1. Celeb là gì?
Các chiến lược truyền thông mới của các doanh nghiệp gần đây thường xuyên sử dụng Influencer Marketing bởi hiệu quả mà nó đem lại. Theo một vài bài thống kê, con số hiệu quả đến từ chiến lược mới này hiệu quả hơn đến khoảng 78%. Hiệu quả ở đây được tính là số người dùng online bị tác động bởi những người nổi tiếng mà họ theo dõi.
Định nghĩa về Celeb bạn có thể hiểu đơn giản như này, Celeb viết tắt từ “Celebrity”, được biết đến là những người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng đối với công chúng nói chung. Những người này phần lớn là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, ví dụ MC, người mẫu hay là diễn viên,... hoặc trong một vài lĩnh vực khác như thể thao.
Để dễ hình dung hơn, một vài cái tên tiêu biểu về Celeb có thể kể đến, trên thế giới nói chung: Phạm Băng Băng, Taylor Swift,... hoặc ở Việt Nam là Sơn Tùng M-TP, Trấn Thành,...
Xem thêm: Học truyền thông ra làm gì
2. Phân biệt Celeb và Social Influencer
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ về vấn đề này, có thuật ngữ khá dễ gây nhầm lẫn đó là Social Influencer. Vậy điểm khác biệt giữa 2 thuật ngữ này là gì?
Về bản chất, Celeb hay Social Influencer đều là những người có tầm ảnh hưởng, được sử dụng trong một chiến dịch Marketing bất kỳ nào đó. Tuy nhiên có một vài điểm khác biệt ở đây bạn nên hiểu rõ:
- Đối với Celeb: như đã nói ở trên, họ là những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn đối với công chúng qua những sản phẩm của mình (đối với ca sĩ là các sản phẩm âm nhạc, đối với vận động viên là những hoạt động thể thao,...). Nói chung lại, họ là những người đã nổi tiếng bởi sản phẩm cá nhân. Và họ xuất hiện trong một chiến dịch Marketing, chỉ cần quảng bá bằng cách chụp hình cùng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là đã có thể tiếp cận tới khách hàng mục tiêu.
Hầu hết, đối với các doanh nghiệp lớn, họ sẽ có một kịch bản nội dung được lên sẵn, Celeb chỉ cần chụp hình và sử dụng luôn kịch bản đó để đăng lên các trang cá nhân của mình. Vì vậy, Celeb không thật sự cần am hiểu quá về sản phẩm hay dịch vụ đó.
- Đối với Social Influencer: Đây cũng là những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Tuy nhiên, khác với Celeb, họ thường là những người có am hiểu cá nhân về bất kỳ một lĩnh vực nào đấy. Thông thường, khi sử dụng Social Influencer cho một chiến dịch Marketing nào đó, thì họ thường là những người có hiểu biết và sự liên quan đến sản phẩm, họ sẽ đầu tư thời gian và chất xám để “review” một cách đúng nghĩa. Ví dụ một người am hiểu về lĩnh vực công nghệ, bạn sẽ thấy họ thường xuất hiện với những bài quảng cáo về điện thoại, máy tính,...
Đây là hình thức sẽ phù hợp hơn với những doanh nghiệp mới, bởi cách tiếp cận này sẽ giúp người dùng tin tưởng sản phẩm hơn bởi những đánh giá có phần chân thật của “người trong nghề”.
Tuy nhiên, dù với hình thức nào thì cũng sẽ đem lại hiệu quả khác nhau, tùy theo từng chiến dịch cũng như tính chất doanh nghiệp mà lựa chọn cách tiếp cận cho phù hợp nhất.
3. Tầm ảnh hưởng của Celeb đối với doanh nghiệp
Xem thêm: Việc làm truyền hình
Với những thông tin ở trên, chắc hẳn bạn đã hình dung ra được những tầm ảnh hưởng mà Celeb mang lại rồi đúng không. Mặc dù vậy, với bất kỳ một sự việc hay hiện tượng nào xuất hiện, chúng ta cũng phải nghĩ đến theo 2 chiều hướng: mặt tích cực và mặt tiêu cực.
3.1. Mặt tích cực
Đối với Celeb, họ là người nổi tiếng, vì vậy, họ đã có một lượng fan nhất định nào đó. Vì vậy, khi bạn sử dụng Celeb đó cho chiến dịch của mình, đồng nghĩa với việc bạn có khả năng tiếp cận đến tệp đối tượng đó. Và rất có thể họ sẽ là khách hàng trong tương lai của doanh nghiệp bạn.
Thông thường người tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm mà Celeb quảng cáo. Tại sao lại vậy? Bạn có thể hình dung rằng, Celeb là người đã có độ nổi tiếng, mà khi họ quyết định quảng cáo cho một sản phẩm nào đó, tương đương với việc chắc chắn họ đã tìm hiểu về sản phẩm đó rất kỹ rồi. Bởi vì, khi họ quảng bá cho sản phẩm, hình ảnh của họ sẽ gắn liền với sản phẩm đó. Không lẽ nào họ lại chọn một sản phẩm kém chất lượng để quảng cáo cả.
Hơn nữa, đối với những người tiêu dùng, họ có xu hướng sử dụng những sản phẩm mà Celeb quảng cáo. Bởi họ tin rằng, những sản phẩm được Celeb tin dùng là những sản phẩm chất lượng.
3.2. Mặt tiêu cực
Cũng như đã phân tích ở trên, hình ảnh của Celeb đã gắn liền với hình ảnh của sản phẩm, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp rất có rủi ro. Như bạn đã biết, nhất là trong giới showbiz, một người nổi tiếng luôn có khả năng dính phải scandal không đáng có. Mà khi một vụ việc xảy ra, doanh nghiệp sẽ cũng có thể gánh hậu quả liên lụy, như một vài trường hợp đã từng xảy ra trong quá khứ, khi Celeb dính scandal, thì đã tạo ra một làn sóng tẩy chay sản phẩm mà họ quảng cáo.
4. Cách chọn Celeb phù hợp cho từng chiến dịch truyền thông
Cũng như đã nói từ trên, mỗi chiến dịch sẽ có một cách triển khai riêng, vì vậy hãy xem xét hướng đi của chiến dịch để lựa chọn những hình thức Marketing cụ thể. Và khi nếu doanh nghiệp đã quyết định đi theo hướng sử dụng KOL (key opinion leader) để giới thiệu sản phẩm, thì có một vài lưu ý nho nhỏ sau để đạt được hiệu quả cao nhất.
4.1. Tiêu chí về mức độ quen thuộc
Dễ hình dung rằng việc mỗi Celeb sẽ có một tệp người hâm mộ khác nhau, ví dụ, đối với Sơn Tùng M-TP phần lớn là giới trẻ. Vì thế tiêu chí này phải được đặt lên hàng đầu khi lựa chọn người đại diện.
Ví dụ, bạn không thể lấy một ca sĩ trẻ tuổi, độc thân đi quảng cáo những sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh được đúng không nào. Vậy nên, doanh nghiệp hãy tìm hiểu mức độ quen thuộc của Celeb với người hâm mộ như nào trước tiên.
4.2. Tiêu chí về mức độ liên quan
Trong các chiến dịch, Marketer thường cố gắng duy trì sự phù hợp tối đa giữa sản phẩm doanh nghiệp và người nổi tiếng. Bởi công chúng trước khi quyết định sử dụng sản phẩm họ phải biết được mối quan hệ giữa sản phẩm và người quảng cáo là gì. Nếu một sản phẩm càng có độ liên quan càng lớn người nổi tiếng, thì mức độ lan tỏa càng cao, đồng nghĩa với việc có nhiều tiềm năng thúc đẩy doanh thu hơn.
4.3. Tiêu chí về danh tiếng
Không phải cứ nhất định là một người cực kỳ nổi tiếng thì hiệu quả càng cao. Rất nhiều ví dụ đã chứng minh điều này. Nếu Celeb đã quá nổi tiếng và họ đã quảng cáo cho rất nhiều sản phẩm khác nhau hoặc sản phẩm doanh nghiệp đối thủ thì bạn cũng không nên sử dụng. Chọn một Celeb nhỏ hơn mà sản phẩm bạn được quảng cáo độc quyền cũng đem lại hiệu quả rất lớn.
4.4. Tiêu chí về sự khác biệt
Như các bạn thấy trên mạng xã hội điển hình là Facebook, thi thoảng lướt trên bảng tin bạn sẽ bắt gặp những KOL quảng cáo sản phẩm. Dần dần cách thức này trở nên nhàm chán và có thật sự mang lại hiệu quả cao như mong đợi không? Vì thế, doanh nghiệp hãy luôn cố gắng thay đổi sản phẩm hoặc cách thức quảng bá chiến dịch của mình, để những Celeb là đại diện phát ngôn đó đưa ra những tuyệt chiêu gây bất ngờ với công chúng.
Trên đây là những thông tin lý giải Celeb là gì cũng như những mặt tích cực và tiêu cực, cách lựa chọn Celeb phù hợp cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này sẽ phù hợp và giúp ích được cho công việc của bạn.
Tham gia bình luận ngay!