Cơ khí chế tạo là gì? Thông tin giúp bạn thảnh thơi bước vào nghề

Icon Author Administrator

Ngày đăng: 2021-06-03 10:32:53

Cơ khí chế tạo hay còn được gọi là ngành cơ khí chế tạo máy, là một ngành cơ bản của khối khoa học kỹ thuật. Có thể nói, cơ khí chế tạo là nền tảng quan trọng không thể thiếu trong đời sống công nghiệp hóa. Cuộc sống càng hiện đại càng cần nhiều công cụ máy móc hiện đại, khi đó ngành cơ khí chế tạo càng cần nêu cao hơn nữa vai trò vốn có của mình.

Với vai trò quan trọng đó, ngành cơ khí chế tạo hoàn toàn được coi trọng và có sự đầu tư trong đào tạo nguồn nhân lực. Đây là thông tin đáng mừng cho thấy ngành cơ khí chế tạo sẽ hứa hẹn mở ra vô vàn những cơ hội nghề nghiệp tốt. Để tận dụng những cơ hội này, bạn sẽ cần phải hiểu rõ  cơ khí chế tạo là gì và nếu làm việc trong ngành này, chúng ta sẽ đảm đương nhiệm vụ gì? Phải chuẩn bị hành trang ra sao.

1. Cơ khí chế tạo máy là gì?

Cơ khí chế tạo máy là ngành chuyên tạo ra các thiết bị, máy móc phục vụ hữu ích cho các nhu cầu thiết yếu của con người. Các sản phẩm của ngành sẽ đi sâu phục vụ cho các hoạt động sản xuất cũng như có thể trực tiếp sử dụng cho mọi nhu cầu như thiết bị sản xuất ô tô, thiết bị sản xuất, đồ dùng gia đình,....

Len lỏi khắp mọi ngóc ngách của đời sống với sự khẳng định vai trò thiết yếu, các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo rất đa dạng và “tỉ mỉ”. Bởi lẽ cơ khí chế tạo đặc biệt quan tâm đến việc “chăm chút” cho cuộc sống, cho nhu cầu của con người từ những điều nhỏ bé nhất. Từ các vật dụng được sử dụng hàng ngày cho đến các sản phẩm nhỏ hơn như linh kiện ở bên trong thiết bị cũng đủ thấy được rằng cuộc sống có phát triển và ngày càng hiện đại phụ thuộc phần lớn vào sự phát triển của ngành cơ khí chế tạo.

Cơ khí chế tạo máy là gì?
Cơ khí chế tạo máy là gì?

Có một điều rất đặc biệt khi nhắc tới sản phẩm được ngành sản xuất ra, chúng đều là những sản phẩm phải đi qua bước gia công. Gia công là sự đầu tư công sức một cách tỉ mỉ, chính vì thế mà rất dễ dàng để đảm bảo ngay từ đầu chất lượng của sản phẩm. Phàm những thứ được gia công bằng chính công sức lao động sẽ luôn được làm cẩn thận, tỉ mỉ nên phàm là những sản phẩm được cung cấp bởi ngành cơ khí chế tạo máy sẽ luôn đảm bảo chất lượng. Điều đó đồng nghĩa rằng, nếu muốn sản xuất nên những sản phẩm chất lượng cao thì con người phải lấy cơ khí chế tạo làm nền tảng.

Cũng chính vì quan trọng như thế cho nên ngành cơ khí chế tạo là một mảng không thể thiếu ở toàn ngành công nghiệp chế tạo. Các kỹ sư chế tạo máy lúc nào cũng phải nêu cao tinh thần làm việc, luôn có trách nhiệm đối với các công tác quản lý quy trình tạo sản phẩm cũng như chỉ đạo về mặt kỹ thuật để đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp hay các đối tác.

Bản chất của cơ khí chế tạo
Bản chất của cơ khí chế tạo

Những kỹ sư cơ khí chế tạo cũng là những nhà tư vấn viên thân thiện, luôn đồng hành với khách hàng để đưa ra lời khuyên thiết thực để khách có thể lựa chọn các phương thức thiết kế vừa rẻ vừa đảm bảo chất lượng tốt. Nhưng cụ thể việc làm của họ như thế nào? Nếu như bạn quan tâm tới nghề và muốn làm tại vị trí này thì nhấ định không thể bỏ qua những mô tả chung về công việc. Với chia sẻ dưới đây, hy vọng bài viết là kim chỉ nam tốt nhất để bạn định hướng nghề nghiệp đúng đắn hơn.

Đọc thêm: Có nên học cơ khí chế tạo máy và vị thế của nghề này trong xã hội

2. Môi trường làm việc của kỹ sư cơ khí chế tạo có gì đặc biệt?

Kỹ sư cơ khí chế tạo sẽ đảm đương hai nghiệp vụ chính, đó là vừa thiết kế vừa sản xuất. Hai môi trường làm việc được tạo ra thể hiện rất rõ đặc trưng của hai nghiệp vụ này. Đánh giá chung về môi trường làm việc của nghề, những kỹ sư trong ngành đều chia sẻ rằng họ có một môi trường làm việc khá đặc biệt, khác biệt hẳn so với các lĩnh vực khác.

Hai khâu, hai nghiệp vụ cũng đồng thời tạo nên hai môi trường có phong cách làm việc với đặc thù riêng. Trong đó môi trường làm việc ở mảng thiết kế sẽ làm tại văn phòng là chủ yếu. Tiện nghi, sạch sẽ là những điều chúng ta dành để miêu tả môi trường làm việc này, hơn hết, nguồn nhân lực cũng sẽ được thỏa sức sáng tạo để có thể cung cấp những mẫu mã sản phẩm cơ khí chế tạo đa dạng, độc đáo, mới mẻ phục vụ cho khâu sản xuất.

Môi trường làm việc của kỹ sư cơ khí chế tạo
Môi trường làm việc của kỹ sư cơ khí chế tạo

Trái ngược hoàn toàn với thiết kế, hoạt động sản xuất tạo nên bộ phận sản xuất trong ngành. Điều kiện và môi trường làm việc có phần khắc nghiệt hơn rất nhiều. Người kỹ sư cơ khí chế tạo sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với máy móc, dầu nhớt, các vật liệu sản xuất và tiến hành sản xuất sản phẩm. Vậy nên tính chất công việc cũng sẽ vất vả hơn.

Những nhiệm vụ được giao thực hiện rất đa dạng, không tập trung nghiên cứu thiết kế và sản xuất riêng cho một vài sản phẩm cố định nào mà thay vào đó là kiêm tất cả sản phẩm theo yêu cầu thực tế của khách.

Đọc thêm: Kỹ sư cơ khí là gì? Thông tin bạn không nên bỏ lỡ về kỹ sư cơ khí

3. Kỹ sư cơ khí chế tạo – nghề của sự kiến tạo

Như những nội dung đã triển khai, việc làm cơ khí chế tạo được kỳ vọng sẽ đem đến những thúc đẩy lớn cho nền kinh tế nói chung và trở thành một trong những ngành chủ chốt của nền kinh tế. Do đặc trưng cần phải sử dụng số lượng nhân lực nhiều nhưng thực tế ngành đào tạo tạo lại gặp khó khăn trong khâu cung ứng nhân lực có tay nghề cao dẫn đến thực trạng “khát” nhân lực chất lượng thế nên các kỹ sư cơ khí có trình độ và tay nghề tốt vẫn luôn được săn đón bởi các doanh nghiệp.

Mỗi đơn vị khi tuyển dụng việc làm kỹ sư cơ khí sẽ đưa ra một bản yêu cầu công việc riêng theo nhu cầu sản xuất cụ thể. Nhưng nhiệm vụ chung mà nghiệp vụ của một người đứng tại vị trí này cần có vẫn phải được đảm bảo thực hiện. Vậy ở cái nhìn chung, một kỹ sư cơ khí sẽ đảm đương công việc gì?

Công việc cơ khí chế tạo
Công việc cơ khí chế tạo

Mỗi một kỹ sư cơ khí chế tạo đều phải thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sản phẩm để định hướng các mẫu thiết kế. Sau đó tiến hành bóc tách, thiết kế các bản vẽ kỹ thuật. Kỹ sư sẽ trực tiếp tham gia vào quy trình giám sát khâu sản xuất sản phẩm của công nhân cơ khí nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm được tạo ra sẽ đáp ứng theo bản thiết kế cũng như đạt chuẩn yêu cầu đặt ra. Khi cần thiết sẽ đưa ra các điều chỉnh hợp lý kịp thời.

Ngoài ra, việc theo dõi các quy trình vận hành sản xuất cũng phải được sát sao bởi chính nghiệp vụ của kỹ sư cơ khí. Kiểm tra tiêu chuẩn của các máy móc sản xuất, thử nghiệm hiệu suất từ khâu sản xuất cho đến khi sản phẩm cơ khí được ra lò sẽ trực tiếp nghiệm thu kết quả chất lượng. Từ khâu kiểm soát sát sao toàn bộ quy trình ấy mà kỹ sư cơ khí chế tạo cũng sẽ xây dựng các phương án và kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc.

Là người trực tiếp sát sao đến từng quy trình chi tiết trong sản xuất và vấn đề bảo dưỡng máy móc thì bản thân người kỹ sư cơ khí cũng phải nêu cao tinh thần chủ động xây dựng các phương án đề xuất về việc cải tiến máy móc hay cải tiến quy trình để làm sao cho toàn bộ quá trình sản xuất đạt được hiệu suất tốt hơn nữa, từ đó có thể thúc đẩy được hiệu suất làm việc cũng như hiệu quả trong chất lượng sản phẩm.

Kỹ sư cơ khí chế tạo làm gì?
Kỹ sư cơ khí chế tạo làm gì?

Với những nhiệm vụ chính yếu này, người hoạt động trong ngành cơ khí chế tạo máy sẽ phải chuẩn bị cho mình những hành trang gì?

Đọc thêm: 10 bước trong quy trình gia công cơ khí kỹ sư cơ khí cần biết

4. Những yêu cầu thiết yếu nhất đòi hỏi kỹ sư cơ khí chế tạo phải đáp ứng

4.1. Tỉ mỉ và cẩn thận – tố chất không thể thiếu của nghề kỹ sư cơ khí

Bạn phải là một người có tính cẩn thận và có ý thức kỷ luật tốt. Đây sẽ là đòi hỏi đầu tiên của nghề dành cho bạn. Lý do đơn giản là bởi vì ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi mức độ chính xác cực kỳ cao. Nếu như không có tính cẩn thận làm sao bạn đảm bảo được yêu cầu công việc cần chuẩn chỉnh đến từng milimet, làm sao có thể tạo ra những sản phẩm cơ khí với chi tiết siêu nhỏ?

Sự kỷ luật sẽ luôn là thước đo quan trọng để bạn tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp một cách chuẩn mực và luôn giữ cho quy trình thiết kế đến sản xuất sản phẩm cơ khí chế tạo được diễn ra suôn sẻ, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo kế hoạch.

4.2. Có niềm đam mê đặc biệt đối với kỹ thuật và máy móc cơ khí

Vốn “mang danh” là một nghề thô sơ, sự thô sơ len lỏi đến từng chi tiết thiết kế cho đến quy trình sản xuất thực tế. Tuy nhiên nghề không hề nhàm chán, lại có độ khó nhất định. Nếu muốn bước vào nghề và có một hành trình tốt, bạn cần phải bắt đầu từ niềm đam mê.

Yêu cầu của nghề kỹ sư cơ khí chế tạo
Yêu cầu của nghề kỹ sư cơ khí chế tạo

Hãy gửi gắm tình yêu nghề và lòng nhiệt huyết vào trong quá trình làm việc, như vậy không những giúp bạn tiếp cận nghề một cách đơn giản hơn mà còn mang đến cho công việc có những bước tiến cần thiết nhất. Sẽ có những khó khăn, trông gai và thử thách được đặt ra buộc người trong nghề phải vượt qua. Không gì khác, lòng yêu nghề, niềm đam mê cống hiến cho nghề sẽ giúp bạn vượt qua những đoạn đường gập nghềnh đó.

Tham khảo Hướng dẫn chi tiết cách đọc bản vẽ cơ khí cho người mới từ A - Z

4.3. Khả năng làm việc nhóm chuyên nghiệp

Đọc đến đây, có lẽ bạn đã hình dung được cơ bản “hành trình” cần thực hiện trong nghề cơ khí chế tạo. Hành trình ấy là sự tổng hòa một cách nguyên tắc của nhiều quy trình. Công việc cần đến sự hợp tác của rất nhiều người, cần tới sự bắt tay của nhiều bộ phận và nhiều khâu. Một sản phẩm tốt được tạo ra chỉ khi các khâu kết hợp với nhau ăn ý, vậy nên khả năng làm việc nhóm luôn là yêu cầu mà nghề đòi hỏi.

Dừng lại ở yêu cầu thứ ba để kết thúc bài viết nhưng việc làm cơ khí chế tạo là một lĩnh vực chứa đựng rất nhiều giá trị hấp dẫn cho bạn khám phá. Trên đây là những thông tin bản chất nhất giúp cho bạn hiểu được rõ cơ khí chế tạo là gì. Băng tâm luôn hy vọng những thông tin mà mình cung cấp sẽ hỗ trợ được phần nào đó cho con đường hành nghề dựng nghiệp của bạn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: