1. Hé lộ cách viết CV digital marketing ấn tượng
CV có lẽ là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ hồ sơ xin việc nào của ứng viên hiện nay. Là một công cụ truyền tải thông tin được đánh giá là rất hiệu quả cũng như tiện ích, CV hiện đang ngày càng được chú trọng và đầu tư nhiều hơn. Hiểu được tầm quan trọng của cv trong quá trình tuyển dụng, topcvai.com đã có chia sẻ, hướng dẫn cách viết cv cùng một loạt mẫu cv theo ngành nghề, cho mọi đối tượng người tìm việc làm.
Với việc làm digital marketing, là một việc làm liên quan tới kỹ thuật số, truyền thông số, digital marketing đòi hỏi một bản CV thực sự ấn tượng, thể hiện được cá tính, chất riêng cũng như có thể tiếp thị chính bản thân ứng viên một cách hiệu quả nhất. Điều này sẽ giúp cho bản thân vừa có thể tạo được ấn tượng mạnh, đồng thời thể hiện năng lực của mình với việc làm cần một sự sáng tạo và nhanh nhạy với xá xu hướng hiện nay.
Vậy, viết CV digital marketing như thế nào đúng chuẩn? Làm sao để tạo bản cv xin việc ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng ngay từ giây phút đầu tiên? Dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.
Thông thường, một bản CV xin việc chuẩn sẽ bao gồm các phần chính sau đây: phần thông tin cá nhân, phần học vấn và bằng cấp, phần mục tiêu nghề nghiệp, phần kinh nghiệm, phần kỹ năng cá nhân. Đây là những mục cơ bản và cần có trong một ban CV xin việc chuyên nghiệp hiện nay.
1.1. Cách viết phần thông tin cá nhân trong CV
Đây là phần đầu tiên xuất hiện trong bản CV digital marketing của bạn. Với phần này, các nội dung chủ yếu cung cấp thông tin liên lạc cũng như những thông tin cơ bản nhất về bạn để nhà tuyển dụng có thể biết được mình đang đọc bản CV của ứng viên nào.
Những nội dung thường được đưa ra trong phần này gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại và email của bạn. Mặc dù là những thông tin cơ bản và bạn đã thuộc làu làu thế nhưng đừng quá nhanh mà lại hỏng chuyện nhé, hãy điền thông tin một cách cẩn thận để chắc chắn rằng nhà tuyển dụng có thể liên lạc được với bạn dựa trên những cách thức mà bạn cung cấp.
Với vị trí là digital marketing thì một đường link tới trang cá nhân của một mạng xã hội sẽ là khá cần thiết để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn. Đồng thời, đây cũng sẽ là cơ hội để bạn có thể “khoe khoang” những thế mạnh của mình với việc ứng dụng kỹ thuật số và tạo ra được những kết quả nhất định, đơn giản như sự tương tác cao hay có sức hấp dẫn trên các nền tảng xã hội truyền thông,...
Thêm vào đó, bạn cũng có thể bổ sung một bức ảnh cá nhân thật đẹp và rõ mặt vào trong bản CV của mình để trông hoàn chỉnh và rõ ràng hơn.
1.2. Học vấn và bằng cấp viết sao cho “ngầu”?
Thực tế thì digital marketing đánh mạnh vào việc bạn vận dụng kỹ thuật số vào việc tiếp thị sản phẩm ra sao. Do vậy, nếu như ứng tuyển vào vị trí này thì bạn cần có chuyên môn về cả digital và marketing. Tuy nhiên, nếu viết trong trình độ học vấn và bằng cấp thì chuyên ngành marketing sẽ là một chuyên ngành phù hợp hơn cả.
Tuy nhiên, để thêm ấn tượng thì các chứng chỉ như Facebook marketing, Google Ads Search hay chứng chỉ ngoại ngữ sẽ là những điểm cộng sáng giá cho bản CV của bạn.
Với việc ghi trình độ học vấn trong cv, bằng cấp thì đầu tiên bạn cần thể hiện được tên tường, chuyên ngành, niên khóa và loại tốt nghiệp của mình. Đây được xem là thông tin cơ bản để thể hiện quá trình được đào tạo của bạn. Nếu như bạn là một dân đá ngang sang lĩnh vực này thì không sao cả, hãy ghi rõ chuyên ngành của bạn và thêm đó là chứng chỉ liên quan tới việc làm digital marketing.
1.3. Mục tiêu nghề nghiệp - Những định hướng lý tưởng
Rất nhiều ứng viên thường cho rằng mục tiêu nghề nghiệp trong cv chỉ cần ghi một cách chung chung là được và không cần quá chú trọng vào phần này. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn khác. Mục tiêu nghề nghiệp sẽ cho nhà tuyển dụng biết được liệu ứng viên của mình có phải là người biết lập kế hoạch cũng như có khả năng trong việc định hướng công việc hay không.
Thêm vào đó, bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm được những ứng viên có sự xác định một cách rõ ràng về lộ trình công việc của bản thân cũng như có tinh thần cầu tiến trong công việc.
Với phần mục tiêu nghề nghiệp marketing, để có thể nhận được trọn vẹn số điểm của nhà tuyển dụng thì bạn hãy chia làm 2 ý chính, gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn sẽ là những điều mà bạn dự định sẽ thực hiện khi được nhận vào vị trí này để có thể tạo ra một kết quả tốt trong công việc. Thực tế thì digital marketing sẽ có khá nhiều mảng khác nhau như SEO, Content hay Social,... Vì thế, hãy lựa chọn cho mình một mảng cụ thể để có thể “đeo bám” một cách tốt nhất. Ví dụ như mảng social media thì bạn sẽ tận dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,.. để quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất.
Còn đối với mục tiêu dài hạn thì trong tương lai khoảng 3 - 5 năm tới bạn dự định sẽ vươn tới vị trí nào? Một chuyên viên digital marketing hay vị trí trưởng nhóm và cao hơn nữa có thể là giám đốc marketing chẳng hạn. Điều này tùy thuộc vào “tham vọng” của bạn cũng như năng lực của bản thân để có thể phấn đấu một cách tốt nhất.
1.4. Cách viết kinh nghiệm làm việc
Trong bất cứ CV nào thì kinh nghiệm luôn là phần được chăm sóc một cách kỹ lưỡng nhất. Với việc làm digital marketing thì điều này cũng không ngoại lệ. Việc show ra những kinh nghiệm liên quan tới vị trí digital marketing sẽ giúp bạn có thể chứng tỏ được năng lực, đồng thời cho nhà tuyển dụng biết được bạn cũng là một “lão làng” trong nghề chứ không phải chỉ đơn thuần là một “lính mới”.
Các kinh nghiệm cần được ghi theo dòng thời gian từ gần đây nhất trở về các thời điểm trước đó. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin quan trọng và tình hình mới nhất của bạn một cách thuận tiện nhất. Thêm vào đó, cần ghi một cách rõ ràng và cụ thể vị trí bạn đảm nhận, công việc bạn làm và kết quả làm được. Có thể sử dụng các con số và những từ khóa thể hiện sự thăng tiến hay khen thưởng để tạo điểm nhấn cho riêng mình và giúp bản CV được ấn tượng hơn.
Ví dụ như có kinh nghiệm trong việc chạy quảng cáo Facebook, Google và Zalo. Đã giúp cho doanh số của 3 tháng 6,7,8 tăng lên 10%.
Nếu như bạn là một sinh viên mới ra trường, chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm thì các trải nghiệm liên quan hay quá trình thực tập cũng sẽ là những thông tin mà bạn có thể đưa ra để nhà tuyển dụng nắm bắt được. Đôi khi việc là một trang giấy trắng lại là một lợi thế trong việc đào tạo sau đó. Bởi thực tế thì training một người chưa biết gì bao giờ cũng dễ dàng và hiệu quả hơn so với những ứng viên tỏ ra mình cái gì cũng biết.
