Chuyên viên tư vấn tín dụng là gì? Hiểu đúng về tư vấn tín dụng

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-06-11 11:12:13

Trong một xã hội nhiều biến động như hiện nay, hình thành nên rất nhiều ngành nghề khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu cần thiết và ngày càng đa dạng trong cuộc sống của con người. Trong số đó, có thể kể đến đó là nghề chuyên viên tư vấn tín dụng. Vậy chuyên viên tư vấn tín dụng là gì? Hiểu đúng về tư vấn tín dụng và các công việc cần làm cũng như yêu cầu của vị trí chuyên viên đặc thù này sẽ là chủ đề mà bài viết này đề cập đến ngay sau đây.

1. Chuyên viên tư vấn tín dụng là gì? Hiểu đúng về chuyên viên tư vấn tín dụng 

Tư vấn tín dụng là nhiệm vụ cung cấp cho người dùng những giải pháp tiêu dùng về tín dụng tiêu dùng hợp lý, quản lý tiền và quản lý nợ cũng như ngân sách cần thiết cho các khoản vay tín dụng. Mục tiêu của hầu hết các giao dịch tư vấn tín dụng đó là cứu vớt và giúp các con nợ thoát khỏi cảnh nợ nần và đứng trước nguy cơ rơi vào phá sản nếu họ cảm thấy đang khó khăn trong việc trả nợ. 

Chuyên viên tư vấn tín dụng là gì
Chuyên viên tư vấn tín dụng là gì

Nhiều dịch vụ tư vấn tín dụng sẽ thay mặt cho người vay thương lượng với các chủ nợ để giảm lãi suất thẻ tín dụng và các khoản vay. Các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn tín dụng thường là những tổ chức phi lợi nhuận. Ví dụ trong bài viết này sẽ xem xét và nghiên cứu về trường hợp của chuyên viên tư vấn tín dụng ngân hàng. 

Chuyên viên tư vấn tín dụng trong tiếng Anh được viết là Credit Consultant hay còn được gọi là Credit Counseling là the job of giving consumers advice on how to manage their money and control their debt. 

Chuyên viên tư vấn tín dụng là những người đảm nhận các công việc liên quan tới tín dụng, công việc chính của chuyên viên tư vấn tín dụng là tư vấn và thẩm định nhu cầu vay vốn cho khách hàng có nhu cầu.

Khi khoản nợ thẻ tín dụng vượt quá mức kiểm soát có thể dẫn đến các trường hợp bạn cần sự giúp đỡ từ các nhân viên hỗ trợ tín dụng để gỡ rối. Nhân viên tư vấn tín dụng có thể giải quyết các khoản nợ tồn đọng và thiết lập ngân sách và kế hoạch thanh toán để bạn có thể giải quyết các khoản nợ đó và lên kế hoạch tốt cho tương lai. 

Cách thức kiểm soát dòng tiền
Cách thức kiểm soát dòng tiền

Những người đã thành thạo khả năng tư vấn khách hàng về các khoản tín dụng của công ty thì hoàn toàn có thể thăng tiến lên chức cao hơn đó là chuyên viên. 

Đọc thêm: Chuyên viên tư vấn tài chính và những kỹ năng cần có

2. Những công việc của chuyên viên tư vấn tín dụng

Những công việc của chuyên viên tư vấn tín dụng cần làm đó là:

- Thực hiện việc nghiên cứu thị trường để tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng và những khách hàng đang có nhu cầu vay tín dụng. 

- Phân tích thị trường và số liệu thống kê cho hoạt động tư vấn khách hàng và phát hiện ra các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Đồng thời, thông qua đó sẽ đề xuất những giải pháp và các thức để giải quyết triệt để vấn đề. 

Những công việc cần làm của chuyên viên tư vấn tín dụng
Những công việc cần làm của chuyên viên tư vấn tín dụng

- Đánh giá những ưu nhược điểm và tính khả thi của cả quá trình đưa ra các giải pháp và chiến lược khả thi. Chuyên viên tư vấn tín dụng thường thực hiện các chiến lược cho khách hàng. Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, có thể là những mục tiêu ngắn hạn và những mục tiêu dài hạn, chuyên viên tư vấn tín dụng cần trình bày các chiến lược giải quyết tất cả các nhu cầu đó của khách hàng. 

Ví dụ như một khách hàng có thể xây dựng quỹ hưu trí sau vài năm nghỉ hưu ngoài việc tiết kiệm tiền cho mục đích dưỡng già thì khách hàng cũng có thể đóng góp cho chi phí học tập của con cái chỉ sau vài năm. 

- Chuyên viên tư vấn tín dụng cần có những am hiểu sâu sắc về thị trường đầu tư và sở thích của khách hàng để xác định cổ phiếu và trái phiếu cũng như quỹ tốt nhất. 

- Tư vấn giao dịch cho khách hàng và thẩm định khách hàng: có nghĩa là các chuyên viên tư vấn tín dụng cần có sự linh hoạt và kỹ năng tốt để hiểu được các tiêu chí của khách hàng bao gồm việc đưa ra tiêu chí như uy tín, năng lực kinh doanh, năng lực chi trả và khả năng tài sản đảm bảo sau quá trình vay tín dụng. Chuyên viên tư vấn tín dụng cũng cần có quy trình lập tờ trình đầy đủ cho ngân hàng để thẩm định về các yêu cầu cũng như xét duyệt hồ sơ vay tín dụng hoặc có thể từ chối.

Kinh nghiệm nhân viên tín dụng
Kinh nghiệm nhân viên tín dụng

- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình vay tín dụng và giám sát tình trạng sử dụng vốn vay của khách hàng có hợp lý hay không. Theo dõi hồ sơ và giải quyết các vấn đề phát sinh của hồ sơ vay vốn, vay tín dụng. 

- Thực hiện việc tất toán hợp đồng theo quy định. Chăm sóc khách hàng, đốc thúc đáo hạn nợ trước thời hạn, theo dõi sát sao việc tất toán hợp đồng không để phát sinh tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi. 

Đọc thêm: Nhân viên tư vấn du học - Việc làm cho những người hoạt ngôn

3. Những loại hình của nhân viên tư vấn tín dụng

Chuyên viên tư vấn tín dụng có rất nhiều loại hình khác nhau. Nhưng quan trọng nhất và có ý nghĩa lớn nhất đối với quá trình tư vấn tín dụng đó là nhân viên hỗ trợ tín dụngchuyên viên quan hệ khách hàng

Đối với nhân viên hỗ trợ tín dụng: là người trực tiếp làm việc với các chuyên viên tư vấn tín dụng để giúp đỡ họ trong quá trình tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, giúp đỡ chuyên viên tư vấn tín dụng các nghiệp vụ cho vay và nâng cao tính hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp và góp phần làm cho quá trình thực hiện tín dụng được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả, tránh xảy ra lỗi và những thiếu sót.

Đối với chuyên viên quan hệ khách hàng: đây là người đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của công ty và doanh nghiệp tư vấn tín dụng. Họ là người trực tiếp đứng ra để trao đổi và làm việc với khách hàng. 

Các loại hình nhân viên tín dụng
Các loại hình nhân viên tín dụng

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ sử dụng các dịch vụ và trải nghiệm những tính năng mới của ngân hàng. Chuyên viên quan hệ khách hàng là những người làm việc có tính chủ động và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp tốt để có thể thuyết phục được khách hàng. Đồng thời góp phần giải quyết các khó khăn và vướng mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng các dịch vụ tín dụng của ngân hàng. 

Quan hệ đối tác khách hàng của các chuyên viên quan hệ khách hàng là những cá nhân đơn lẻ hoặc các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau nhưng có nhu cầu về tư vấn tín dụng. 

Đọc thêm: Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn và những lưu ý quan trọng

4. Yêu cầu cần có của một người chuyên viên tư vấn tín dụng

Chuyên viên tư vấn tín dụng là những người đòi hỏi cao về cả chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc đem lại hiệu quả cao. 

Thứ nhất và đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc quyết định giao dịch có thành công hay không đó chính là kỹ năng giao tiếp. Do yêu cầu và tính chất công việc của chuyên viên tư vấn tín dụng là thường xuyên phải gặp gỡ và trao đổi với khách hàng nên việc giao tiếp nhiều là không thể tránh khỏi. Đôi khi kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên tầm của nghệ thuật giao tiếp. 

Thứ hai, chuyên viên tư vấn tín dụng là người linh hoạt sáng tạo và có tính chủ động trong công việc cao. Điều đó được khẳng định qua việc chuyên viên tư vấn tín dụng cần có kỹ năng xử lý tình huống nhanh, đồng thời hiểu được mong muốn của khách hàng. Nên nso bắt buộc chuyên viên tư vấn tín dụng phải nhanh nhạy và linh hoạt trong xử lý tình huống và giải quyết vấn đề. 

Yêu cầu cần có của chuyên viên tư vấn tín dụng
Yêu cầu cần có của chuyên viên tư vấn tín dụng

Thứ ba, yêu cầu bắt buộc đối với các chuyên viên tư vấn tín dụng đó là sự cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc. Các quy trình phát sinh trong quá trình giao dịch của ngân hàng đều liên quan đến tiền nên việc các chuyên viên cần thật cẩn thận cũng là điều dễ hiểu vì nó liên quan đến lợi ích từ rất nhiều phía, của cả khách hàng và ngân hàng và của chính bản thân người làm chuyên viên tư vấn tín dụng.

Thứ tư đó là kỹ năng tin học văn phòng và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tốt: việc có kỹ năng tin học văn phòng sẽ giúp chuyên viên tư vấn tín dụng thao tác nhanh và hiệu quả hơn trong việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề của khách hàng. Đồng thời có trình độ ngoại ngữ sẽ giúp họ có vị thế, cơ hội thăng tiến và tiền lương cao hơn. 

Như vậy thông qua bài viết này đã cho bạn đọc thấy được những thông tin cơ bản về chuyên viên tư vấn tín dụng là gì và những loại hình nhân viên tín dụng. Đồng thời cần nắm rõ các yêu cầu về công việc và kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tín dụng. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: