Tìm hiểu về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và những điều cần phải biết

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-01-22 18:48:04

Những ai có đam mê và yêu thích nghề giáo luôn có những vấn đề thắc mắc với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Về cơ bản, đó là một chứng chỉ nghiệp vụ gắn liền với nghề giáo. Vậy chứng chỉ nghiệp vụ này là gì? Có công dụng gì? Làm thế nào để lấy được chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm? Tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

1. Khái niệm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Trước khi tìm hiểu về khái niệm, topcvai.com sẽ đề cập đôi nét về chương trình giảng dạy của các trường sư phạm. Đa phần, sinh viên sư phạm bên cạnh việc được tiếp thu các kiến thức về mặt chuyên môn, thì các bạn có được tiếp cận với các môn học đa dạng khác, những môn học này đa phần hướng về các kỹ năng mềm. Chẳng hạn như “tâm lý học sư phạm”, “tâm lý học lứa tuổi”,.... Những môn học thế này sẽ giúp cho người học hiểu được và ứng dụng thành công các phương pháp giảng dạy sao cho hợp lý nhất với đặc trưng của từng đối tượng, độ tuổi.

Khái niệm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Khái niệm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Ngoài ra, hàng loạt các môn khác cũng bổ trợ kỹ năng soạn giáo án, trình bày bài giảng, thiết kế và xây dựng bài giảng cho các thầy cô giáo tương lai.

Tất nhiên, nếu không phải là sinh viên trường sư phạm, bạn sẽ không được học các bộ môn này. Đó chính là lý do xuất hiện một loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tên gọi đầy đủ là “Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”. Nếu có nhu cầu giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nhưng không tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, bạn cần có được chứng chỉ này.

Qua đó ta có thể định nghĩa: Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là loại văn bằng chứng minh đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho những người không tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm.

 

Đạt được chứng chỉ, bạn cần tham dự một chương trình hay khóa học có nội dung hướng dẫn hệ thống kỹ năng gắn liền với nghề giáo. Chẳng hạn như kỹ năng giảng dạy, kỹ năng soạn giáo án, đứng lớp,... Khi hoàn thành xong khóa học, bạn sẽ thi và được cấp chứng chỉ.

Tham khảo: việc làm giáo dục - đào tạo

2. Tại sao cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Tại sao cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khi đi dạy?
Tại sao cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khi đi dạy?

Như đã nói, giáo dục là lĩnh vực quan trọng của xã hội, ở mỗi độ tuổi, đối tượng có những đặc trưng riêng. Trong đó, các môn học có số lượng lớn, mỗi môn yêu cầu một phương pháp đào tạo và giảng dạy chuyên biệt.

Chính vì thế, để được giảng dạy tại các cơ sở giáo dục các cấp, từ Tiểu học, cho đến cấp 2, cấp 3, trung cấp cho đến đại học thì nhất định phải sở hữu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu bạn không tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm. Điều này là để đảm bảo nghiệp vụ, phương pháp và kỹ năng mà bạn sử dụng trong quá trình dạy học là phù hợp.

Lấy một ví dụ đơn giản như, bạn học chuyên ngành Lịch sử của trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Nhưng bạn mong muốn ra trường xin vào làm giáo viên Lịch sử ở một cơ sở giáo dục cấp ba ở quê chẳng hạn. Trong trường hợp này, có chuyên môn Lịch sử thôi chưa đủ, bạn cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để nộp đơn xin ứng tuyển vào trường.

Xem ngay: Chuyên môn nghiệp vụ là gì? Tìm hiểu chuyên môn nghiệp vụ giáo viên

3. Phân loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Phân loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Phân loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Trước đây, các cơ sở giáo dục bậc Đại học thường áp dụng các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc II và bậc I. Thế nhưng, theo quy định mới nhất từ thông tư số 10 (năm 2013) và thông tư số 12 (năm 2012) được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo thì các bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với các đối tượng có bằng cử nhân trái ngành sư phạm nhưng có nhu cầu công tác dưới chức danh và vai trò là giáo viên giảng dạy ở các cơ sở giáo dục các cấp.

Theo đó, hai hình thức đào tạo bao gồm:

+ Thứ nhất, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung cấp chuyên nghiệp: Đây là hình thức đào tạo cấp chứng chỉ áp dụng cho các cá nhân muốn giảng dạy ở các cơ sở giáo dục cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, và các cơ sở giáo dục bậc Trung cấp.

chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

+ Thứ hai, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên cao đẳng và đại học: Đây là hình thức đào tạo cấp chứng chỉ áp dụng cho các cá nhân có nhu cầu giảng dạy tại các cơ sở giáo dục bậc cao đẳng và đại học.

Về cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được sử dụng cho cơ sở giáo dục cấp bậc nào thì chương trình học hay khóa học cũng có nội dung chuyên biệt không giống nhau.

