1. Những câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng cơ bản
1.1. Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân bạn nhé?
Mọi nhà tuyển dụng đều hỏi câu hỏi này khi vừa bắt đầu gặp ứng viên ở buổi phỏng vấn. Bạn có thể sẽ thắc mắc về điều này bởi thông tin về ứng viên thường đã được đề cập trong hồ sơ xin việc hoặc CV. Tuy nhiên, đơn giản nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kỹ năng giao tiếp và truyền tải thông điệp từ bạn. Hoặc cơ bản đây là một câu hỏi làm bàn đạp và sự dẫn dắt cho những câu hỏi tiếp theo.
Gợi ý trả lời:
Bởi vì nhà tuyển dụng muốn tạo ra bầu không khí bớt căng thẳng và gần gũi với bạn hơn. Hãy lịch sự trả lời câu hỏi này bằng nụ cười trên môi. Đừng chỉ dừng lại bằng những thông tin cơ bản, hãy nói về kinh nghiệm, chuyên môn và kỹ năng đặc biệt phù hợp nhất của bạn cho vị trí.
1.2. Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên tuyển dụng?
Mọi công ty đều mong muốn tuyển dụng những ứng viên nghiêm túc và phù hợp với công việc. Họ không mong muốn đón nhận từ ứng viên một sự qua loa và hời hợt. Đó cũng chính là lý do họ thường đặt ra câu hỏi này.
Gợi ý trả lời:
Để trả lời câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng tuyển dụng trên. Trước hết hãy xác định rằng bạn đã thực sự nghiêm túc khi ứng tuyển vào vị trí này hay chưa nhé? Đừng trả lời quá đơn giản như “muốn thử sức với một công việc mới” hay “nhân sự là một công việc thú vị”,... Hãy cố gắng cho nhà tuyển dụng thấy được bạn sở hữu những tiềm năng rất phù hợp với vị trí Chuyên viên tuyển dụng. Sử dụng khôn khéo những thông tin trong phần giới thiệu, chẳng hạn như kinh nghiệm, kỹ năng, học vấn,.. hoặc thậm chí là nói về mục tiêu của bạn.
1.3. Theo bạn, nhiệm vụ của một Chuyên viên tuyển dụng là gì?
Đơn giản, nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này bởi họ muốn kiểm tra kiến thức và mức độ hiểu biết của bạn. Tất nhiên rồi, chả ai muốn tuyển dụng một người không biết mình sẽ làm những gì trong vị trí đang ứng tuyển cả.
Gợi ý trả lời:
Đây là câu hỏi khá dễ vì chúng thiên về phần lý thuyết. Bạn chỉ cần trình bày rõ ràng mô tả công việc của Chuyên viên tuyển dụng. Mẹo hữu ích cho bạn là hãy đọc thật kỹ những thông tin có trọng tin tuyển dụng của công ty đang ứng tuyển. Chuyên viên tuyển dụng thực chất làm những nhiệm vụ khác nhau ở các doanh nghiệp khác nhau. Việc bám sát mô tả công việc ở tin tuyển dụng sẽ giúp bạn trình bày rõ hơn về trách nhiệm của vị trí này.
1.4. Theo bạn, kỹ năng và phẩm chất nào quan trọng nhất với Chuyên viên tuyển dụng?
Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng này bản chất là một câu hỏi phải đưa ra quan điểm cá nhân. Tuy nhiên với những câu hỏi cần tính chủ động và tư duy thì mọi nhà tuyển dụng đều thích.
Gợi ý trả lời:
Tùy theo quan điểm và nhận định cá nhân của mình mà ứng viên có thể đưa ra được câu trả lời. Thông thường, một Chuyên viên tuyển dụng rất cần những phẩm chất như biết lắng nghe, thấu hiểu, luôn luôn có trách nhiệm và tận tụy hết mình cho công việc. Với kỹ năng, đa phần mọi kỹ năng đều quan trọng. Tuy nhiên với Chuyên viên tuyển dụng, các kỹ năng cần thiết nhất thường là kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đánh giá, thương lượng đàm phán và kỹ năng giao tiếp.
1.5. Bạn có biết về kênh tuyển dụng nào không? Hãy nêu và đánh giá về kênh đó?
Có thể, các ứng viên sẽ khá bất ngờ trước câu hỏi phỏng vấn này. Bởi thông thường, chỉ những ai thực sự dành tâm huyết và quan tâm đến ngành nhân sự - tuyển dụng nói chung mới có thể trả lời tốt. Trên cơ sở câu trả lời của bạn, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn rõ hơn về mức độ hiểu biết, cũng như kỹ năng phân tích, đánh giá của ứng viên.
