1. Chiến lược digital marketing có ý nghĩa ra sao?
Chiến lược digital marketing thực tế sẽ là các hành động mà bạn cần thực hiện để có thể đạt được các mục tiêu về marketing cũng như là mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra dựa trên kênh tiếp thị trực tuyến. Vậy, chiến lược digital marketing có thực sự quan trọng và cần thiết hay không?
Sự quan trọng cũng như ý nghĩa của chiến lược digital marketing được thể hiện thông qua cụm từ “chiến lược”. Thực tế với digital marketing thì việc fanpage của bạn tăng vài trăm like hay từ khóa lên vài bậc chưa thực sự là đủ để có thể khẳng định doanh số bán hàng của bạn tăng hay độ phủ sóng của thương hiệu lớn hơn. Điều quan trọng chính là cách mà bạn sẽ hành động để thúc đẩy các kênh của mình ra sao nhằm mục đích có thể đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu và cụ thể chính là doanh số cũng như sự định vị thương hiệu.
Trong hành trình đi đến mục tiêu sẽ có rất nhiều mâu thuẫn cũng như khó khăn. Chính vì thế mà việc có một chiến lược sẽ giúp bạn vạch ra được các chiến thuật cụ thể. Từ đó sẽ có được cho mình một hướng đi đúng đắn nhất với digital marketing. Đặc biệt là với những trường hợp khó khăn thì với chiến lược đã đề ra, các bạn có thể phản ứng một cách kịp thời và đưa ra các phương án tối ưu để cải thiện tình hình.
Một chiến lược digital marketing hoàn hảo sẽ giúp cho các marketer có thể thực hiện các hành động đúng hướng và chuẩn nhất để đạt được mục tiêu. Và điều này cũng sẽ vạch ra những bước đi cụ thể nhất để tránh tình trạng các marketer sẽ mất một vòng luẩn quẩn để tìm hướng đến những mục tiêu đã đặt ra.
Xem thêm: Học digital marketing ở đâu
2. Nền tảng cơ bản của chiến lược digital marketing là gì?
Các nền tảng cơ bản của một chiến lược marketing gồm 3 yếu tố. Đó là: Cơ sở hạ tầng - infrastructure, sự phân tích - analytics và nội dung - content.
Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc tới chiến lược marketing của bạn khi đây là những điều không thể thiếu trong bất kỳ một chiến lược digital marketing nào được tạo ra. Về sự quan trọng và ảnh hưởng của 3 yếu tố trên thì cơ sở hạ tầng là yếu tố có tầm quan trọng lớn nhất, sau đó chính là sự phân tích và cuối cùng là nội dung.
2.1. Yếu tố cơ sở hạ tầng (infrastructure)
Cơ sở hạ tầng ở trong chiến lược marketing được ví như phần móng, phần nền tảng ban đầu của một chiến lược được đề ra và thực hiện. Nếu như phần này không tốt và ổn định thì những hành động sau đó sẽ không mang lại hiệu quả cũng như khó để có được sự tăng trưởng cần thiết.
Việc đánh giá cơ sở hạ tầng có tốt hay không sẽ dựa trên 5 yếu tố sau đây:
- Tính ổn định: Trong digital marketing thì các kênh tiếp thị trực tuyến như website hay fanpage đều cần được đảm bảo hoạt động một cách ổn định nhất có thể. Điều này nhằm đem lại một sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu cũng như giúp cho các hành động như mua hàng có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu trang web không hoạt động ổn định thì việc mua hàng sẽ khó mà có thể diễn ra. Từ đó thì các yếu tố hay mục tiêu khác cũng khó để đạt được.
- Sự phản ứng: Sự phản ứng hay tốc độ load là một trong những vấn đề mà các marketer cần xem xét ở trang web của mình. Việc website có tốc độ load lâu cũng như phản ứng chậm với những hành động được thực hiện sẽ dẫn đến sự khó chịu và không hài lòng ở khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến việc họ sẽ không bao giờ quay trở lại cũng như có nhận định không tốt về trang web của bạn.
