Vậy chứng chỉ này quan trọng như thế nào? Làm sao để có được nó? Tất cả những nội dung được chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được những thông tin quan trọng nhất về chứng chỉ bảo vệ này.
1. Hiểu rõ bản chất chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là gì?
Việc làm bảo vệ đã được nâng lên một tầm cao mới với sự đòi hỏi của chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ mới đủ tiêu chuẩn được hành nghề. Điều này cũng đã được quy định rõ trong văn bản luật pháp, cụ thể là tại Nghị Định số 96 ban hành năm 2016 của Chính phủ tại điều 4, Khoản 7 với nội dung liên quan đến quy định điều kiện an ninh cho một số ngành nghề kinh doanh.
Dựa trên cơ sở pháp lý này, chúng ta hiểu được chứng chỉ này như sau:
Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là một văn bản pháp luật được ban hành bởi cơ quan Công an cấp cho những nhân viên làm trong mảng dịch vụ bảo vệ khi họ đạt yêu cầu nghiệp vụ qua đợt sát hạch.
Với cách định nghĩa khá đơn giản này thì bạn đã có thể hiểu sơ lược về loại chứng chỉ này và biết rằng, đôi khi làm bảo vệ cũng cần phải có bằng cấp chứ không đơn thuần như chúng ta thường vẫn nghĩ đâu nhé. Biết được điều này, ngay khi bạn có định hướng muốn theo đuổi và phát triển sự nghiệp bảo vệ chuyên nghiệp hoàn toàn có thể và đồng nghĩ rằng bạn sẽ phải có trong tay chứng chỉ của nghề.
Để nhanh chóng sở hữu được chứng chỉ này trong tay thì bạn còn cần khám phá thêm rất nhiều thông tin liên quan tới nó. Nội dung tiếp theo sẽ hỗ trợ bạn trong việc này để quá trình nắm bắt thông tin được nhanh chóng.
Xem thêm: Đơn xin việc bảo vệ
2. Phân loại Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ
Kể tới năm 2019, các chứng chỉ liên quan đến hành nghề bảo vệ đã được phân loại rõ ràng, gồm có những loại chứng chỉ sau đây:
Chứng chỉ hoạt động bảo vệ
Điều kiện cấp chứng chỉ này đó là khi nhân viên hành nghề bảo vệ đã hoàn thành khóa học nghiệp vụ bảo vệ và khóa huấn luyện võ thuật. Ngoài ra còn có các khóa đào tạo các nghiệp vụ liên quan khác như tác phong trong công việc, cách đi đứng, chào hỏi, cách quan sát hay ghi chép lại vấn đề vào sổ sách. Chúng ta thường nghĩ nghề bảo vệ đơn thuần chỉ là trông – giữ, bảo đảm các yếu tố an ninh mà không biết rằng trước khi chính thức thực hiện những nghiệp vụ này, họ đã được yêu cầu trải qua những khóa đào tạo chuyên môn và kỹ năng sâu đến như vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp.
Chứng chỉ Phòng cháy chữa cháy và sơ cấp cứu
Chứng chỉ này cũng cần thiết đối với mỗi người lao động muốn hành nghề bảo vệ chuyên nghiệp. Bạn có thể đăng ký tham gia các khóa đào tạo cấp chứng chỉ này tại những trường Phòng cháy chữa cháy, Đại học Cảnh sát. Các nghiệp vụ từ cơ bản cho tới nâng cao bạn đều sẽ được đào tạo để đáp ứng được đòi hỏi của công việc.
Với hai chứng chỉ này, bạn sẽ hoàn thiện đầy đủ chứng chỉ làm công việc bảo vệ của mình và trước tiên là tạo được lợi thế cho quá trình xin việc, đồng thời dọn đường cho những bước thăng tiến tốt nhất sau này.
3. Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ có bắt buộc phải có đối với nhân viên bảo vệ?
Như khẳng định thì chứng chỉ này rất quan trọng đối với những ai theo đuổi con đường bảo vệ chuyên nghiệp, nhất là khi muốn xin vào làm vị trí an ninh tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Vậy trên mặt bằng chung, có phải toàn bộ nhân viên bảo vệ đều cần tới chứng chỉ này?
Để trả lời thắc mắc này, chúng ta sẽ dựa vào cơ sở pháp lý là Luật Phòng cháy chữa cháy ban hành năm 2001 và Nghị định 52 ban hành năm 2008 về dịch vụ bảo vệ với các điều khoản như sau:
- Nghiêm cấm việc sử dụng nhân viên bảo vệ chưa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ, tức chưa qua đào tạo (Theo khoản 3 Điều 8 của Nghị định 52).
- Không bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đối với nhân viên bảo vệ. (Theo Điều 6, Khoản 4 của Nghị định 52).
Từ xưa đến nay, nghề bảo vệ nói chung vốn đã được xếp vào nhóm ngành nghề lao động phổ thông, phù hợp với nhiều đối tượng và do đó, những yêu cầu hành nghề cũng rất đơn giản. Thế nhưng đó lại không phải là con đường bảo vệ chuyên nghiệp mà chúng ta đang nhắc tới. Ở mức độ cơ bản, bạn không cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ nhưng chắc chắn những cơ hội phát triển rộng mở hơn trong nghề là sẽ không có, thêm nữa, địa điểm làm việc cũng hết sức bình dân. Trong khi nếu như có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ, bạn sẽ nắm bắt được những vị trí an ninh cấp cao tại các môi trường làm việc chuyên nghiệp, giàu cơ hội phát triển, tháng tiến, bản chất nghề nghiệp và đồng lương cũng khởi sắc hơn rất nhiều.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ
Liên quan đến vấn đề thẩm quyền được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ, chúng ta sẽ dựa vào cơ sở pháp lý của điều số 24 thuộc Nghị định 96, ban hành năm 2016, nội dung cụ thể được ban hành như sau:
4.1. Thẩm quyền của Cục Cảnh sát
Cục Cảnh sát có trách nhiệm:
(a) Cấp chứng nhận về việc đã đủ điều kiện an ninh và quản lý trật tự cho các cơ sở kinh doanh nêu rõ tại điểm a điều này.
(b) Đứng ra chủ trì việc sát hạch và cấp cho nhân viên bảo vệ Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ khi họ đã trải qua các khóa đào tạo về về nghiệp vụ an ninh, trật tự tại các trung tâm dạy nghề của các đơn vị thuộc Bộ Công an.
(c) Duyệt chương trình đào tạo cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
4.2. Thẩm quyền của Phòng Cảnh sát các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương
(a) Cấp cho các cơ sở kinh doanh ngoại trừ các cơ sở đã được nêu ở điểm a, Khoản 1 Điều 24 giấy chứng nhận về việc có đủ mọi điều kiện an ninh.
(b) Trức tiếp chủ trì việc sát hạch nhân viên bảo vệ và dựa vào các tiêu chuẩn, yêu cầu về đào tạo để Cấp chứng chỉ nghiệp vụ cho nhân viên đáp ứng đủ điều kiện.
Trên đây chính là những thông tin quan trọng giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về Chứng chỉ hành nghề Nghiệp vụ bảo vệ. Hãy chuẩn bị thật tốt tâm thế để sẵn sàng tham gia vào các khóa đào tạo nghiệp vụ và sớm nhận chứng chỉ này để bắt đầu theo đuổi con đường sự nghiệp trở thành bảo vệ chuyên nghiệp bạn nhé. Luôn chúc bạn thành công từ vị trí tưởng như không thể phát triển hơn nữa này.
Tham gia bình luận ngay!