1.5. Kỹ năng làm việc phù hợp
Kỹ năng được xem là một yếu tố quan trọng để đánh giá liệu bạn có khả năng để hoàn thành công việc này một cách tốt nhất hay không. Nó được xem như một trợ thủ, một công cụ đắc lực để hỗ trợ bạn trong công việc. Tuy nhiên, mỗi công việc sẽ đòi hỏi những kỹ năng nhất định, vì thế, bạn cần đưa ra những kỹ năng phù hợp với từng mảng trong digital marketing mà bạn theo đuổi.
Ví dụ như:
- Theo đuổi mảng Ads, phân tích hay tracking thì bạn cần có một tư duy số, có khả năng phân tích và đánh giá các số liệu và có sự nhạy bén với các phần mềm ứng dụng tin học, máy tính,...
- Nếu đam mê với Social media thì sự sáng tạo, giàu ý tưởng, nhạy bén với xu hướng, nắm bắt được thị hiếu và có thể phát triển được các phần liên quan như content, design,...
Du cho bạn theo đuổi lĩnh vực nào, sở hữu các kỹ năng ra sao thì kiến thức về marketing là một điều quan trọng cần có. Bởi mục đích cuối cùng vẫn là làm marketing mà thôi.
Đây là cách viết của từng phần có trong CV digital marketing. Với những phần này, bạn có thể nhận thấy răng không quá khó để viết mà chỉ cần chú ý vài điều cơ bản là có thể sở hữu cho mình một “vũ khí” hạng nặng để có thể đánh bại các đối thủ.
Đọc thêm: Bản mô tả công việc Digital Marketing chi tiết nhất?
2. Những điều cần lưu ý với CV digital marketing
Để “vũ khí” của bạn là bản CV trở nên sắc bén hơn thì những lưu ý dưới đây sẽ là những điều quan trọng mà bạn cần chú ý. Một sự hoàn hảo cho bản CV digital marketing ấn tượng sẽ là điều rất quan trọng để nắm bắt cơ hội cho mình.
- Đảm bảo không có bất kỳ lỗi sai chính tả, ngữ pháp nào trong CV
Đây là điều mà bất cứ lúc nào bạn cũng cần phải ghi nhớ khi chuẩn bị CV cho mình. Sai chính ta là lỗi sai cơ bản rất dễ mắc phải nhưng lại thường không dễ phát hiện. Do vậy, khi hoàn thiện xong hãy nhờ bạn bè của mình xem giúp hoặc thực hiện nó trên các ứng dụng hỗ trợ kiểm tra chính tả để có thể phát hiện kịp thời nhé.
- Sắp xếp bố cục CV trông hài hòa nhất
Bố cục trong CV là điều rất quan trọng. Nếu như ngay từ cái nhìn đầu tiên mà giao diện của bạn đã “rối rắm” thì nhà tuyển dụng cũng sẽ khá khó khăn để có thể đọc hiểu bản CV của bạn.
- Thiết kế một mẫu CV xin việc hoàn hảo
Làm trong lĩnh vực marketing, vốn dĩ bạn đã có một sự sáng tạo cũng như con mắt thẩm mỹ khá tốt. Vì thế bạn có thể tự thiết kế cho mình một mẫu CV với thiết kế ấn tượng và màu sắc bắt mắt, hấp dẫn nhưng không quá “lố”. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện được chất riêng cũng như cá tính của bản thân.
Ngoài ra, nếu như không tự thiết kế thì sử dụng các mẫu CV được thiết kế sẵn trên topcvai.com cũng sẽ là một sự lựa chọn phù hợp cho bạn. Điều này cho thấy bạn là một người nắm bắt công nghệ khá tốt cũng như cập nhật các xu hướng ngay trong công việc của mình. Một gợi ý cho bạn về việc lựa chọn trang web để có thể tải các mẫu CV digital marketing ấn tượng đó chính là topcvai.com.
Trên đây chính là cách viết CV digital marketing và những lưu ý cần nhớ trong quá trình chuẩn bị CV cho mình. Hy vọng là qua đây các bạn đã có thể tự tin sử dụng CV digital marketing “nặng đô” của mình để hạ gục nhà tuyển dụng cũng như các đối thủ khác.
Tham gia bình luận ngay!