4. Một số lưu ý khác khi học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Về đối tượng tham gia chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm cụ thể là các đối tượng được quy định như sau:

Đối với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cao đẳng - đại họ
Đối với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cao đẳng - đại họ

- Đối với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cao đẳng - đại học: Khóa học này dành cho các đối tượng đã tốt nghiệp các chuyên ngành ngoài sư phạm ở các trường đại học, đang có nhu cầu làm giảng viên ở các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học. Đối tượng học cũng có thể đang làm việc dưới vai trò giảng viên của các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học nhưng chưa từng thông qua một khóa học cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Đối tượng là cá nhân đang công tác trong đơn vị, cơ quan Nhà nước, các viện nghiên cứu khoa học, các tổ chức doanh nghiệp,... mà đòi hỏi trình độ đại học trở lên. Ở trường hợp này, họ có nhu cầu xin làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học thì hoàn toàn có thể tham gia vào khóa học cấp chứng chỉ này. Cuối cùng, đối tượng là sinh viên đã tốt nghiệp các chuyên ngành trái sư phạm đều có thể tham gia vào khóa học.

- Đối với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trung cấp chuyên nghiệp: Khóa học dành cho các đối tượng là cá nhân đã đi làm, là sinh viên đang có mong muốn tham gia khóa học để bồi dưỡng và bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đối tượng là giáo viên đang giảng dạy ở các cơ sở giáo dục cấp 1, cấp 2, cấp 3 và các trường trung cấp nhưng trước đây chưa từng học để lấy chứng chỉ. Cuối cùng, đối tượng là sinh viên đã tốt nghiệp các chuyên ngành trái sư phạm tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có nhu cầu trở thành giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục cấp 1, cấp 2, cấp 3 và các trường trung cấp đều có thể tham gia vào khóa học.

Đối với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm TC chuyên nghiệp
Đối với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm TC chuyên nghiệp

Để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, các cá nhân tham gia học cần đảm bảo về đạo đức, phẩm chất, là công dân sống lành mạnh, không có những hành vi phạm pháp,... Tất nhiên, hoàn thành xong chương trình học, bạn còn phải tham gia vào kỳ thi tổng kết để lấy chứng chỉ.

5. Danh sách những nơi được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Một số trường sư phạm trên toàn quốc có tham gia vào việc tổ chức dạy và thi chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chính vì thế nếu muốn học và lấy chứng chỉ thì bạn có thể tham khảo tại các trường sau đây:

  1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  2. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  3. Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
  4. Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên
  5. Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế
  6. Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng
  7. Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
  8. Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP Hồ Chí Minh
  9. Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
  10. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  11. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  12. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  13. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
  14. Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
  15. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  16. Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội
  17. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  18. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  19. Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung
  20. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
  21. Trường Đại học Hùng Vương
  22. Khoa Ngoại ngữ thuộc Đại học Thái Nguyên
  23. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên
  24. Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên
  25. Trường Đại học Tây Bắc
  26. Trường Đại học Hải Phòng
  27. Trường Đại học Hoa Lư
  28. Trường Đại học Hồng Đức
  29. Trường Đại học Hà Tĩnh
  30. Trường Đại học Quảng Bình
  31. Học viện Âm nhạc Huế
  32. Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Huế
  33. Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế
  34. Trường Đại học Nghệ thuật thuộc Đại học Huế
  35. Khoa Giáo dục Thể chất thuộc Đại học Huế
  36. Trường Đại học Noại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng
  37. Trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Đà Nẵng
  38. Trường Đại học Quảng Nam
  39. Trường Đại học Quy Nhơn
  40. Trường Đại học Phạm Văn Đồng
  41. Trường Đại học Phú Yên
  42. Trường Đại học Tây Nguyên
  43. Trường Đại học Đà Lạt
  44. Nhạc viện TP Hồ Chí Minh
  45. Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
  46. Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh
  47. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
  48. Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
  49. Trường Đại học Hoa sen
  50. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
  51. Trường Đại học Sài Gòn
  52. Trường Đại học Tiền Giang
  53. Trường Đại học Trà Vinh
  54. Trường Đại học Bạc Liêu
  55. Trường Đại học Cần Thơ
  56. Trường Đại học An Giang
  57. Trường Đại học Đồng Tháp
  58. Trường Đại học Bình Dương
  59. Trường Đại học Thủ Dầu Một
  60. Trường Đại học Đồng Nai
  61. Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
  62. Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang
  63. Trường Đại học Tân Trào (Cao đẳng Tuyên Quang)
  64. Học viện Quản lý Giáo dục
  65. Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh

Tại Hà Nội, bạn có thể đăng ký học ở Trung tâm nghiệp vụ sư phạm quốc gia, hoặc Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên thuộc ĐHSP Hà Nội. Hy vọng những thông tin về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trên đây sẽ hữu ích đối với những ai đang có nhu cầu tìm hiểu!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: