Công đoàn cơ sở là gì? Từ A-Z về Công đoàn cơ sở bạn cần biết!

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-05-19 10:02:15

Nhắc đến Công đoàn, người ta nghĩ ngay đến hiện thân của một tổ chức chuyên trách, đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của người lao động. Mặc dù thông dụng và phổ biến là thế, tuy nhiên có khá nhiều người hiện nay còn chưa biết Công đoàn cơ sở là gì? Để giúp bạn đọc nắm bắt rõ hơn về tổ chức này, hãy nắm bắt những thông tin chia sẻ vô cùng hữu ích dưới đây nhé!

Việc Làm Công Chức

1. Định nghĩa đúng về Công đoàn cơ sở

Định nghĩa đúng về Công đoàn cơ sở

Bạn có thể biết nhiều về các tổ chức Đảng cộng sản, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên,... Nhưng ít ai biết Công đoàn và cụ thể hơn nữa: Công đoàn cơ sở là gì?

Được nêu rõ trong Luật của tổ chức (Luật Công đoàn), bạn có thể hiểu dễ dàng định nghĩa về Công đoàn cơ sở như sau: Đó là một tổ chức thuộc cấp cơ sở (cấp dưới) của tổ chức chính Công đoàn. Công đoàn cơ sở là một đơn vị tổ chức bao gồm những thành viên là Đoàn viên công đoàn trong một chủ thế, đơn vị doanh nghiệp, đơn vị cơ quan, tổ chức cá nhân,... được công nhận có tính pháp lý và chính thức được hoạt động dưới sự quản lý của Công đoàn cấp trên.

Như vậy, thông qua định nghĩa trên, giờ đây bạn có thể hiểu về các tổ chức Công đoàn cơ sở, phải không nào? Hãy nhìn xung quanh, bạn có thể gặp các ví dụ về tổ chức này như: Tại Khoa, tại Trường, tại các cấp đơn vị hành chính xã, huyện,... Và đặc biệt hơn, ở những doanh nghiệp, công ty, cũng tồn tại những Công đoàn cơ sở đấy!

Đọc thêm: Tổ chức công đoàn là gì? Vai trò của công đoàn đối với người lao động

2. Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn cơ sở

Quyền và trách nhiệm

Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, những tổ chức Công đoàn cơ sở được thành lập để làm gì hay chỉ đơn giản là một sự tồn tại về mặt ý nghĩa?

Xét về trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức này, tại Luật Công đoàn, cụ thể hơn Điều 10 trong bộ luật đã quy định trách nhiệm của tổ chức trong việc đại diện tiếng nói, hành động để bảo vệ cho quyền lợi chính đáng và mang tính hợp pháp của người dân, công nhân lao động,... được gói gọn trong 10 nhiệm vụ chính như sau:

+ Nhiệm vụ thứ nhất: Tổ chức có trách nhiệm trong việc tư vấn, triển khai thực hiện và hướng dẫn trong trường hợp có giao kết, hợp tác và thực hiện HĐLĐ cho người lao động. Song song với đó là nhiệm vụ tương tự với người, đơn vị sử dụng lao động.

+ Nhiệm vụ thứ hai: Tổ chức có nhiệm vụ đại diện cho tiếng nói và hành động của người lao động để tiến hành những vấn đề giao tiếp, đàm phán, thương lượng cũng như theo dõi sát sao quá trình thực hiện các thỏa ước lao động trong tổ chức, tập thể.

+ Nhiệm vụ thứ ba: Kết hợp cùng đơn vị sử dụng lao động triển khai, thiết kế và theo sõi bám sát quá trình thực hiện các quy chế và chính sách nhân sự như: Quy chế lương thưởng, thực hiện nội quy, bảng lương, thang lương và định mức lao động,...

+ Nhiệm vụ thứ tư: Đại diện cho quyền và ích lợi của người lao động để giao tiếp, đối thoại với người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan.

​ Quyền và trách nhiệm của người lao động

+ Nhiệm vụ thứ năm: Tiếp nhận và thực hiện triển khai cho người lao động về các vấn đề, quy định pháp luật liên quan đến họ.

+ Nhiệm vụ thứ sáu: Phối hợp, triển khai các hoạt động giải quyết tranh chấp cho người lao động với những cơ quan, đơn vị chức năng có thẩm quyền.

+ Nhiệm vụ thứ bảy: Trong trường hợp người lao động hoặc tập thể người lao động bị xâm hại về quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp. Công đoàn cơ sở phải có trách nhiệm kiến nghị với các đơn vị, cơ quan chức năng có thẩm quyền kịp thời.

+ Nhiệm vụ thứ tám: Trong trường hợp những vụ xâm hại và tranh chấp về quyền, lợi ích của tập thể cũng như người lao động bị mang ra Tòa, Công đoàn cơ sở phải là tổ chức đứng ra đại diện để thực hiện các hành động liên quan như khởi kiện,...

+ Nhiệm vụ thứ chín: Công đoàn cơ sở có trách nhiệm thay mặt cho tập thể, người lao động để tiến hành quá trình tố tụng về hành chính, hình sự đối với các vụ trách chấp trong lao động, phá sản công ty,...

+ Nhiệm vụ thứ mười:Công đoàn cơ sở có nghĩa vụ trong việc lập kế hoạch, dẫn dắt, triển khai các hoạt động định công của tập thể lao động và người lao động.

Tham khảo: Nắm bắt ngay thông tin luật lao động mới nhất mà bạn không nên bỏ qua.

3. Các Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp có đặc điểm gì?

Như vậy, thông qua danh sách mười nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở đối với quyền và ích lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Chúng ta có thể thấy đây là một trong những tổ chức quan trọng, không thể thiếu trong cơ cấu hành chính quốc gia,... Vậy tại các công ty, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn cơ sở có những đặc điểm gì? Hãy cùng topcvai.com nắm bắt về nó ngay sau nội dung tiếp theo này nhé:

3.1. Có phải bất kể doanh nghiệp nào cũng phải thành lập Công đoàn?

thành lập Công đoàn

Nhiều ý kiến thắc mắc về vấn đề bắt buộc hay không việc thành lập Công đoàn cơ sở tại các công ty, doanh nghiệp đang sử dụng lao động? Trên thực tế, vấn đề này đã được nêu rõ ở Luật Công đoàn năm 2012, cụ thể hơn là tại Điều 6. Điều 6 khẳng định tính chất tự nguyện, chủ động, đặc biệt là mang tính dân chủ trong việc thành lập Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp.

Như vậy, có thể kết luận rằng: Các doanh nghiệp, công ty sử dụng lao động không có nghĩa vụ và trách nhiệm mang tính bắt buộc trong việc thành lập các tổ chức này. Mặc dù không phải là một vấn đề bắt buộc, tuy nhiên có thể thấy việc thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở là khá cần thiết cho những chủ thể đang sử dụng lao động. Tại sao lại nói như vậy?

Vì trên thực tế, ở những doanh nghiệp sử dụng lao động với số lượng nhiều, chẳng hạn như ở các doanh nghiệp lớn, có nhiều công nhân, nhà máy, xí nghiệp,.. thì việc tồn tại một tổ chức Công đoàn cơ sở sẽ giúp họ hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, đặc biệt là các ý kiến kiến nghị, đóng góp của người lao động dành cho doanh nghiệp một cách rõ ràng và dễ dàng hơn. Song song với đó, khi có tổ chức này, quyền và lợi ích của người lao động, tập thể lao động cũng được bảo đảm một cách tối ưu nhất có thể.

3.2. Tiêu chí thành lập Công đoàn cơ sở

Với những ích lợi về cả lâu dài và trước mắt, nhiều doanh nghiệp cũng đang có nhu cầu thành lập Công đoàn cơ sở nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Trước hết, hãy tìm hiểu về các tiêu chí và điều kiện cho việc thành lập nhé. Việc thành lập Công đoàn cơ sở đã được hướng dẫn cụ thể bởi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cụ thể tại Hướng dẫn số 238. Theo đó, việc thành lập cần đáp ứng 2 tiêu chí như sau:

Tiêu chí thành lập Công đoàn cơ sở

+ Thứ nhất, doanh nghiệp phải tồn tại tối thiểu năm cá nhân người lao động và đoàn viên công đoàn. Hoặc có ít nhất năm cá nhân người lao động xin gia nhập tổ chức với tinh thần chủ động và tự nguyện.

+ Thứ hai, doanh nghiệp hay chủ thể sử dụng lao động phải có tư cách pháp nhân.

Song song với hướng dẫn về tiêu chí thành lập Công đoàn cơ sở, tại Hướng dẫn số 238, cũng quy định về việc liên kết, thành lập ghép Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, tổ chức, công ty, cơ quan, đơn vị trong trường hợp như sau:

+ Các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cơ quan có đầy đủ tư cách pháp nhân. Tuy nhiên chỉ sở hữu dưới hai mươi cá nhân người lao động là đoàn viên công đoàn hoặc có đơn đăng ký gia nhập tổ chức trên tinh thần tự nguyện.

+ Các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cơ quan mặc dù có đủ số lượng (trên hai mươi) các cá nhân người lao động là đoàn viên công đoàn hoặc có đơn đăng ký gia nhập tổ chức trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên lại không đầy đủ hoặc không có tư cách pháp nhân.

+ Các doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng về cả tiêu chí đoàn viên và tư cách phpas nhân. Tuy nhiên những chủ thể này có cùng một chủ sở hữu hoặc hoạt động tương tự, tương đồng các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trên cùng một khu vực địa lý. Nếu chủ động muốn liên kết để thành lập Công đoàn cơ sở trên tinh thần tự nguyện thì được phép thành lập và phải có tổ chức Công đoàn cơ sở thành viên.

3.3. Chi phí thành viên khi gia nhập Công đoàn cơ sở

Chi phí thành viên

Theo nghị định 191 của Chính phủ, đã nêu rõ quy định đóng chi phí thành viên khi gia nhập tổ chức Công đoàn cho cả cá nhân người lao động và cả doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

+ Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động: Các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí Công đoàn song song với thời điểm đóng BHXH cho người lao động. Kể cả khi doanh nghiệp đó không thành lập Công đoàn cơ sở. Chi phí này được tính bằng 2% tổng quỹ tiền lương của người lao động (tương tự như quỹ trích đóng BHXH). Doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính từ 12% - 15% (tối đa không quá 75 triệu đồng) tổng tiền chi phí phải đóng từ khi lập biên bản nếu trốn đóng, đóng không đầy đủ, đóng chậm, đóng không đủ số lượng thành viên Công đoàn.

+ Đối với đoàn viên là người lao động: Tương tự như khi gia nhập bất cứ tổ chức nào, các thành viên đều phải có nghĩa vụ đóng phí. Theo đó, người lao động là đoàn viên sẽ thực hiện trích 1% tiền lương (không quá mức lương cơ sở cùng thời điểm 10%) để đóng vào chi phí cho Công đoàn cơ sở. Nếu quá thời gian 6 tháng liên tục, nhưng thành viên công đoàn vẫn không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này, sẽ bị thực hiện kỷ luật theo đúng quy định.

Xem thêm: Tìm hiểu kinh phí công đoàn là gì và những câu hỏi liên quan

3.4. Quyền và nghĩa vụ của Công đoàn viên

Bao giờ cũng thế, bất kể trong một mối quan hệ, hợp tác mặc dù bên ngoài theo tinh thần tự nguyện hay bình đẳng, không phân biệt,... thì trên thực tế, người lao động vẫn là những cá nhân bị thiệt thòi. Vì vậy, bảo vệ những quyền và lợi ích cho người lao động dưới tổ chức Công đoàn cơ sở là một điều không thể thiết thực hơn. Về cơ sở pháp lý, quyền lợi của cá nhân đoàn viên công đoàn đã được quy định rõ ràng trong hai văn bản là Nghị định số 43 của Chính phủ và Luật Công đoàn 2012, cụ thể tại Điều 18. Nêu rõ như sau:

Quyền và nghĩa vụ

+ Thứ nhất: Trong trường hợp bị xâm phạm về quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp thì đoàn viên công đoàn được phép đề nghị, yêu cầu tổ chức đại diện đứng ra bảo vệ cho mình.

+ Thứ hai: Được tham gia vào quá trình đề xuất, thảo luận, biểu quyết,... được thông tin chính xác và kịp thời về những công việc liên quan đến tổ chức, về chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến người lao động, đến tổ chức. Cùng như thông tin về quy định, quy chế của Công đoàn.

+ Thứ ba: Được bình đẳng trong công tác thiết lập lãnh đạo của tổ chức như ứng cử, bầu cử, đề cử,.. Đoàn viên công đoàn cũng được tham gia vào các cuộc tranh luận, kiến nghị, chất vấn nếu lãnh đạo, cán bộ của tổ chức có sai phạm trên tinh thần dân chủ.

+ Thứ tư: Được thông tin, giới thiệu, tư vấn miễn phí về pháp luật, pháp lý từ tổ chức liên quan đến người lao động cũng như công đoàn.

+ Thứ năm: Được tổ chức quan tâm đến đời sống tinh thần cũng như vật chất. Chẳng hạn như tư vấn và hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện học tập hay được thăm hỏi, động viên khi gặp khó khăn về sức khỏe và hoàn cảnh.

+ Thứ sáu: Được tham gia khi tổ chức công đoàn có triển khai các hoạt động về thể thao, văn hóa,...

+ Thứ bảy: Được yêu cầu, đề xuất với tổ chức của mình về việc đại diện kiện nghị hoặc kiện doanh nghiệp, người sử dụng lao động về việc thực hiện chính sách, chế độ về quyền lợi của người lao động.

Như vậy, bạn đọc vừa cùng topcvai.com tìm hiểu xong khái niệm Công đoàn cơ sở là gì? Cũng như các khía cạnh xoay quanh chúng, đặc biệt là các đặc trưng cần biết về Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: