Thương mại truyền thống đã dần đi vào dĩ vãng khi đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế và hội nhập sâu rộng với thị trường toàn cầu. Chính vì vậy, trong thị trường Việt Nam đã xuất hiện làn sóng thương mại điện tử- cái tên vốn đã rất quen thuộc với người lao động Việt Nam đặc biệt là các chủ doanh nghiệp đầu tư, công ty,... Tuy nhiên để hiểu rõ về ngành thương mại điện tử thì vẫn còn là một ẩn số với nhiều người. Bạn biết những gì về thương mại điện tử đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam và nó đã đốt tiền vào thị trường kinh tế Việt Nam lớn đến mức nào.
Một trong những phát triển vượt bậc của nhân loại là tạo ra một thị trường thương mại độc đáo đang hoành hành và lấn chiếm thương mại truyền thống đó là thương mại điện tử (E- Commerce)
Thực chất, thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến trên nền tảng của công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng thông qua sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch trao đổi, mua bán và thanh toán trực tuyến mà không cần gặp mặt hay đến tận nơi làm thủ tục.
Nói một cách rộng hơn thì thương mại điện tử là tất cả các hoạt động giao dịch thương mại không sử dụng các phương tiện bán hàng truyền thống nữa mà được triển khai trên nền tảng của phương tiện điện tử thì đều được gọi dưới cái tên là thương mại điện tử 4.0.
Thương mại điện tử đang dần dần thế chỗ của thương mại truyền thống bằng những giao dịch tiện lợi và nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Thương mại điện tử đã đang và sẽ tiếp tục tạo nên những làn sóng và những cuộc cải cách thay đổi hoàn toàn bộ mặt xã hội Việt Nam.
Chặng đường phát triển của thương mại điện tử Việt Nam vốn đã trải qua khá nhiều thăng trầm và để có được những bước phát triển vượt bậc như ngày hôm nay nó đã trải qua bao thăng trầm lịch sử kể từ khi Internet có mặt tại Việt Nam vào những năm 2003. Kể từ đó các công ty thương mại điện tử đã tranh thủ được lợi thế về internet và hệ thống người dùng mạng xã hội đang ngày càng tăng lên để làm lên một làn sóng thương mại điện tử lớn có tầm cỡ như hiện nay.
Cùng với đó là tốc độ gia tăng của các công ty thương mại điện tử cũng không ngừng tăng lên. Thậm chí nó còn mọc lên như nấm sau những thành công nhất định của các ông lớn nước ngoài khi bước chân vào Việt Nam như Lotte, Alibaba, VNDirect cũng không nằm ngoài xu hướng, tiếp đó là Vingroup cũng không nằm ngoài cuộc. Từ lớn đến nhỏ, từ các doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế đến quốc gia hay đơn giản chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ đều nhìn thấy được cơ hội của mình khi trở thành các công ty thương mại điện tử.
Sự bùng nổ của công ty thương mại điện tử đã dẫn đến hình thức livestream cũng được ưa chuộng nhiều hơn. Ai là người đã nghĩ ra hình thức độc đáo như vậy, làm nên cả một hệ thống livestream bán hàng thay thế hệ thống bán hàng truyền thống vốn đã không còn mấy chỗ đứng trên thị thường Việt Nam. Livestream cũng lần đầu được ra mắt với tên gọi là Upstream chỉ đơn giản là việc dùng Webcam để quay lại những gì mình muốn truyền đạt là những hình ảnh, âm thanh và các video cho việc bán hàng và giao dịch. Đối với công ty thương mại thì quy mô và cách thức thực hiện của livestream có phần đa dạng và quy củ hơn. Cũng như là có nhiều lợi thế về công cụ để quay và dựng video chất lượng cho hoạt động thương mại điện tử của công ty được diễn ra một cách suôn sẻ hơn.
Với hình thức này thì con người ngày càng tiến gần hơn đến với công nghệ số và các bước vào thời đại công nghệ 4.0 đang bùng nổ trên toàn thế giới.
Với tỷ lệ các giao dịch và thanh toán trực tuyến đang ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt và khó để định hình được mức độ gia tăng của nó khi nào thì dừng lại. Có lẽ là không thể dừng lại được, nó đang bùng nổ nhanh và tạo thành trào lưu xu hướng cho tất cả các công ty trên cả nước. Cũng chính nhờ hoạt động E-Commerce mà các công ty đã tăng được doanh thu cho mình gấp bội phần.
Các chỉ số thương mại cũng được tăng lên nhanh chóng dựa trên các đầu tiêu chí như: nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng, giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau.
Bên cạnh đó là việc ngày càng tăng số lượng các bưu cục được chuyển phát qua đường bưu điện. Hay như các công ty giao hàng nhanh, hóa tốc cũng đang là xu thế mới. Vốn là một hình thức biến đổi cho phù hợp với môi trường phát triển tại Việt Nam.
Các công ty thương mại hướng đến giá trị là tạo ra nguồn hàng và giao dịch phục vụ cho con người và cho các doanh nghiệp chủ thể khác. Bản chất của vấn đề này là tạo ra môi trường đôi bên cùng có lợi. Công ty thương mại điện tử thì thu về lợi nhuận, người giao dịch thì được đáp ứng nhu cầu của mình. Tất cả đều được vận hành theo một cơ chế nhất định của thị trường kinh tế.
Chính nhờ có công ty thương mại điện tử mà các dịch vụ và sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Hơn thế nữa nó không đơn thuần là thực hiện giao dịch qua một kênh bán hàng nhất định nào đó mà được thực hiện qua rất nhiều kênh trực tuyến và những nền tảng hiện đang thịnh hành tại thị trường Việt Nam như Facebook, Zalo, Instagram, Lazada, Tiki, Shopee, … vô vàn những hình thức và lựa chọn mà không phải ai cũng tạo ra được trong thị trường doanh nghiệp công ty thương mại điện tử đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt này.
B2C (Business to Customer) đây chính là bằng chứng rõ rệt nhất cho quy trình của công ty thương mại điện tử vì nó là cái cơ bản nhất của một mô hình công ty thương mại điện tử.
Thương mại điện tử B2C bao gồm các giao dịch phát sinh và được thực hiện bởi các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây rõ ràng là hình thức bán hàng sử dụng rộng rãi nhất trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay.
Doanh nghiệp với người tiêu dùng lấy ví dụ đơn giản nhất chính là Vingroup của Việt Nam. Công ty thương mại điện tử đa kênh, đa ngành nghề phục vụ hầu như mọi lĩnh vực của đời sống.
B2B (Business to Business) là các công ty thương mại điện tử hỗ trợ và cung ứng cho nhau liên quan đến doanh số giữa các doanh nghiệp. Chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ, nhà buôn, đại lý. Thông qua những hình thức bán hàng này để bán chéo sản phẩm của doanh nghiệp này cho doanh nghiệp khác nhằm đáp ứng hoạt động kinh doanh chéo của nhau. Thường thì đối với các công ty thương mại điện tử kiểu này sẽ tập trung vào nguyên liệu và cung cấp các tài nguyên thô hoặc sản phẩm đóng gói trước khi bán cho khách hàng.
C2C (Customer to Customer) đại điện cho các kinh doanh nhỏ lẻ theo hộ gia đình. Đây là hình thức nhỏ nhưng là điểm đáng lưu ý trong quy trình hình thành công ty thương mại điện tử hiện nay. Đây là hình thức ra đời sớm và có mặt tại Việt Nam từ nhắng ngày đầu.
Một hình thức độc đáo, đảo ngược mô hình thương mại điện tử truyền thống, có nghĩa là người tiêu dùng là người tạo ra cơ sở vật chất và sản phẩm để bán lại cho nhà cung cấp là các doanh nghiệp và công ty. Ví dụ như người nông dân trồng nông sản và bán lại cho các công ty nông sản hoặc phân phối tại các siêu thị thuộc các công ty thương mại điện tử.
