Hướng dẫn cách viết CV ngành Luật - Pháp lý chi tiết cho ứng viên

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-05-28 11:15:10

Hồ sơ xin việc là công cụ hỗ trợ ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đặc biệt là CV. Đối với những ngành yêu cầu cao như lĩnh vực luật pháp lý thì ứng viên càng phải chuẩn bị CV xin việc hoàn hảo và chi tiết nhất để nâng cao cơ hôi trúng tuyển. Tìm hiểu cách viết CV ngành luật pháp lý cực hữu ích tại topcvai.com

1. Hướng dẫn chi tiết cách viết CV ngành Luật - Pháp lý

Dù ứng tuyển trong bất kỳ lĩnh vực nào thì ứng viên cũng cần chuẩn bị một bản CV hoàn chỉnh với cách viết cv làm sao thật đầy đủ những danh mục cần thiết như thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm việc làm, kỹ năng cá nhân ,... CV ngành Luật pháp lý cũng vậy tuy nhiên trong từng danh mục thì ứng viên cần lưu ý những điều sau:

Hướng dẫn viết CV ngành luật pháp lý
Hướng dẫn viết CV ngành luật pháp lý

1.1. Thông tin cá nhân cơ bản

Cũng giống như các loại CV thông thường tại phần này ứng viên phải cung cấp đầy đủ và chính các thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, số diện thoại, địa chỉ nơi ở và địa chỉ email cá nhân.

Để CV của bạn trông chuyên nghiệp hơn thì đừng quên dán ảnh cá nhân nhé! Hãy chọn ảnh đại diện thật nghiêm túc, chỉn chu như ảnh thẻ rõ mặt với size ảnh chuẩn với CV (có thể là 3x4 hoặc 4x6 tùy vào từng loại CV). Như vậy nhà tuyển dụng có thể nhận diện ứng viên cũng như liên lạc qua thông tin cung cấp khi cần thiết. 

1.2. Mục tiêu nghề nghiệp của bản thân

Đây là mục để ứng viên thể hiện định hướng nghề nghiệp và phát triển trong tương lai cũng như tiềm năng của mình với vị trí ứng tuyển. Hãy tóm gọn ý kiến của bản thân trong 1-2 câu và trình bày theo dạng đoạn văn ngắn. 

Đối với CV ngành luật pháp, bạn có thể trình bày theo 3 ý chính trong phần mục tiêu nghề nghiệp ngành luật pháp lý đó là mong muốn của bạn khi ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng này, mục tiêu phát triển trong thời điểm tương lai khoảng 3-5 năm nữa như thế nào và trình bày suy nghĩ cá nhân về vĩ mô trong ngành luật là gì.

Chọn lọc những từ ngữ đanh thép, chuyên ngành luật để đưa vào mục tiêu nghề nghiệp sao cho ngắn gọn và đầy đủ ý, chỉ cần qua mục này cũng khiến nhà tuyển dụng đánh giá sự phù hợp của bạn với công việc ngành luật và vị trí tuyển dụng.

Trình bày mục tiêu nghề nghiệp về ngành luật
Trình bày mục tiêu nghề nghiệp về ngành luật

1.3. Trình độ học vấn của ứng viên

Đối với những ngành yêu cầu cao về chuyên môn như ngành luật thì nhà tuyển dụng đánh giá cao về bằng cấp và chứng chỉ liên quan của ứng viên. Họ tin rằng nếu như ứng viên được đào tạo bài bản tại các môi trường chuyên về lĩnh vực luật như trường đại học Luật hà Nội, khoa luật - trường Đại học Quốc Gia, học viện Ngoại giao,... thì sẽ đảm bảo về kiến thức chuyên môn cũng như có khả năng làm việc và phát triển trong lĩnh vực này.

Đây cũng là yêu cầu tối thiểu trong các tin tuyển dụng ngành luật đó là ứng viên phải tốt nghiệp tại các trường có đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Vậy nên ứng viên cần trình bày chi tiết về môi trường học tập, chuyên ngành, xếp loại bằng cấp và chứng chỉ liên quan đến ngành luật theo trình tự ưu tiên, đề cao các bằng cấp sáng giá lên trước.

Ví dụ bạn có thể trình bày như sau trong CV Luật pháp lý:

Tốt nghiệp Đại học Luật (2016-2020)

Chuyên ngành Luật Thương Mại

Bằng cử nhân

Xếp loại : Giỏi

Ngoài ra trong phần trình độ học vấn, nếu như có chứng chỉ nghề liên quan như chứng chỉ hành nghề luật sư, thẩm định giá, đấu giá,... thì cũng nên đưa vào tạo sự thuyết phục cho nhà tuyển dụng về khả năng của bản thân. Bạn hoàn toàn có thể đính kèm bảng điểm hoặc chứng chỉ phấn đấu trong quá trình học tập cùng CV để tạo bằng chứng và uy tín với những tin bạn đưa ra.

Bên cạnh đó, những người làm ngành luật cũng có yêu cầu về khả năng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh đối với lĩnh vực luật quốc tế. Khi ban ứng tuyển vào những nơi như này thì nên sử dụng mẫu cv tiếng Anh. Đây cũng là tiêu chuẩn đầu ra tại các trường luật nên bạn có thể cung cấp thêm về chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL, TOEIC,... sẽ tạo nên lợi thế so với những ứng viên khác và được đánh giá cao.

Thể hiện trình độ học vấn liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp
Thể hiện trình độ học vấn liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp

1.4. Kinh nghiệm làm việc của ứng viên

Mục này cực kỳ quan trọng mà ứng viên cần phải chú trọng khi viết Cv luật pháp lý, đây là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ tiềm năng, phù hợp với vị trí ứng tuyển đồng thời định được giá trị của ứng viên trong vấn đề deal lương sau này.

Trong phần kinh nghiệm việc làm luật pháp lý , ứng viên cần nhấn mạnh các ưu điểm của bản thân thông qua việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ các công việc, hoạt động động trước đây đặc biệt liên quan tới vị trí ứng tuyển để tạo lợi thế so với những ứng viên khác. 

Đối với những bạn sinh viên Luật mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn thì có trình bày về các hoạt động liên quan đến chuyên môn trong quá trình học tập ngay cả hoạt động thực tập ngành luật bạn thực hiện dù không lương hay có lương cũng nên đưa vào để nhà tuyển dụng thấy được sự cố gắng và phấn đấu phát triển bản thân trong lĩnh vực này. Trình bày chi tiết về môi trường từng làm việc, vị trí làm (như trợ lý luật sư, tư vấn pháp luật,...), thời gian làm việc,... theo một trình tự logic và khoa học nhất để người đọc dễ theo dõi.

Hãy đưa toàn bộ những kinh nghiệm của bạn về lĩnh vực luật vào trong CV một cách chi tiết, nếu như bạn có thâm niên trong nghề với nhiều kinh nghiệm làm việc thì hãy chọn ra những công việc sáng giá, nổi bật nhất để gây sự chú ý cho nhà tuyển dụng tránh để lan man.

Chú trọng vào kinh nghiệm làm việc và kỹ năng cá nhân
Chú trọng vào kinh nghiệm làm việc và kỹ năng cá nhân

1.5. Kỹ năng cá nhân cùng các hoạt động ngoại khóa

Ngoài đáp ứng về yêu cầu trình độ chuyên môn thì nhà tuyển dụng muốn thấy được khả năng ứng dụng thực tiễn trong công việc thông qua những kỹ năng cá nhân. Bạn có thể trình bày về những kỹ năng bạn tích lũy được qua những công việc làm thêm, hoạt động tham gia,... như kỹ năng thuyết trình, khả năng thuyết phục, phản biện, kỹ năng làm việc nhóm,... Hãy ưu tiên chọn lọc những kỹ năng giúp ích cho công việc ứng tuyển.

Bên cạnh đó hãy liệt kê các hoạt động liên quan đến luật pháp lý mà bạn tham gia nếu như có kèm theo chứng chỉ thì càng tạo thuyết phục như tham gia diễn dàn, phiên tòa, hội thảo, câu lạc bộ luật trong trường, những hoạt động liên quan đến chính trị - xã hội. Chính những yếu tố này sẽ làm bạn trở nên nổi bật về sự nhiệt huyết và chăm chỉ học hỏi của bản thân.

