Friday, 25/12/2020

[TỔNG HỢP] Bộ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing thường gặp

Là một trong những công việc có nhu cầu cao về nhân lực và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Làm Content Marketing mang đến cho bạn những cơ hội trải nghiệm ở lĩnh vực sáng tạo nội dung và tiếp thị thời đại số. Tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing mới nhất để vượt qua vòng thử thách của nhà tuyển dụng bạn nhé!

1. Cập nhật bộ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing mới nhất

Bạn sẽ chẳng bao giờ dự đoán được những gì mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn ở vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, cách tốt nhất là khai thác những câu hỏi thường gặp, đặc biệt là những câu hỏi liên quan đến vị trí Content Marketing để tăng thêm độ tự tin và tinh thần thoải mái cho bản thân.

Cập nhật bộ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing mới nhất
Cập nhật bộ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing mới nhất

1.1. Câu hỏi khai thác thông tin ứng viên

Bộ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing bắt đầu bằng những câu hỏi dạng khai thác thông tin cá nhân của ứng viên. Dưới đây là ba câu hỏi thường gặp nhất.

1.1.1. Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân của bạn?

Nhà tuyển dụng có thể đã biết thông tin về bạn từ hồ sơ xin việc hoặc CV xin việc. Tuy nhiên, câu hỏi này vẫn được sử dụng bởi họ muốn kiểm tra kỹ năng giao tiếp của mỗi ứng viên. Bên cạnh đó, câu hỏi giới thiệu cũng góp phần làm “chất xúc tác” để dẫn dắt và tương tác ban đầu giữa hai bên tuyển dụng và xin việc.

Gợi ý trả lời:

Hãy thử tập tành một bài giới thiệu bản thân sao cho thật lôi cuốn và ấn tượng. Đừng đơn thuần nói bạn tên gì, đến từ đâu? Hãy sử dụng những ngôn từ chuyên nghiệp nhất và chân thành nhất để miêu tả về bản thân của bạn. Trước hết là họ tên, quê quán, tuổi, sau đó là chuyên ngành mà bạn đã theo đuổi hoặc kinh nghiệm lớn nhất mà bạn mong muốn được giới thiệu cho nhà tuyển dụng.

1.1.2. Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí Content Marketing?

Câu hỏi này luôn được các nhà tuyển dụng ưa chuộng nhằm xác định được mức độ am hiểu giá trị của bản thân. Nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên tìm đến công việc này vì đam mê, hay vì một khía cạnh phù hợp nào đó, hay đơn giản chỉ là một hứng thú nhất thời.

Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí Content Marketing?
Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí Content Marketing?

Gợi ý trả lời:

Đây là dạng câu hỏi rất dễ bị mắc bẫy, đó chính là lý do các ứng viên nên cẩn trọng với lời nói của mình. Trước hết, hãy xác định cách vượt qua câu hỏi này là chứng minh mức độ phù hợp của bạn với công việc Content Marketing nói chung, cũng như yêu cầu từ nhà tuyển dụng nói riêng. Chẳng hạn như, bạn sở hữu năng khiếu về viết lách, đam mê viết lách và chia sẻ nội dung với mọi người. Ngoài ra, sự sáng tạo vẫn luôn cần thiết với công việc này, bạn yêu thích sự sáng tạo, xây dựng các ý tưởng và biết cách khai thác các khía cạnh khác của một chủ đề,... Nói chung, mẹo để trả lời câu hỏi này là hãy liệt kê ra một số giá trị của bản thân mà bạn cho rằng chúng thực sự phù hợp với công việc.

1.1.3. Bạn đã có kinh nghiệm làm Content Marketing trước đó hay chưa?

Không cần phân tích quá sâu sa, khi đặt câu hỏi phỏng vấn Content Marketing này, nhà tuyển dụng chỉ có một mục đích duy nhất. Đó chính là muốn biết rõ hơn về kinh nghiệm của ứng viên.

Bạn đã có kinh nghiệm làm Content Marketing trước đó hay chưa?
Bạn đã có kinh nghiệm làm Content Marketing trước đó hay chưa?

Gợi ý trả lời:

Mặc dù kinh nghiệm luôn là yếu tố được mọi nhà tuyển dụng yêu thích. Tuy nhiên, chúng không phải là tất cả. Trước hết, ứng viên cần xác định được yêu cầu về kinh nghiệm có phải là một yêu cầu bắt buộc hay không? Nếu là bắt buộc, hãy chắc rằng bạn đã sở hữu một vài kinh nghiệm làm Content Marketing trước đó. Còn nếu không, bạn có thể thoải mái để trả lời câu hỏi này bằng những mẹo khác. Chẳng hạn như, bạn yêu công việc Content Marketing mà muốn sống hết mình vì nó, tuy mới ra trường cách đây không lâu, những vì sự đam mê và tinh thần sẵn sàng học hỏi. Bạn tin rằng, bạn có thể đóng góp được nhiều điều cho công ty.

1.2. Câu hỏi khai thác đam mê của ứng viên

Bộ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing còn đề cập đến những câu hỏi khai thác sự đam mê của ứng viên. Content Marketing là một công việc yêu cầu sự sáng tạo, bạn sẽ chẳng thể sống với chúng hết mình nếu không xác định được đam mê của mình.

Bạn thường viết về chủ đề gì?
Bạn thường viết về chủ đề gì?

1.2.1. Bạn thường viết về chủ đề gì?

Khi đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết sở thích trong quá trình viết của bạn. Những người thường xuyên viết, và viết một cách có chủ đích, thường xác định được những chủ đề mà họ yêu thích. Điều này giúp ích được nhiều trong công việc Content Marketing, bởi viết theo chủ đề chính là một trong những nhiệm vụ hàng ngày của công việc.

Gợi ý trả lời:

Đừng quá đắn đo để đưa ra một câu trả lời hoàn hảo, vì đơn giản đây chỉ là một câu hỏi xác định sở thích khi viết của bạn mà thôi. Nhưng để ấn tượng hơn, hãy nói rằng, bạn thường viết đa dạng các chủ đề, bởi bạn muốn thử sức với các khía cạnh khác nhau của viết lách, của con chữ. Khi trả lời như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao mức độ thích nghi trong quá trình viết của bạn. Chứng minh rằng bạn là một nhân viên trong tương lai có thể chủ động biến chuyển theo thực tế, chứ không chỉ làm việc để phục vụ cho sở thích cá nhân.

1.2.2. Bạn theo đuổi giọng văn và phong cách viết gì?

Giọng văn và phong cách viết là hai yếu tố quan trọng hình thành nên một nội dung chất lượng. Đó chính là lý do nhà tuyển dụng đặt câu hỏi phỏng vấn Content Marketing này cho bạn.

Gợi ý trả lời:

Trong viết lách nói chung, có rất nhiều phong cách viết và giọng văn. Bạn có thể chia sẻ chúng với nhà tuyển dụng một cách chân thật. Tuy nhiên, đừng bao giờ nói rằng bạn yêu thích một giọng văn và phong cách viết bí ẩn, khó hiểu hay phức tạp. Bởi với công việc Content Marketing, độc giả hướng đến luôn là khách hàng. Do đó, những nội dung khi được truyền tải cần đảm bảo được sự dễ hiểu, đơn giản và hữu ích.

1.2.3. Bạn tìm và khai thác thông tin bằng cách nào?

Tìm và khai thác thông tin là một kỹ năng quan trọng của Content Marketing. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm được những ứng viên thành thạo kỹ năng này để hoàn chỉnh những bài viết của bạn. Chúng đảm bảo nội dung được truyền tải đến khách hàng mang tính mới và cập nhật.

Bạn theo đuổi giọng văn và phong cách viết gì?
Bạn theo đuổi giọng văn và phong cách viết gì?

Gợi ý trả lời:

Ngày nay, việc khai thác thông tin luôn luôn gắn liền với việc truy cập internet. Hãy liệt kê ra một số cách mà bạn tìm kiếm thông tin để khai thác cho bài viết của mình. Chẳng hạn như tìm qua Google, các diễn đàn thông tin khác, các blog của các chuyên gia,... Ngoài internet, bạn cũng thường xuyên đọc sách, báo, tạp chí, hoặc thông tin ở những nguồn đáng tin cậy để đảm bảo thông tin trong bài viết của mình không bị sai lệch so với thực tế.

1.3. Câu hỏi khai thác năng lực viết bài

Nhiệm vụ chính của Content Marketing là viết bài và xuất bản nội dung hàng ngày. Đó có thể là nội dung trên các website, mạng xã hội, các kênh truyền thông đa phương tiện khác. Để công việc đảm bảo tiến độ, nhà tuyển dụng cần biết hiệu suất và năng lực làm nội dung của bạn thông qua những câu hỏi sau:

Câu hỏi khai thác năng lực viết bài
Câu hỏi khai thác năng lực viết bài

1.3.1. Bạn có thể viết trung bình bao nhiêu bài trong một ngày?

Câu hỏi phỏng vấn Content Marketing này có thể gây áp lực cho những bạn chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, chúng được hỏi với mục đích xác định và khai thác được kỹ năng dự đoán cũng như tính chắc chắn của ứng viên cho công việc.

Gợi ý trả lời:

Đừng bao giờ đưa ra một con số quá cụ thể. Trước hết, hãy xác định công việc Content Marketing ở công ty bạn đang ứng tuyển là thực hiện nhiệm vụ viết bài cụ thể ra sao. Viết bài đa dạng ở các thể loại, như bài chuẩn SEO, bài sáng tạo 100%, bài viết theo chủ đề, tin tức, kịch bản, nội dung quảng cáo,... Khi đã xác định được, hãy tưởng tượng xem bạn có thể sáng tạo bao nhiêu bài trong một ngày làm việc. Hoặc bạn có thể chọn cách nói rằng, bạn quan trọng đến chất lượng bài viết hơn việc “cày KPIs về số lượng”. Bạn mong muốn mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích, nhưng vẫn cố gắng đảm bảo được tiến độ nhiệm vụ mà công ty giao phó.

1.3.2. Những ý tưởng của bạn đã bao giờ cạn kiệt chưa?

Ý tưởng là một trong những yếu tố cốt lõi hình thành nên một nội dung chất lượng. Ý tưởng cũng là độ khó đối với công việc Content Marketing.

Gợi ý trả lời:

Hãy nêu quan điểm của bạn về tầm quan trọng của ý tưởng cho công việc Content Marketing. Bạn cũng có thể chia sẻ, ý tưởng đôi khi sẽ vơi dần nếu một công việc cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày mà không có một chất xúc tác để sáng tạo. Nhưng riêng với bạn, bạn sẽ có cách để ý tưởng có thể quay trở lại mỗi lần làm việc.

1.3.3. Bạn sẽ làm gì khi không còn ý tưởng để viết?

Tiếp nối với câu hỏi trên, câu hỏi phỏng vấn Content Marketing này nhằm mục đích xem xét khả năng tư duy và cách thức làm việc cụ thể của cá nhân ứng viên.

Những ý tưởng của bạn đã bao giờ cạn kiệt chưa?
Những ý tưởng của bạn đã bao giờ cạn kiệt chưa?

Gợi ý trả lời:

Ý tưởng luôn đến vào những lúc mà chúng ta không thể đoán trước. Do vậy, bạn thường xuyên mang theo số tay, hoặc bất cứ một công cụ nào có thể ghi chép, để khi bản thân chợt nảy ra một ý tưởng có thể lưu giữ chúng ngay lập tức. Bên cạnh đó, ý tưởng cạn kiệt là vấn đề thường gặp trong mọi công việc, đặc biệt là Content Marketing. Bạn sẽ có cách tìm lại cảm hứng cho công việc.

2. Một số câu hỏi phỏng vấn Content Marketing khác

Bộ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing có thể đa dạng các vấn đề cần được làm rõ. Ngoài những câu hỏi thường gặp trên, ứng viên có thể được hỏi những câu hỏi khác như sau:

2.1. Bạn biết gì về chúng tôi?

Câu hỏi phỏng vấn này luôn ở trong tình trạng “bất di bất dịch” với mọi vị trí công việc. Nhà tuyển dụng mong muốn tìm được những ứng viên thực sự nghiêm túc với chính họ. Họ cần biết ứng viên có thực sự sẵn sàng làm đối tác của họ hay không bằng những thông tin mà ứng viên khai thác được.

Một số câu hỏi phỏng vấn Content Marketing khác
Một số câu hỏi phỏng vấn Content Marketing khác

Gợi ý trả lời:

Hãy chắc rằng, trước khi phỏng vấn bạn đã tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng. Bạn có thể trình bày những thông tin liên quan cơ bản đến họ. Chẳng hạn như tên gọi đầy đủ của công ty, ngày thành lập, công ty hoạt động ở lĩnh vực nào, những sản phẩm chủ chốt, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty,... Những thông tin này hoàn toàn có thể khai thác được ở website của công ty đó.

2.2. Theo bạn, chất lượng nội dung của website được xác định vào yếu tố nào?

Khi một người biết rõ làm thế nào để nội dung trở nên chất lượng, chắc chắn đó là một ứng viên tiềm năng.

Gợi ý trả lời:

Ứng viên có thể nói rằng, có rất nhiều yếu tố để đánh giá chất lượng nội dung của một bài viết, hay của một hệ thống website. Bạn có thể liệt kê và kèm theo phân tích một số yếu tố như: Sự hữu ích, tính hấp dẫn, mức độ kêu gọi hành động, đáng tin cậy, không sao chép,...

2.3. Theo bạn, Content Marketing là làm gì?

Khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác định được mức độ am hiểu công việc của bạn. Một ứng viên không biết công việc mình đang ứng tuyển làm nhiệm vụ gì sẽ chẳng đáng để được nhà tuyển dụng trân trọng.

Tận dụng cơ hội để hỏi ngược nhà tuyển dụng
Tận dụng cơ hội để hỏi ngược nhà tuyển dụng

Gợi ý trả lời:

Bạn có thể trình bày một số hiểu biết của bạn về công việc Content Marketing nói chung. Đặc biệt là trình bày những nhiệm vụ cần thực hiện ở vai trò này, tại chính công ty mà bạn đang ứng tuyển. Để làm tốt, hãy cố gắng đọc kỹ mục mô tả công việc của tin tuyển dụng bạn nhé!

3. Tận dụng cơ hội để hỏi ngược nhà tuyển dụng

Rất nhiều ứng viên ra về trong buổi phỏng vấn mà không thành công gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, họ thường để lỡ cơ hội để được thể hiện kỹ năng giao tiếp cũng như năng lực của bản thân. Thông thường, để chuẩn bị kết thúc cho một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đặt một câu hỏi cho ứng viên: “Bạn có câu trả lời gì cho chúng tôi không?”.

Đừng trả lời “Không”, hãy tận dụng một số câu hỏi sau để “thắc mắc” nhà tuyển dụng nhé:

- “Content Marketing có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối với công ty?”

- “Hãy cho tôi biết thêm về công việc cụ thể của Content Marketing?”

- “Tôi có được tham gia những khóa học nâng cao về Content Marketing trong thời gian làm việc hay không?”

- ....

4. Kinh nghiệm trả lời những câu hỏi phỏng vấn Content Marketing

Ngoài tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing ở trên, ứng viên muốn vượt qua vòng phỏng vấn cần chú ý một số điểm sau:

- Hiểu giá trị của bản thân: Bạn cần trung thực về những gì mà mình đang có, đừng cố phóng đại sự thật hay nói dối nhà tuyển dụng.

- Chứng tỏ bản thân: Một vài mẹo để chứng minh năng lực của bạn, đó chính là in ra một số bài viết mà bạn đã từng viết. Kể cả khi nhà tuyển dụng không yêu cầu.

Kinh nghiệm trả lời những câu hỏi phỏng vấn Content Marketing
Kinh nghiệm trả lời những câu hỏi phỏng vấn Content Marketing

- Am hiểu công nghệ: Content Marketing không đơn thuần là viết, họ làm nhiều nhiệm vụ khác liên quan đến yếu tố công nghệ. Chẳng hạn như đăng bài và quản lý mạng xã hội, sử dụng trình đăng bài blog như Wordpress,...

- Chuẩn bị kỹ: Chuẩn bị là những gì cần đầu tư nhất khi đi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu trước thông tin về công việc, về công ty và cả trang phục, tâm lý để phỏng vấn thành công.

- Thể hiện sự sáng tạo: Những ứng viên có tính sáng tạo trong câu trả lời luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Hy vọng những chia sẻ về bộ câu hỏi phỏng vấn Content Marketing trên đây của timviec365.com.vn sẽ giúp bạn sở hữu công việc như ý!

Tác giả: Hà Liên Hương
captcha
Chưa có bình luận nào