1. Tầm quan trọng của bản CV trưởng phòng kinh doanh
Với những thông tin kể trên, có thể thấy trưởng phòng kinh doanh là một công việc đảm bảo sự vận hành trơn tru trong hoạt động kinh doanh, đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Vị trí này là một mắt xích quan trọng và là cầu nối gắn kết các hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với bất kỳ ngành nghề nào, CV cũng là một vũ khí vô hình mà những ứng viên cần sử dụng một cách khôn ngoan để khẳng định năng lực bản thân. Những ứng viên chú ý và có mong muốn thử sức với vị trí trưởng phòng kinh doanh không chỉ cần một CV tốt mà còn phải là một CV xuất sắc. Hãy coi bản CV xin việc là một dự án kinh doanh bạn cần thu hút vốn đầu tư và cùng chúng tôi xây dựng nền móng cho “dự án” này nhé!
Xem thêm: Tìm kiếm việc làm quản trị kinh doanh theo địa điểm và mức lương mà bạn mong muốn tại topcvai.com
2. Hướng dẫn cách viết CV trưởng phòng kinh doanh
Bước đầu tiên trong cách viết CV, bạn cần vạch ra bố cục CV trưởng phòng kinh doanh. Là vị trí quản lý, CV của bạn sẽ vẫn cần những thông tin chung như CV nhân viên kinh doanh nhưng nội dung, dung lượng thông tin sẽ cần có những đột phá để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Bố cục CV vẫn sẽ gồm 6 phần chính, bao gồm:
- Thông tin ứng viên
- Mục tiêu nghề nghiệp
- Kỹ năng chuyên môn
- Kinh nghiệm làm việc
- Trình độ học vấn
- Thông tin bổ sung
Với 6 phần này, hãy phân bố sao cho bản CV mạch lạc và dễ nhìn nhất có thể.
2.1. Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân
Phần mở đầu và cũng là phần cơ bản nhất trong mọi CV. Đừng xem nhẹ mà thiếu chăm chút cho thông tin cá nhân của bạn nhé. Nhà tuyển dụng cần biết rõ họ đang chuẩn bị làm việc với ai. Thông tin cá nhân cần đủ những mục sau:
- Họ và tên
- Giới tính
- Ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ hiện tại
- Phương thức liên lạc (số điện thoại, email)
Nhớ đính kèm ảnh trong CV, góc chụp trực diện. Bạn không cần chọn tấm ảnh quá mức nghiêm túc như ảnh thẻ, nhưng cũng đừng chọn những tấm sử dụng filter, chỉnh màu quá lố hoặc lạm dụng photoshop. Nếu bạn dùng nhiều hơn 1 số điện thoại hay địa chỉ email, hãy cung cấp địa chỉ liên lạc bạn sử dụng thường xuyên hơn nhé.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp thực tế
Để viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV, hãy tự trả lời câu hỏi “Bạn sẽ làm được gì cho doanh nghiệp khi được nhận vào vị trí trưởng phòng kinh doanh?” Nhà tuyển dụng không cần những lời quá hoa mỹ, phô trương. Họ cần thấy rõ được kế hoạch ngắn hạn, dài hạn đặc biệt là các bước hoạt động để thực hiện hóa những kế hoạch đấy.
Trên hết, đối với một vị trí cấp lãnh đạo, bạn phải thể hiện định hướng rõ ràng trong công việc, bạn sẽ đưa những cấp dưới đi xa đến đâu, sẽ mang đến những thành tích gì trong thời gian công tác. Trình bày tinh tế và mạch lạc bằng cách chia nhỏ mục tiêu ra ngắn hạn - trung hạn - dài hạn sẽ là một ý tưởng không tồi.
VD:
- Mục tiêu ngắn hạn (Trong 3 - 6 tháng đầu)
+ Cùng đội ngũ phòng kinh doanh cải thiện doanh số công ty tại khu vực 3 quận Hoàng Mai - Cầu Giấy - Thanh Xuân
- Mục tiêu trung hạn (Trong 6 tháng - 1 năm đầu tiên)
+ Tập trung chăm sóc và phát triển tập khách hàng khu vực Hà Nội, đưa ra những đề xuất cải tiến sản phẩm
- Mục tiêu dài hạn (Trong 3 năm tới)
+ Không chỉ thăng tiến trong công việc, mà sẽ hỗ trợ đội ngũ nhân sự phòng kinh doanh giúp lợi nhuận công ty cao nhất có thể
Tham khảo: Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV tiếng Anh
2.3. Kỹ năng là không thể thiếu
Các kỹ năng trong CV là minh chứng cho khả năng làm việc của bạn. Công việc trưởng phòng kinh doanh yêu cầu ứng viên không chỉ chịu trách nhiệm về mảng doanh số của công ty, doanh nghiệp mà còn cần tố chất lãnh đạo, khả năng ứng biến, cư xử trước những tình huống bất ngờ phát sinh. Bước vào kỷ nguyên 4.0, những kỹ năng chuyên môn về kinh tế tài chính cần song hành với kỹ năng công nghệ, tin học, sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý. Bên cạnh đó, với ngành kinh doanh nhất là vị trí trưởng phòng, ứng viên cần chuẩn bị cho bản thân kỹ năng mềm như:
- Kỹ năng giao tiếp
- Khả năng chịu áp lực cao
- Kỹ năng quản lý đám đông
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
- Kỹ năng quản trị rủi ro và xung đột
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Hãy để những phẩm chất và kỹ năng trên là hành trang đưa bạn đến gần hơn với vị trí mong muốn nhé.
2.4. Kinh nghiệm là điểm cộng
Kinh nghiệm ở đây có thể là quá trình bạn đương nhiệm chức vụ trưởng phòng kinh doanh ở môi trường cũ, hoặc những thành tựu bạn đạt được trong quá trình còn làm nhân viên kinh doanh. Nhiều ứng viên quan niệm, kinh nghiệm chính là món trang sức đẹp nhất tô điểm cho bản CV. Nhưng kinh nghiệm trong môi trường kinh doanh nên đi kèm với số liệu để tăng tính thuyết phục. Những con số sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực của bạn.
Hãy trình bày theo mẫu:
- Tên doanh nghiệp từng làm
- Chức vụ
- Thời gian làm việc (Từ - Đến)
- Thành tích, nhiệm vụ
VD:
- Doanh nghiệp Fresh Way
- Chức vụ: Phó phòng kinh doanh khu vực I (3 quận Hoàng Mai - Thanh Xuân - Đống Đa)
- Thời gian làm việc: Từ 09/2017 - 08/2020
- Nhiệm vụ:
+ Quản lý việc kinh doanh của chuỗi cửa hàng thuộc khu vực I
+ Xử lý khiếu nại, thắc mắc của khách hàng và nhà phân phối
- Thành tích
+ Liên tiếp trong 3 năm, doanh thu tăng trưởng từ 2 - 5% mỗi năm
+ Đem về 20.000 hợp đồng trong thời gian làm việc
Đọc thêm: Mách bạn cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh
2.5. Tăng tính thuyết phục với trình độ học vấn
Nhiều ứng viên quan niệm, trong lĩnh vực kinh doanh kinh nghiệm thực tiễn là quan trọng nhất, trình độ học vấn trong CV không có cũng không sao. Đây vẫn là ý kiến còn nhiều tranh cãi. Nhưng nếu bạn đã chuẩn bị cho bản thân một hành trang đầy đủ cả về kỹ năng, kinh nghiệm lẫn trình độ học vấn, thì còn gì quý giá hơn?
Nền tảng chuyên môn trong bất kỳ ngành nghề nào cũng vô cùng quan trọng. Trong ngành kinh doanh, tuy những thiếu sót về kiến thức chuyên môn có thể lấp đời bởi kinh nghiệm thực tiễn nhưng hãy để nhà tuyển dụng thấy bạn đã gặt hái được gì qua quá trình học tập trên trường lớp. Nhớ nêu rõ tên trường Đại học, ngành học, niên khóa. Hiện nay, cũng có nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ kinh doanh, kỹ năng kinh doanh cùng những chứng chỉ ngôn ngữ phục vụ nhu cầu mở cửa hội nhập. Với mỗi chứng chỉ, bằng cấp hãy nêu rõ tên, loại, nơi cấp, ngày cấp cùng số điểm nếu có nhé.
VD:
- Đại học Văn Minh | Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh | Niên khóa: 2015 - 2019
- Chứng chỉ: TOEIC 850 | IC3 2500
- Từng tham gia khóa học “Hiểu về quy trình sales” | 3/2018
- Từng tham gia khóa học “Bảo mật kinh doanh” | 4/2019
Còn 1 điểm lưu ý nữa là ngôn ngữ bạn sử dụng trong CV. Bạn có thể tự viết CV bằng kỹ năng tiếng Anh của bạn hoặc có thể tham khảo các mẫu CV tiếng Anh tại đây để gây ấn tượng hơn với các nhà tuyển dụng.
2.6. Những thông tin khác
Ngoài ra, ứng viên có thể bổ sung thông tin thêm trong CV để tạo sự khác biệt, đừng ngại cho nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn. Bạn có thể đưa ra thông tin về sở thích, sở trường, người tham chiếu… Nhiều ứng viên coi phần thông tin này là thừa thãi, nhưng rất có thể nó sẽ giúp bạn ăn điểm bất ngờ đấy. Tuy nhiên, những sở thích, sở trường của bạn nên liên quan mật thiết đến công việc trưởng phòng kinh doanh. Tránh nêu ra những sở thích không liên quan như: xem TV, đọc truyện tranh. Nhà tuyển dụng rất dễ thấy khó chịu trước những ứng viên quá mức ngô nghê trước một công việc đề cao tính chuyên nghiệp đấy.
Tham khảo: Hướng dẫn viết CV giám đốc kinh doanh hiệu quả cho ứng viên
3. Một số lưu ý khi viết CV trưởng phòng kinh doanh
Vậy là bạn đã biết CV trưởng phòng kinh doanh cần những gì. Thế nhưng, làm thế nào để bản CV của bạn hoàn hảo nhất? Làm thế nào để tránh mất điểm bởi những lỗi sai không đáng có? Hãy đọc tiếp những lưu ý khi viết cv dưới đây.
3.1. Lưu ý về hình thức CV
Nhiều ứng viên do quá nóng vội đã không chú ý đến hình thức CV. Từ những điểm nhỏ nhất như: lỗi chính tả, lỗi giãn cách dòng, thống nhất font chữ, cỡ chữ trong CV hãy trau chuốt để bản CV không mắc bất kỳ sai sót nào nhé. Bạn nên để đề mục từng phần có cỡ chữ lớn hơn phần nội dung, và chú ý in đậm, làm nổi những số liệu thể hiện thành tích.
Nếu bạn đang gặp khó khăn khi tự thiết kế CV, hãy truy cập ngay vào kho CV của topcvai.com. Tất cả CV xin việc mẫu của chúng tôi đều miễn phí và có phục vụ nhu cầu của đủ mọi ngành nghề. Đừng ngại mà hãy tham khảo để có bản CV hoàn thiện nhất nhé.
Trong trường hợp bạn nộp CV online và ứng tuyển trực tuyến, hãy đổi file định dạng sang PDF để tránh trường hợp lỗi font, lệch dòng. Còn nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nộp CV trực tiếp, nhớ in màu để bản CV thêm phần bắt mắt.
3.2. Lưu ý về nội dung CV
Những thông tin và chi tiết trong CV cần chính xác tuyệt đối. Không nhà tuyển dụng nào có thể chấp nhận việc bị lừa dối dù là vô tình hay cố ý. Sự chỉn chu, cẩn thận của bạn cũng chính là cách bạn biểu lộ tình cảm của bạn với công việc, sự tôn trọng và thái độ cầu thị của bạn dành cho nhà tuyển dụng đấy.
Không chỉ vậy, những thông tin nêu ra cần ngắn gọn và xúc tích, tránh cầu kỹ dài dòng. Mỗi ngày nhà tuyển dụng có thể tiếp xúc đến hàng trăm, hàng nghìn CV, họ sẽ không muốn tốn quá nhiều thời gian cho 1 bản CV lan man đâu.
Với những thông tin topcvai.com chia sẻ bên trên, chúng tôi hy vọng chúng sẽ giúp bạn trong quá trình xây dựng bản CV trưởng phòng kinh doanh chuyên nghiệp và giúp bạn tạo sự khác biệt so với những ứng viên khác. Chúc các bạn gặt hái thật nhiều thành công trong cuộc sống cũng như công việc!
Tham gia bình luận ngay!