Công chứng viên là gì? Những điều cần biết về nghề công chứng viên

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2024-07-01 10:04:11

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một mảng khía cạnh của lĩnh vực pháp luật. Đó là những vấn đề xoay quanh việc làm công chứng viên. Khám phá khái niệm công chứng viên là gì chính là một trong những yếu tố đầu tiên dành cho những ai muốn bước chân vào vị trí này. Hãy tìm hiểu về nghề công chứng với những cơ hội hấp dẫn nhất cùng đội ngũ chuyên gia về việc làm của topcvai.com. Thông qua đó, chúng tôi sẽ giúp bạn tiếp nối những hoạch định cho con đường sự nghiệp của mình một cách tốt nhất.

Việc Làm Ngành Luật

1. Công chứng viên là gì?

Theo tài liệu Bách khoa toàn thư mở, công chứng viên chính là một nhà chuyên môn hành nghề pháp luật. Họ có đầy đủ các tiêu chuẩn mà Pháp luật đưa ra và được Bộ trưởng Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

 

Công chứng viên là gì?
Công chứng viên là gì?

Nhiệm vụ của công chứng viên chủ yếu là cung cấp các dịch vụ công nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn pháp lý cho những bên tham gia trong hợp đồng, trong các hoạt động giao dịch để phòng ngừa rủi ro khi có thể xảy ra tranh chấp. Từ đó góp phần lớn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mỗi người, mỗi tổ chức nhắm tới mục tiêu to lớn hơn là ổn định, phát triển nền kinh tế - xã hội.

Sở dĩ công chứng viên nhận được sự tin tưởng và ủy thác của nhà nước bởi vì họ chính là những nhân tài trong ngành luật, là chuyên gia pháp luật. Trong họ chứa đựng khối kiến thức pháp lý vô cùng sâu rộng, có khả năng áp dụng luật pháp một cách linh hoạt và thông thạo.

2. Một số vấn đề liên quan đến nghề công chứng

2.1. Học công chứng viên ở đâu?

Để trở thành công chứng viên, chúng ta sẽ phải trải qua một quá trình học tập vô cùng gian khó mà đòi hỏi mỗi người học phải hết sức nỗ lực, kiên trì. Không phải dễ dàng để trở thành công chứng, cũng không ngẫu nhiên người ta có thể tự xưng mình là một công chứng viên. Bởi vì theo pháp luật, công chứng viên chỉ được phép hành nghề khi được pháp luật cấp chứng chỉ. Vậy có thể học nghề công chứng ở đâu để nhận chứng chỉ hành nghề. Những người đã đi qua một thuở học tập nỗ lực hết mình để ra nghề công chứng chia sẻ rằng học công chứng viên ở tphcm có rất nhiều địa chỉ uy tín . Các lớp công chứng viên 2024 tphcm đến hẹn lại lên đều đăng tin tuyển sinh bồi dưỡng nghề công chứng.

Học công chứng viên ở đâu?
Học công chứng viên ở đâu?

Bạn có thể theo đuổi nghề tại các trường luật chính quy như Đại học Luật Hà Nội hay Đại học Luật tphcm, cũng có thể tham gia nghề công chứng tại các đơn vị, các trung tâm đào tạo nghề được thành lập bởi các hội công chứng như hội công chứng viên thành phố Hà Nội, hiệp hội công chứng viên Việt Nam,… Các cơ sở này đều tuyển sinh công chứng viên 2024 hàng năm nên nếu có yêu thích nghề nghiệp này, các bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện tốt nhất để tự tin đăng ký vào các lớp công chứng viên 2024.

2.2. Học công chứng viên bao lâu?

Lộ trình đến với nghề công chứng có lẽ là một đoạn đường khá dài mà đòi hỏi người theo đuổi nó phải thực sự kiên trì. Bởi lẽ một trong những điều kiện để trở thành công chứng viên là phải hoàn thành bằng cử nhân luật, tứ là bước qua 4 năm ngồi trên ghế giảng đường. Sau khi đã có trong tay tấm bằng cử nhân luật, người học công chứng sẽ được tham dự vào các khóa đào tạo nghề công chứng. Thời gian từ lúc đào tạo cho đến khi đủ điều kiện hành nghề là 12 tháng. Tiếp theo đó, người học còn phải trở thành những tập sự công chứng viên trong 12 tháng tiếp theo mới có được giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng.

2.3. Công chứng viên làm việc ở đâu?

Nơi làm việc của công chứng viên
Nơi làm việc của công chứng viên

Những người công chứng viên thường có địa chỉ làm việc chủ yếu là tại các văn phòng công chứng và các cơ quan hành chính nhà nước. Vậy tại đây, các công chứng viên làm gì? Sau khi trở thành một công chứng viên, họ sẽ đảm nhận nhiệm vụ công chứng giấy tờ, sổ sách cho người dân để các giấy tờ, sổ sách có đẩy đủ điều kiện pháp lý theo yêu cầu của pháp luật. Họ sẽ chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

Nghề công chứng viên hiện nay đang được nhiều người săn đón vì nó là một công việc chủ yếu làm tại môi trường văn phòng và bạn phải trải qua rất nhiều giai đoạn, nhiều bước đi mới có được chứng chỉ hành nghề nên đồng nghĩa bạn sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi. Trong đó, mức lương công chứng viên cũng là một trong những yếu tố lý tưởng để người ta có thể kiên trì theo đuổi công việc này.

Xem thêm: Công chứng giấy tờ ở đâu? Giải đáp tất cả về công chứng giấy tờ

3. Điều kiện công chứng viên

Để được bổ nhiệm là một người công chứng viên, một người cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định rõ ràng tại Điều 8 của Luật Công chứng. Theo đó, điều khoản này nêu rõ:

Người công dân Việt Nam có thường trú tại đất nước Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, luôn tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và mang đầy đủ tiêu chuẩn bên dưới sẽ được xem xét và bổ nhiệm vào vị trí công chứng viên.

- Thứ nhất, người học làm công chứng viên phải đã có bằng cử nhân ngành luật

- Thứ hai, học viên học làm công chứng viên đã có một thời gian làm việc trong lĩnh vực pháp luật từ 5 năm trở lên ở trong những tổ chức, những cơ quan hành luật khi đã có bằng cử nhân luật

- Thứ ba, đã tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề công chứng được quy định tại Điều số 9 của Luật Công chứng hoặc đã hoàn thành khóa bồi dưỡng đối với nghiệp vụ công chứng theo quy định tại Khoản số 2 trong Điều 10 của Luật Công chứng.

 

Điều kiện trở thành công chứng viên
Điều kiện trở thành công chứng viên

Ở điều kiện thứ ba, về việc tốt nghiệp khóa đào tạo, bồi dưỡng nghề công chứng, người hành nghề công chứng cần đáp ứng cụ thể về thời gian đào tạo. Cụ thể như sau:

+ Những người được miễn đào tạo nghề công chứng cần phải hoàn thành khóa bồi dưỡng 3 tháng với nghề công chứng. Quy định này đã được quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng gồm có: kiểm sát viên, người đã từng làm thẩm phán, điều tra viên, luật sư hành nghề luật 5 năm, giáo sư và phó giáo sư ngành luật, tiến sĩ luật, những người là thẩm tra viên cao cấp, trong ngành tòa án, và những người làm kiểm tra viên cao cấp trong ngành kiểm sát, nghiên cứu viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, giảng viên cao cấp làm việc trong lĩnh vực luật pháp.

+ Trường hợp không được miễn đào tạo nghề công chứng: Người tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng trong thời gian 12 tháng và đã có bằng cử nhân.

- Thứ tư, những người đã đạt yêu cầu về việc kiểm tra kết quả tập sự nghề

- Thứ năm, công chứng viên cần phải đảm bảo sức khỏe trong quá trình hành nghề công chứng

Công chứng viên là một trong những vị trí có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho nên bạn sẽ biết được bản thân có nên học công chứng viên hay không. Hơn nữa công chứng viên là viên chức cho nên mọi quyền lợi của bạn đều được nhà nước đảm bảo.

Đọc thêm: Chứng chỉ hành nghề luật sư

4. Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

4.1. Quyền của công chứng viên

Khi đã trở thành một công chứng viên, bạn sẽ có được những quyền sau đây:

– Thứ nhất là được pháp luật đảm đảm quyền hành nghề công chứng

– Thứ hai, công chứng viên được tham gia vào việc thành lập Văn phòng công chứng hoặc được làm việc cho những đơn vị, cơ sở, tổ chức hành nghề công chứng theo chế độ hợp đồng

– Thứ ba, người công chứng viên được công chứng hợp đồng, được giao dịch theo quy định của Luật công chứng ban hành năm 2024

 

Quyền của công chứng viên
Quyền của công chứng viên

– Thứ ba, công chứng viên được đưa ra lời đề nghị các cá nhân, tổ chức,cơ quan có liên quan cung cấp các nguồn tài liệu, thông tin để thực hiện công việc công chứng

– Thứ tư, công chứng viên sẽ được phép từ chối việc công chứng cho các giao dịch, các bản dịch và các bản hợp đồng được cho là vi phạm pháp luật hay trái với đạo đức xã hội

– Thứ năm, người công chứng viên được đảm bảo các quyền lợi khác dựa vào quy định của Luật Công chứng, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

4.2. Nghĩa vụ của người công chứng viên

Bên cạnh những quyền lợi, người công chứng viên cũng phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nghĩa vụ của mình. Vậy họ có những nghĩa vụ gì? Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.

– Công chứng viên cần tuân thủ mọi nguyên tắc trong quá trình hành nghề công chứng. Các nguyên tắc đó bao gồm:

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Nhà nước Việt Nam

+ Làm việc trên tinh thần khách quan và trung thực.

+ Tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc về hành nghề công chứng và vấn đề liên quan đến đạo đức hành nghề

+ Cần thể hiện được tinh thần làm việc với trách nhiệm cao, luôn lấy pháp luật làm thước đo và sẵn sàng chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật cũng như chịu trách nhiệm trước những người yêu cầu công chứng.

Nghĩa vụ của người công chứng viên
Nghĩa vụ của người công chứng viên

– Thứ hai, người công chứng viên sẽ hành nghề ở duy nhất một tổ chức công chứng mà không được làm ở nhiều địa điểm cùng lúc.

– Thứ ba, công chứng viên sẽ cần tôn trọng, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yêu cầu công chứng. Người yêu cầu công chứng có thể là những cá nhân và tổ chức ở Việt Nam hoặc họ cũng có thể là cá nhân, tổ chức ở nước ngoài đưa ra yêu cầu công chứng bản dịch, giao dịch hay các bản hợp đồng.

–Thứ tư, công chứng viên làm nghĩa vụ giải thích  về quyền, nghĩa vụ cùng với các lợi ích hợp pháp của những đối tượng đưa ra yêu cầu công chứng. Ngoài ra còn giúp cho họ hiểu được ý nghĩa trên phương diện pháp lý của việc công chứng. Nếu như người công chứng viên từ chối yêu cầu công chứng thì bắt buộc phải đưa ra lời giải thích rõ ràng cho những người yêu cầu công chứng.

– Thứ năm, cần phải giữ bí mật tuyệt đối đối với nội dung công chứng.

– Thứ sáu, người hành nghề công chứng sẽ tham gia vào các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ nghề nghiệp hàng năm để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ công việc của mình.

– Thứ bảy, công chứng viên cần phải có tinh thần trách nhiệm cao: chịu trách nhiệm đối với văn bản mà mình công chứng trước pháp luật và người yêu cầu công chứng. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm đối với hoạt động của Văn phòng công chứng mà bản thân đang làm việc tại đó.

– Thứ tám, công chứng viên sẽ cần tích cực tham gia vào các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của ngành được thành lập ở cấp trung ương và tỉnh vì điều đó giúp cho các công chứng viên có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

– Thứ chín, công chứng viên phải chịu sự quản lý của các cơ quan của nhà nước, của các tổ chức hành nghề công chứng và các tổ chức nghề nghiệp – xã hội và tại nơi mình đang hành nghề công chứng.

– Thứ mười, thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ khác theo quy định mà Luật Công chứng ban hành.

Hãy ghi tất cả những điều vừa học hỏi được vào cuốn “sổ tay công chứng viên” của mình để coi đó như một lời nhắc nhở hãy làm thật tốt nhiệm vụ công chứng.

Như vậy, thông qua bài viết này, chúng ta có thể hiểu rõ về công chứng viên là gì và những vấn đề liên quan đến nghề công chứng. Nếu đã tự tin với con đường phát triển sự nghiệp này, bạn có thể nắm bắt có hội việc làm của mình ngay tại trang web topcvai.com. Có rất nhiều tin tuyển dụng tại các văn phòng công chứng như trợ lý công chứng viên và một số vị trí công chứng viên tại khắp các tỉnh thành. topcvai.com hỗ trợ bạn tìm thấy rất nhiều tin tuyển dụng công chứng viên tại các thành phố lớn, do đó bạn có thể tìm kiếm những từ khóa như tuyển dụng công chứng viên tại tphcm, tuyển dụng công chứng viên tại Hà Nội, tuyển dụng công chứng viên tại Đà Nẵng,…

Chúc các bạn thành công!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: