không chỉ dừng lại ở 3 kỹ thuật này, trong dạy học tích cực, còn vô vàn những kĩ thuật tích cực khác như khăn trải bàn, phòng tranh, mảnh ghép, công đoạn,… được đưa ra để áp dụng. Nghe cách đặt tên kĩ thuật cũng đủ để thấy được sự thú vị trong quá trình ứng dụng nó vào thực tiễn dạy học đúng không nào.
Rất nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được xây dựng để áp dụng trong suốt những năm tháng giảng dạy của giáo viên. Không phải lúc nào cũng áp dụng một kĩ năng, một phương pháp mà cần phải linh hoạt thay đổi, thậm chí là kết hợp, tích hợp chúng lại với nhau khi cần thiết và phù hợp. Hãy nắm bắt kĩ một số phương pháp, kỹ năng dạy học tích cực để luôn thuận lợi chủ động trong mỗi buổi dạy học của mình.
Tham gia bình luận ngay!