1.6. Mục người tham chiếu trong CV

Để khiến cho CV của bạn có tính thuyết phục và tin cậy hơn đối với những thông tin bạn cung cấp thì đừng bỏ qua mục tham chiếu nhé. Bạn có thể nhờ giáo viên trong trường, sếp cũ, đồng nghiệp cũ hay những người có vị trí trong các hoạt động bạn tham gia xác nhận bên dưới để đảm bảo những thông tin bạn đưa ra là sự thật.

Ngoài ra bạn có thể trình bày về sở thích của cá nhân trong CV thể nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách và con người của bạn trong đời sống hàng ngày ra sao, tất cả những thông tin bạn đưa vào CV đều là căn cứ và thể hiện ưu điểm của mình với vị trí tuyển dụng.

2. Những lưu ý khi viết CV ngành Luật - Pháp lý

Một CV ngành luật hoàn hảo thì không được xuất hiện các lỗi cơ bản mà ứng viên cần lưu ý khi viết cv những điều sau đây:

Lưu ý khi vết CV ngành luật pháp lý
Lưu ý khi vết CV ngành luật pháp lý

- Cách trình bày và diễn đạt trong CV: ngành luật rất coi trọng cách sử dụng ngôn từ nên ứng viên cần phải thể hiện được khả năng lập lập, tính logic trong cách trình bày diễn đạt bằng những ngôn ngữ có tính chọn lọc, chính xác, không được phép sai chính tả, ngôn ngữ lủng củng, không sử dụng ngôn ngữ địa phương, để lặp từ ngữ trong CV

- Trung thực với tất cả các thông tin được trình bày trong CV, việc nói dối không giúp bạn trở nên ấn tượng hơn, nhà tuyển dụng là những người đã có kinh nghiệm đặc biệt là ngành Luật nên bạn không thể qua mắt được họ nên đừng khiến bản thân mình bị loại vì việc khai khống thông tin.

- Chỉ nên cung cấp các thông tin cần thiết vào CV liên quan đến vị trí ứng tuyển, CV chỉ nên được trình bày trong 1 mặt A4 nên đừng tham đưa quá nhiều thông tin vào trong hãy chọn lọc những nội dung đắt giá nhất tạo lợi thế cho bản thân khi nhà tuyển dụng đọc được.

- CV ngành luật thì không nên sử dụng những động từ mạnh như: thúc đẩy, điều phối, tôi sẽ làm,... tạo sự nghiêm trọng cho CV cũng như khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang thể hiện bản thân quá nhiều.

- Trong phần kinh nghiệm làm việc thì không nên đưa những công việc ứng viên đã thực hiện trong thời gian ngắn sẽ tạo ra dấu hỏi lớn trong suy nghĩ nhà tuyển dụng vì lý do bạn nghỉ, không nơi nào thích nhân viên mình “nhảy việc” thường xuyên cả.

3. Mẫu CV ngành Luật - Pháp lý

Ứng viên hoàn toàn có thể chuẩn bị tốt hành trang của mình bằng cách tham khảo các CV luật pháp lý trên mạng để tìm hiểu cách trình bày các mục sao cho hợp lý và logic nhất. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể tải những mẫu CV luật pháp lý online hiện nay để sử dụng để tiết kiệm thời gian thiết kế, đây cũng là cách được ứng dụng phổ biến hiện nay.

Mẫu CV ngành luật pháp lỹ của topcvai.com
Mẫu CV ngành luật pháp lỹ của topcvai.com

Ở trên là mẫu CV ngành luật pháp lý của website topcvai.com theo chuẩn yêu cầu và cực kỳ bắt mắt. Website cũng hỗ trợ ứng viên thiết kế CV theo sở thích và mong muốn cá nhân cũng như tìm việc ngành luật ngay trên website. Bạn có thể trải nghiệm tính năng này chỉ với 5 phút đã có thể sở hữu CV ngành luật pháp lý cho riêng mình!

Bài viết cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho ứng viên viết CV ngành luật pháp lý để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy chuẩn bị thật kỹ hành trang bằng việc chuẩn bị thật kỹ CV xin việc để nâng cao cơ hội trúng tuyển của bản thân. Để tìm hiểu thêm về những mẫu CV cho các ngành nghề khác truy cập website topcvai.com

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: