Cũng giống như việc học sinh đi thi cần phải ôn luyện vậy, giáo viên chuẩn bị đi phỏng vấn tốt hơn hết hãy chuẩn bị sẵn sàng một số câu hỏi phỏng vấn có khả năng sẽ được hỏi để có thể yên tâm và tự tin trả lời. May mắn thì có thể “Trúng tủ” một vài nội dung đã chuẩn bị sẵn đáp án, còn không cũng chẳng sao, ít nhất bạn cũng đã có được sự chuẩn bị tốt để có được một phong thái tự tin nhất, một cách khéo léo nhất để đưa ra được câu trả lời hài lòng nhất.
Sau đây, cùng các chuyên gia đến từ timviec365.com.vn khám phá xem đâu sẽ là top câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiểu học có khả năng cao sẽ được hỏi nhé.
1. “Vì sao bạn muốn giảng dạy ở cấp bậc tiểu học mà không phải là một cấp bậc khác?”
Đây là một câu hỏi có ý thăm dò sự phù hợp của bạn, xét trên phương diện ý thức nghề nghiệp. Bởi lẽ không phải ai cũng có thể kiên trì gắn bó với nghề dạy tiểu học, thời điểm mà học sinh mới chỉ có một vài nét bút trên trang giấy trắng. Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng đưa ra được nhận định người ứng cử viên có thể gắn bó với nghề dạy tiêu học hay không.
Từ mục đích đó, bạn sẽ trả lời ra sao?
Để có một câu trả lời khôn khéo, bạn đừng đi theo bất cứ sự rập khuôn quen thuộc, phổ biến nào khác, điển hình như “tôi muốn đóng góp một phần công sức của mình cho sự nghiệp giáo dục, tôi muốn rèn luyện sự kiên trì trong quá trình giảng dạy,…”, hãy cứ là chính bạn với câu trả lời thành thật nhất. Có thể chỉ đơn giản là:
- Tôi đã chọn con đường học vấn với nghiệp vụ sư phạm tiểu học ngay từ thời điểm cách đây 4 năm, sau quá trình rèn luyện, tôi cảm thấy mình càng yêu nghề và muốn được gắn bó với nó nhiều hơn. Quan trọng nhất là bản thân tôi rất muốn giảng dạy tri thức cho các em học sinh khi các em còn có những cảm giác mới mẻ với chuyện học ở cấp bậc đầu đời này.
2. "Bạn hãy cho biết những kinh nghiệm giảng dạy tiểu học"
Mục đích chính của câu hỏi này đó chính là muốn kiểm tra về các mức độ trải nghiệm của bạn đối với việc giảng dạy nói chung và sự trải nghiệm ở bậc tiểu học nói riêng. Thông qua cách bạn trả lời, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở cấp bậc tiểu học hay chưa?
Để thỏa mãn mục đích này, bạn hãy đưa ra các dẫn chứng cụ thể liên quan đến các việc làm cụ thể mà bạn đã làm tại các trường tiểu học, kèm theo đó có cả các thành tựu mà học sinh của bạn đạt được dưới sự dẫn dắt của bạn. Những thông tin sau đây nên nêu ra để trả lời câu hỏi này gồm: thời gian bạn dạy học đã được bao lâu, các lớp cấp tiểu học bạn thường dạy hoặc được phân làm giáo viên chủ nhiệm, những thành tựu nào học sinh đã đạt được qua sự dìu dắt của bạn, ví dụ như bạn có thành tích giúp một học sinh học kém nhất lớp có kiến thức theo kịp các bạn hay không, điểm kiểm tra trung bình của học sinh mà bạn dạy xếp thứ mấy toàn khối, có cao hay không. Những thành tích đó nếu có thể kèm theo dẫn chứng cụ thể sẽ càng tăng tính thuyết phục hơn.
3. Những phương pháp giảng dạy, quản lý lớp bạn muốn áp dụng trong khi dạy học?
Nếu như nhận thấy bản thân mình là một giáo viên đã có những kinh nghiệm nhất định trong khi dạy học thì tốt hơn hết hãy đưa ra những phương pháp bạn đã từng làm để quản lý lớp học bạn từng dạy. Nêu rõ ra ví dụ cụ thể về những hoạt động đã thực hiện rất tốt của bạn cùng với lý do vì sao bạn tạo được thành tích đó.
Trong trường hợp bạn là một giáo viên mới ra trường còn ít kinh nghiệm giảng dạy bậc tiểu học, nên giải thích cụ thể về các phương pháp giảng dạy bạn tiếp nhận được trong kiến thức cũng như trong quá trình thực tập tích lũy được nhé. Nêu cụ thể về cách mà bạn đã làm để tổ chức lớp học đầu tiên khi bạn hành nghề, dù cho đó mới chỉ là thực tập nhưng cũng chính vì thế mà nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhìn ra tiềm năng của bạn, nhận định rõ hơn về thực lực bạn có hay không.
Phương pháp giảng dạy, quản lý lớp là một phạm trù đòi hỏi ở người giáo viên tiểu học phải biết cách sử dụng phù hợp. Bởi có vô vàn phương pháp khác nhau, tương quan với đó là hàng ngàn, hàng triệu các trường tiểu học ở khắp mọi nơi trên toàn quốc, không phải phương pháp nào cũng có thể áp dụng. Bạn muốn đưa một phương pháp quản lý lớp học nào đó vào công việc thì nhất định phải biết được ít nhất là môi trường giáo dục tại địa phương đó, đặc điểm văn hóa của nhà trường, đặc trưng trong phong cách chung về quản lý giáo dục cũng như định hướng quản lý mà nhà trường phổ cập tới từng giáo viên tiểu học.
4. Bạn có kinh nghiệm trong việc sử dụng công nghệ vào giảng dạy hay không?
Dưới sự phát triển của công nghệ, giáo viên từ cấp tiểu học đã cần phải đáp ứng về các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy bởi lẽ để bắt kịp thời đại và đảm bảo giáo dục được thực hiện dựa trên một nền tảng hiện đại nhất, không bị lỗi thời. Kể từ khi thể hiện rõ vai trò của mình, công nghệ vẫn luôn là yếu tố tiên phong được giáo dục coi trọng đặt lên hàng đầu bởi vậy, chắc chắn yếu tố này cũng sẽ được đề cập trong câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiểu học.
Qua buổi phỏng vấn, bạn có cơ hội vừa được bày tỏ những quan điểm của mình về công nghệ, nói cho nhà tuyển dụng biết rằng công nghệ có giá trị to lớn ra sao trong việc phục vụ học tập, giúp các em học sinh tiếp cận tri thức tốt hơn mà còn có thể chứng minh rõ ràng về khả năng sử dụng công nghệ của bản thân trong giảng dạy như thế nào.
Bạn có thể kể về những hoạt động giảng dạy mà bản thân đã thực hiện nhờ tới sự vận dụng công nghệ, đồng thời đừng quên việc các bạn đã tạo ra những điều đó như thế nào. Là một người giáo viên, có thể mô tả lại một rành mạch nền tảng công nghệ, đem sự sáng tạo mà phối hợp với công nghệ như vậy là điều mà bất cứ hiệu trưởng nào cũng muốn tuyển dụng được người tài như thế.
5. "Bạn có triết lý giảng dạy không? Đó là gì?"
Dù dạy học ở cấp bậc nào thì triết lý giảng dạy vẫn sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho giáo viên đi trên con đường mô phạm đúng đắn hơn và làm cho nghề nghiệp của mình ý nghĩa hơn.
Với câu hỏi này, bạn không thể đưa ra một đáp án chung chung được. Bản chất câu trả lời bạn nên gửi tới cho nhà tuyển dụng đó chính là những điều bạn muốn cam kết khi bước vào nghiệp giáo viên, trở thành một người giáo viên dạy tiểu học.
Đưa ra một triết lý mà đối với bạn, nó chính là định hướng quan trọng giúp bạn theo nghề giáo viên tiểu học ổn định lâu dài. Nó chính là bản tuyên ngôn mà bạn lấy làm hành trang để xây dựng sự nghiệp của mình.
6. Bạn có cách nào để thúc đẩy phụ huynh tham gia vào việc học tập của con cái họ?
nhiệm vụ của người giáo viên chính là kết nối hiệu quả giữa nhà trường với gia đình của học sinh, không ai phủ nhận rằng nhiệm vụ đó vất vả đến nhường nào. Nói một cách khác, giáo viên tiểu học chính là một cầu nối, một sứ giả để giúp nhà trường và phụ huynh có thể cùng nhau phối hợp giảng dạy, kiểm soát học sinh.
Bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng một ý tưởng rõ ràng nhất để trả lời câu hỏi này nhé. Thẳng thắn chia sẻ với nhà tuyển dụng về những hoạt động của bạn để kết nối với phụ huynh và bạn đã trao đổi, làm việc với họ như thế nào trong việc phối hợp cùng sát sao học trò của bạn.
7. Bạn đánh giá học sinh của mình bằng cách nào?
Với câu hỏi này, bạn sẽ có thể trình bày cho hiệu trưởng biết về kế hoạch giảng dạy mà bạn muốn tiến hành nếu được nhận vào làm việc, kèm theo các thông tin về phương pháp bạn sẽ sử dụng nhằm giúp cho học sinh có thể phát triển kỹ năng, kiến thức, các phẩm chất vốn là tiềm năng học tập.
Bạn cần đưa ra các tiêu chí rõ ràng mới có thể đánh giá học sinh hiệu quả. Tuy nhiên, ngay tại vòng tuyển dụng, với câu hỏi này, ứng viên cần phải giải thích cho nhà tuyển dụng biết rõ về những tiêu chí bạn chọn phục vụ cho việc đánh giá học sinh.
Trong giai đoạn tiểu học, có thể nói là bạn đang ở trong giai đoạn uốn nắn cây, muốn cây sinh trưởng, phát triển theo hình dáng như thế nào phụ thuộc vào sự tỉ mỉ của quá trình này. giáo viên sẽ phải là người đổ mực trong suy nghĩ của học sinh, vẽ vào nhận thức của chúng điều mà bạn muốn truyền tải.
Hãy giải thích cụ thể về những tiêu chí đánh giá học sinh theo phương pháp của bạn để nhà tuyển dụng thấy được tính hiệu quả bạn có thể tạo ra. Đồng thời đánh giá cao về khả năng nắm bắt học sinh của bạn vì khi có các tiêu chí đánh giá cụ thể mà bạn lại hiểu biết quá rõ về chúng thì chắc chắn hơn ai hết, khả năng nhận diện thế mạnh, điểm yếu của học trò bạn sẽ làm được tốt. Ngoài ra bạn cũng có thể chia sẻ với người phỏng vấn bạn rằng, bạn đã giao tiếp với học sinh như thế nào. Việc giao tiếp hiệu quả với học sinh đặc biệt tạo ra được những tác động lớn để bạn hiểu rõ về tâm lý của chúng, khám phá học sinh thành công mới có thể mang đến cho chúng những điều kiện học tập và định hướng phương pháp rèn luyện phù hợp nhất cho chính mình.
Như vậy, trộn bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiểu học trên đây sẽ là nguồn tư liệu quan trọng mang tới cho bạn những cơ hội để bước chân dễ dàng hơn và một ngôi trường giáo dục hằng mong ước. Chúc bạn luôn thành công và may mắn.