Gợi ý trả lời:
Nếu bạn đã thực sự tìm hiểu về các kênh tuyển dụng trước đó, hãy tự tin liệt kê ra một số kênh tuyển dụng nổi bật. Lựa chọn một kênh bạn cho là hữu ích với nhà tuyển dụng nhất, sau đó trực tiếp phân tích những ưu điểm và nhược điểm mà kênh tuyển dụng đó mang lại. Nếu bạn chưa kịp thời tìm hiểu, mẹo nhỏ dành cho bạn là hãy nói về kênh tuyển dụng mà bạn đã tiếp cận được vị trí Chuyên viên tuyển dụng đang ứng tuyển nhé.
1.6. Hãy mô tả về quy trình tiếp nhận và hướng dẫn nhân sự mới?
Một Chuyên viên tuyển dụng thường sẽ phải đảm nhiệm công tác tuyển dụng và đào tạo các nhân sự mới trong công ty. Qua câu hỏi trên, nhà tuyển dụng muốn biết chắc rằng bạn đã thực sự tìm hiểu và có kiến thức chuyên môn về tuyển dụng. Với những ứng viên đã có mức độ hiểu biết nhất định, các công ty sẽ không mất thời gian quá nhiều để đào tạo lại.
Gợi ý trả lời:
Chắc chắn quy trình tiếp nhận và hướng dẫn nhân sự mới là rất quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian cho người hướng dẫn/người quản lý hay tối ưu hóa doanh số của công ty cũng như là cơ sở động lực để thúc đẩy những kỳ vọng của một nhân viên mới trong công ty. Quy trình đó thường diễn ra tuần tự các bước như sau: Chuẩn bị công tác tiếp nhận nhân sự mới >>> Phổ biến quy định, quy chế tại công ty >>> Triển khai chương trình, kế hoạch đào tạo >>> Hướng dẫn các nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn đối với từng vị trí.
1.7. Bạn nghĩ khó khăn lớn nhất của Chuyên viên tuyển dụng là gì?
Mặc dù bản chất của câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng này là phải trả lời trực tiếp. Tuy nhiên nhà tuyển dụng thường mong chờ một tư duy biến khó khăn thành hành động và sự bứt phá hơn chỉ là những lời than vãn và kể lể.
Gợi ý trả lời:
Theo quan điểm cá nhân, bạn có thể chọn ra một khó khăn lớn nhất trong nghề tuyển dụng để giải thích. Tuy nhiên hãy nên thể hiện bản lĩnh của bạn trước những khó khăn đó và sự quyết tâm của bạn trong quá trình thực hiện cũng như hoàn thành nhiệm vụ. Cũng có thể nhấn mạnh thêm, bạn nghĩ những khó khăn đó sẽ trở thành động lực, nguồn cảm hứng làm việc và sự phấn đấu vô tận của bạn!
2. Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng khác
2.1. Bạn đã từng có kinh nghiệm về tuyển dụng nhân sự chưa?
Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng thông dụng, nhà tuyển dụng cũng có thể đặt ra nhiều câu hỏi khác tùy vào từng ứng viên. Đây là một ví dụ điển hình. Mặc dù đã tiếp nhận được thông tin về kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc. Tuy nhiên, họ muốn bạn trình bày kỹ hơn hoặc xác nhận lại một lần nữa những kinh nghiệm từng trải của bạn. Thực tế, đó cũng là một “cái bẫy” để kiểm tra xem mức độ trung thực của bạn đến đâu.
Gợi ý trả lời:
Trước hết, hãy chắc chắn là bạn đã đọc lại mẫu CV của mình trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Đặc biệt ở mục kinh nghiệm, hãy nhớ những đầu công việc mà bạn đã chia sẻ ở trong CV của mình. Điều này sẽ giúp bạn hình dung dễ hơn những điều cần phải trình bày trong câu trả lời của mình. Cố gắng tập trung vào một kinh nghiệm quan trọng nhất nhé.
2.2. Hãy kể về một lần tuyển dụng đáng nhớ nhất của bạn?
Thông thường đây là câu hỏi nhà tuyển dụng hay đặt ra đối với những ứng viên có kinh nghiệm. Đó chính là lý do chúng thường được hỏi sau câu trả lời trên. Đơn giản, nhà tuyển dụng muốn biết rõ hơn công việc của bạn trước đó. Ngoài ra, họ cũng muốn kiểm tra kỹ năng giao tiếp và truyền tải thông tin của bạn.
Gợi ý trả lời:
Nếu bạn đã có kinh nghiệm trước đó, hãy nhớ về công việc mà bạn đã từng làm. Bạn có thể chọn một sự kiện tuyển dụng thất bại hoặc thành công nhất của bạn. Hãy dẫn dắt câu chuyện một cách tự nhiên, thoải mái. Nếu đó là một lần tuyển dụng thất bại, hãy nói rằng bài học mà bạn được học sau đó là gì. Nếu đó là một lần tuyển dụng thành công. Đừng quá tự cao, hãy xem đó là động lực và kinh nghiệm để bạn tiếp tục cho sự nghiệp nghề nhân sự của mình.
2.3. Công việc duy nhất của Chuyên viên tuyển dụng là tuyển dụng? Bạn nghĩ sao về điều này?
Đây là một trong những câu hỏi “bẫy” ứng viên mà nhà tuyển dụng thường đặt ở gần khi kết thúc buổi phỏng vấn. Một công việc thường không có giới hạn về trách nhiệm, do đó câu trả lời của bạn sẽ cho thấy bạn có thực sự mong muốn được cống hiến nhiều hơn trong vị trí này hay không?
Gợi ý trả lời:
Chuyên viên tuyển dụng nằm trong quy hoạch của bộ phận nhân sự. Chúng được xem như một công việc đa nhiệm. Mặc dù gọi là Chuyên viên tuyển dụng, những công việc của bạn không chỉ dừng lại ở mỗi tuyển dụng. Đó có thể là hàng loạt các nhiệm vụ khác gắn liền với công tác hậu cần, chế độ nhân sự và chính sách trong công ty. Hãy chắc chắn bạn hiểu được điều này và sẵn sàng tiếp nhận mọi nhiệm vụ được giao phó.
3. Gợi ý một số câu hỏi ngược nhà tuyển dụng dành cho ứng viên
Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn với ứng viên của mình, các nhà tuyển dụng thường hỏi “Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?. Sai lầm phổ biến của các ứng viên ngày nay là thẫn thờ đáp “Không”. Những câu hỏi ngược luôn mang lại một ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng. Buổi phỏng vấn không xác định người hỏi là nhà tuyển dụng và người trả lời là ứng viên. Do đó, cách thông minh là hãy tận dụng các khoảng trống để tương tác mạnh mẽ với nhà tuyển dụng của bạn.
Điều này vừa cho thấy bạn là một ứng viên tinh tế, vừa minh chứng bạn thực sự có quan tâm đến vị trí ứng tuyển. Bạn có thể đặt các câu hỏi ngược với nhà tuyển dụng, tuy nhiên lưu ý là chỉ đặt những câu hỏi mà bạn không thể tìm được câu trả lời trên những kênh thông tin như website, mạng xã hội, báo chí nói về công ty và công việc nhé. Cuối cùng, đừng hỏi những câu hỏi quá chi tiết về mức lương dành cho vị trí đó.
4. Tuyệt chiêu thành công trong buổi phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng
Chuyên viên tuyển dụng thực sự là một vị trí công việc khá lý tưởng và tiềm năng cho con đường sự nghiệp của bạn. Nhưng làm cách nào khi bạn mới lần đầu phỏng vấn vị trí này? Tuyệt chiêu để thành công trong buổi phỏng vấn phần nhiều nằm ở những gì mà bạn đã chuẩn bị và lên sẵn kế hoạch. Từ việc in CV ra thành bản cứng có màu, cho đến việc lựa chọn trang phục phù hợp,... Một số lời khuyên dành cho buổi phỏng vấn sắp diễn ra của bạn như sau:
- Thứ nhất, hãy cố gắng nghiên cứu thật kỹ công ty ứng tuyển và công việc ứng tuyển.
- Thứ hai, nỗ lực hết sức trong việc chuẩn bị hành trang trước buổi phỏng vấn. Đặc biệt là chuyên môn, kiến thức và công việc, về ngành.
- Thứ ba, tập duyệt trước những câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng thường gặp.
- Thứ tư, chọn ra trang phục một ngày trước khi buổi phỏng vấn diễn ra.
- Thứ năm, giữ phong thái tự tin, ổn định tinh thần, luôn bình tĩnh trước - trong và sau khi phỏng vấn.
- Đúng giờ.
Hy vọng bộ câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng và những bí kíp được timviec365.com.vn hé lộ trên đây sẽ giúp bạn trúng tuyển vòng phỏng vấn vị trí này nhé!