- Khả năng đáp ứng cho việc mở rộng: Việc mở rộng là điều cần thiết với các trang web hiện nay. bạn sẽ không thể chắc chắn được rằng mỗi ngày sẽ chỉ có từng này khách hàng truy cập vào trang web của bạn. Trong những trường hợp đặc biệt, lượng người truy cập website của bạn tăng một cách đột biến, thế nhưng, trang web của bạn lại không thể đáp ứng được tất cả số lượng đó. Vì thế mà bạn đã đánh mất đi rất rất nhiều cơ hội bán hàng của mình chỉ vì website thiếu đi khả năng tự mở rộng. Đây được xem là một bài học mà các bạn marketer cần ghi nhớ để tránh cho việc mắc lại sai lầm không đáng có.
- Tính bảo mật: Bảo mật là một trong những điều mà các bạn cần quan tâm khi xây dựng website của mình. Nếu như không may các thông tin của khách hàng bị lộ do sự cố từ website của bạn thì điều này sẽ khiến cho khách hàng không thực sự hài lòng và tin tưởng. Do đó, tính bảo mật thông tin cao nhất có thể là điều mà các bạn cần chú ý với cơ sở hạ tầng của mình trong chiến lược digital marketing.
- Sự tương thích: Việc website của bạn có thể chạy và hoạt động trên nhiều nền tảng trình duyệt khác nhau sẽ là điều có khả năng đáp ứng được tốt các nhu cầu của khách hàng. Do vậy mà việc lựa chọn website của bạn sẽ luôn là điều mà khách hàng ưu tiên.
2.2. Yếu tố phân tích (analytics)
Sự phân tích ở đây sẽ là việc mà bạn đi đo lường và phân tích các chỉ số liên quan trong digital marketing. Các chỉ số có thể kể đến như số lượng traffics, sự phản hồi của người dùng trên trang web của bạn và hành vi của khách hàng,... Những chỉ số này sẽ cho bạn biết được những điểm cộng và những hạn chế của website, từ đó các bạn có thể điều chỉnh sao cho tối ưu nhất có thể và khả năng đáp ứng được các nhu cầu từ khách hàng.
Tuy nhiên, trong việc phân tích thì các bạn cần lưu ý tới 3 điều sau:
- Xác định đúng KPI cho việc track: Bạn cần xác định được rằng KPI về chỉ số mình cần track là lượng follower hay là số lượt click vào trang web. Chỉ khi biết được đúng KPI cần thiết thì việc track và đánh giá của bạn mới thực sự hiệu quả và chính xác.
- Tìm được đúng về mức độ ảnh hưởng từ sự phản hồi của khách hàng: Bạn phải biết được liệu nhưng khách hàng ở lại website lâu hơn 3 phút có thực sự là khách hàng tiềm năng hơn so với những người chỉ lướt qua thông tin hay không. Điều này sẽ giúp bạn biết được đâu là chỉ số mà mình cần đặt KPI và cần làm gì để tăng khả năng chuyển đổi từ sự tìm hiểu thành hành động mua hàng.
- Nên nhớ đây là phân tích: Bạn nên nhớ rằng mình đang thực hiện việc phân tích chứ không phải làm báo cáo. Chính vì thế mà với những data mà bạn có được thì bạn cần phải biết mình sẽ làm gì với những điều đó và các data đó đem lại cho bạn điều gì.
Xem thêm: Việc làm digital marketing
2.3. Yếu tố nội dung (content)
Nội dung trong digital marketing sẽ không chỉ đơn giản là text hay văn bản thông thường mà nó có thể là infographic, video hay hình ảnh và những trang thông tin khác về công ty, cách thức liên hệ,...
Một nội dung được đánh giá là tốt sẽ dựa trên 5 yếu tố dưới đây:
- Xác định đúng nội dung truyền tải: Bạn cần biết được mình truyền tả cái gì và với những người là lần đầu tiên biết tới công ty hay doanh nghiệp bạn thì họ sẽ biết được gì và điều gì sẽ đọng lại ở trong tâm trí của họ?
- Tăng sức mạnh cho nội dung: Nếu khách hàng đã từng 1 lần truy cập và xem nội dung của công ty bạn thì việc bạn cần đó chính là tạo ấn tượng sâu hơn, khắc họa thương hiệu của mình mạnh hơn nữa.
- Tạo nên sự giao tiếp giữa thương hiệu và khách hàng: Dựa trên nội dung được đăng tải, bạn cần phải cho khách hàng biết được doanh nghiệp bạn là một công ty về công nghệ chứ không phải là một công ty về tài chính hay thời trang,...
- Giới thiệu được những sản phẩm, dịch vụ tiềm năng: Với những khách hàng đã có sẵn cho mình nhu cầu khi truy cập vào trang web của bạn thì những nội dung đăng tải có thực sự dẫn tới hành động của khách hàng hay không.
- Đừng quên đi khách hàng cũ: Việc mải mê tìm kiếm khách hàng mới thực sự không phải là một ý kiến hay cho việc lãng quên đi những người đã là khách hàng. Thực tế thì những khách hàng cũ sẽ là đối tượng tiềm năng mà các thương hiệu cần quan tâm và chú ý.
3. Xây dựng một chiến lược digital marketing như thế nào?
Với các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phát triển mạnh mẽ thì digital marketing là một sự đòi hỏi mang tính cấp thiết. Vậy, câu hỏi được đặt ra là làm sao để có thể xây dựng được một chiến lược digital marketing hoàn hảo?
Ngay sau đây sẽ là các bước giúp bạn xây dựng được một chiến lược digital marketing cho mình.
- Bước 1: Thực hiện phân tích tình hình của doanh nghiệp
Để xây dựng được một chiến lược digital marketing thì các bạn cần biết doanh nghiệp mình đang ở trong giai đoạn và tình hình ra sao. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ra sao? Những chiến lược digital marketing trước đó hiệu quả như thế nào? các kênh tiếp thị của doanh nghiệp có thực sự ổn? Phân khúc về khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến? Những điểm thuận lợi về địa điểm?....
Đó là tất cả những điều mà bạn cần quan tâm và xác định trước khi bắt tay vào các chiến thuật cụ thể trong digital marketing.
- Bước 2: Xây dựng đúng mục tiêu
Mục tiêu sẽ là kim chỉ nam để giúp các bạn có thể đưa ra các hành động phù hợp nhằm hướng tới việc đạt được những điều mà mình đã đề ra. Mỗi một mục tiêu khác nhau sẽ có hướng đi khác nhau. Chính vì thế mà các bạn cần xác định đúng đắn mục tiêu mà mình hướng tới. Đó là tăng sự nhận diện về thương hiệu hay tăng trưởng về doanh số hoặc thậm chí là dẫn đầu về thị phần,...
Tất nhiên, mục tiêu của bạn cần chi tiết, cụ thể và rõ ràng. Cùng với đó là có khả năng đo lường cũng như có tính khả thi. Thêm vào đó chính là sự liên quan tới mục tiêu chung của doanh nghiệp và có một thời hạn cụ thể, nhất định.
- Bước 3: Tìm hiểu các kênh digital marketing phù hợp
Các bạn sẽ chẳng thể nào đi đánh giặc mà không có vũ khí cả. Những công cụ hay các kênh digital marketing phù hợp sẽ là điều kiện giúp các bạn thực hiện hóa các mục tiêu của mình. Bạn cần xác định rõ mình sẽ sử dụng công cụ nào, webiste, hay là Facebook, email hoặc số điện thoại,...
Hãy phân tích ưu và nhược điểm của mỗi công cụ digital marketing khác nhau để lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất với sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Bước 4: Lên kế hoạch truyền thông
Kế hoạch truyền thông sẽ là điều quan trọng để bạn có thể thu về được những hiệu ứng hay sự phản hồi từ phía khách hàng một cách tốt nhất. Việc truyền thông dựa trên các nền tảng kỹ thuật số sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và đây sẽ là điều giúp bạn đạt được mục tiêu tốt nhất.
Tất nhiên, kế hoạch truyền thông sẽ bao gồm khá nhiều yếu tố như nội dung, hình ảnh hay các video được sử dụng,... Do vậy mà các bạn cần lên một cách chi tiết và cụ thể nhất. Bởi đây sẽ là “món chính” trong chiến lược digital marketing.
- Bước 5: Thực hiện đánh giá và đo lường
Mỗi một chiến lược digital marketing sẽ cần được đánh giá và đo lường hiệu quả sau khi được thực hiện. Điều này sẽ giúp các bạn biết được những ưu điểm và hạn chế còn tồn đọng là gì. Từ đó có thể đưa ra được những biện pháp cải thiện và khắc phục một cách tốt nhất.
Trên đây chính là những thông tin chi tiết về chiến lược digital marketing. Mong rằng, với những chia sẻ trong bài đã giúp các bạn hiểu rõ hơn và nắm bắt được cách thức xây dựng chiến lược digital marketing hiệu quả cho thương hiệu mình.
Tham gia bình luận ngay!