Đối với các công ty thương mại điện tử mà nói thứ mà họ thu về được từ quá trình giao dịch trực tuyến và bán hàng online là vô cùng lớn. Số lợi nhuận và doanh thu của các công ty này có tầm cỡ đáng nể.
Với thực trạng như hiện nay, người người dùng internet nhà nhà truy cập internet đã tạo thành một làn sóng thương mại điện tử ganh đua nhau phát triển như hiện nay.
Lý do khiến cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong các lĩnh vực của thương mại điện tử một phần cũng là vì sự hứng thú nhất định với việc bán hàng trên mạng, trên nền tảng online hầu như là miễn phí hiện nay. Tất cả mọi thứ đều có chi phí thấp, giá rẻ và ít cạnh tranh. So với việc, cứ mỗi công đoạn của việc sản xuất lại phải thuê người làm thêm thì đây quả thật là điều gây lãng phí và tốn kém, chính vì vậy mà việc hình thành nên một hệ thống thương mại điện tử sẽ giúp các công ty tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí của mình.
Kinh doanh công ty thương mại điện tử sẽ giúp tiết kiệm được ⅓ so với việc mở cửa hàng và thuê nhân viên làm việc.
Đối với các công ty nhỏ lẻ mới startup thì đây là hình thức kinh doanh an toàn và đảm bảo có lợi nhuận cao sau khi đã trừ đi các chi phí phát sinh.
Thương mại điện tử đã thu hút được tối đa các nguồn lợi ích vào nó và phục vụ cho khách hàng 24/24 mà không biết mệt. Đồng thời, các công ty cũng có thể bán hàng không ngừng nghỉ để tăng doanh thu về cho mình hay nói cách khác là công ty thương mại điện tử sẽ phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ thu hút được tất cả các đối tượng dù là bận rộn nhất chỉ cần có đam mê kiếm tiền và tạo ra giá trị thặng dư cho bản thân. Bạn có thể làm việc vào bất cứ thời gian rảnh nào trong ngày mặc cho việc giới hạn về thời gian và địa điểm làm việc giống như ở các công ty. Tất cả mọi thứ bạn cần làm chỉ đơn giản là có hệ thống xử lý thông tin và tự động hóa cập nhật đơn hàng cho bạn mà thôi.
Giờ đây việc giao dịch đã trở nên vô cùng dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết nhờ có hệ thống xử lý và thủ tục hải quan tương đối đơn giản và tiết kiệm thời gian từ chính những công ty cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử.
Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc mở rộng thị trường nước ngoài đối với các công ty thương mại điện tử có tầm cỡ.
Những công ty đang làm mưa làm gió về lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam có thể kể đến như các trang thương mại điện tử về bán hàng- nền tảng tối ưu và đang được nhiều người sử dụng nhất đó là Lazada, Tiki, Shopee,...
Cuộc chiến đốt tiền vào thương mại điện tử của các công ty chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại vì chính nó là điều kiện để các các công ty tăng doanh thu và khả năng bán hàng của mình.
Cũng chính vì vậy mà các công ty thương mại điện tử này đã đạt được những thành công nhất định mà không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng làm được do nắm bắt được thời cơ và đẩy nhanh được mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Như vậy, cuộc chiến đốt tiền vào thương mại điện tử của các công ty ngày nay là một cuộc chiến không có hồi kết cũng như có kẻ ra đi cũng có người ở lại và trở thành bá chủ của nền thương mại điện tử. Điều mà các doanh nghiệp và công ty cần nắm bắt được đó là về cơ hội và điều kiện sẵn có của mình để nâng cao phát triển hơn nữa. Bài viết trên đây đã thâu tóm toàn bộ nội dung về các công ty thương mại điện tử mà bạn nên biết để tổ chức lại công ty của mình theo hướng phát triển mở rộng hơn
Những ngành nghề đang hot nhất hiện nay cùng với đó là mức lương và giá cả cạnh tranh trên thị trường sẽ liên tục được cập nhật tại đây.