Giải đáp ngành đạo diễn là gì và những thắc mắc liên quan

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-06-14 18:02:14

Đạo diễn là một ngành nghề có cơ hội nghề nghiệp mở rộng và mức lương vô cùng hấp dẫn, bên cạnh đó được làm việc với nhiều diễn viên nổi tiếng, ekip chuyên nghiệp và được khám phá nhiều nơi trong và ngoài nước. Vậy đạo diễn là gì và cần những yêu cầu gì, hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

1. Giải đáp thắc mắc “Đạo diễn là gì?”

Đạo diễn là một người chịu trách  nhiệm trực tiếp chỉ đạo quá trình thực hiện một tác phẩm truyền thông đại chúng, thường là truyền hình hoặc điện ảnh.

Một bộ phim có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào tài năng của người đạo diễn. Khi bộ phim bắt đầu ở bước kịch bản, đạo diễn là người định hướng chất lượng hình ảnh và hiệu quả nghệ thuật cho bộ phim. Khi phim ở bước khởi  quay, đạo diễn sẽ trực tiếp dàn cảnh, chỉ đạo sản xuất phim và kiểm soát các phương tiện kỹ thuật

Giải đáp thắc mắc "đạo diễn là gì?"
Giải đáp thắc mắc "đạo diễn là gì?"

Đây là một ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo và tài năng xuất chúng. Điều quyết định nên một đạo diễn giỏi cũng không phụ thuộc nhiều vào bằng cấp mà được minh chứng bằng chính những tác phẩm và tài năng của anh ta. Song không thể xem nhẹ những kiến thức chuyên môn được trau dồi qua trường lớp.

Xem thêm: Danh sách việc làm nghệ thuật - điện ảnh mới nhất

2. Vai trò của ngành đạo diễn trong sản xuất phim truyện

Nhìn chung đạo diễn kiêm rất nhiều vai trò trong một dự án phim truyện. Đạo diễn được ví như một phù thủy quyền năng với những biến hóa khôn lường, dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này đến  bất ngờ khác. Những yếu tố không gian, thời gian trong phim truyện cũng được biến tấu một cách tài hoa, và một đạo diễn giỏi là người có thể điều khiển được yếu tố đó để lôi cuốn người xem đến giây phút cuối cùng. Vậy vai trò cụ thể của một đạo diễn là gì?

Đọc thêm: Ngành diễn viên điện ảnh có gì hot mà thu hút được nhiều người đến vậy

2.1. Lên ý tưởng và lựa chọn kịch bản

Đây có thể là đứa con tinh thần do chính đạo diễn nuôi nấng từ nhỏ đến lớn, cũng có thể là ý tưởng phôi thai ban đầu và đạo diễn làm việc cùng một nhà biên kịch khác để có một kịch bản hoàn hảo hơn

Lên ý tưởng và lựa chọn kịch bản
Lên ý tưởng và lựa chọn kịch bản

Vì đây là mầm mống, là chất liệu cơ sở để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật nên đòi hỏi sự đầu tư về chất xám là rất cao. Một đạo diễn có thể mất đến vài tháng thậm chí cả năm để hoàn thiện một kịch bản hoàn chỉnh. Vì càng ngày những tác phẩm phim truyện càng nhiều và người xem càng có yêu cầu khắt khe hơn đối với mảng giải trí này, nên ngay từ những ý tưởng, con chữ ban đầu của một dự án phim càng phải trau chuốt, đầu tư hơn.

Đọc thêm: Người quay phim gọi là gì ? Những điều cần biết về công việc này

2.2. Hợp tác với những vị trí khác trong đoàn làm phim

Nhà đạo diễn làm việc trực tiếp cùng với những vị trí khác trong một dự án phim như các diễn viên, nhà sản xuất, quay phim, hóa trang, biên kịch và các kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng, hình ảnh,… Đạo diễn sẽ điều phối và kiểm soát chặt chẽ những công việc xoay quanh những vị trí trên. Đối với diễn viên thì trực tiếp chỉ đạo cách nhập vai, với nhà sản xuất thì đàm phán về dự án phim truyện, đạo diễn tập trung góp ý, điều chỉnh sao cho các cảnh quay phù hợp với yêu cầu nghệ thuật của phim truyện

Hợp tác với những vị trí khác trong đoàn làm phim
Hợp tác với những vị trí khác trong đoàn làm phim

Việc làm việc cùng nhiều bộ phận, vị trí khác nhau đòi hỏi người đạo diễn phải có sự sắp xếp và tổ chức công việc một cách chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, đàm phán thực sự tốt. Bên cạnh đó kỹ năng điều phối tất cả các bộ phận đi theo một mạch nghệ thuật nhất quán cũng rất được quan tâm

2.3. Tuyển chọn các diễn viên phù hợp

Chỉ đạo diễn mới hiểu đứa con tinh thần của mình và nhân vật xây dựng nên đứa con tinh thần ấy phải thực sự đáp ứng được yêu cầu nghệ thuật. Đạo diễn sẽ lựa chọn ra diễn viên phù hợp qua các buổi casting, có thể là một diễn viên gạo cội hoặc cũng có thể là một gương mặt chưa nhiều người biết tới.

Tuyển chọn các diễn viên phù hợp
Tuyển chọn các diễn viên phù hợp

Những người làm đạo diễn phải có một con mắt tinh tường để có thể chọn mặt gửi vàng, gửi gắm những thông điệp muốn truyền tải của dự án phim qua một diễn viên thực sự tài năng. Hơn ai hết, đạo diễn là người hiểu rõ nhất người phù hợp với vai diễn và người ấy có thể đưa vai diễn lên đỉnh cao của nghệ thuật hay không.

Đây là một việc làm thực sự khó đòi hỏi tầm nhìn xa trông rộng và sự quan sát kỹ càng. Diễn viên là linh hồn của bộ phim nên sự ăn khách của bộ phim phụ thuộc rất nhiều vào diễn xuất của diễn viên ấy. Và sự thành công của việc lựa chọn diễn viên lại phụ thuộc rất nhiều vào người đạo diễn tài năng.

2.4. Chỉ đạo sản xuất phim

Đây chính là khâu quan trọng nhất để xây dựng lên một dự án phim. Làm việc trực tiếp cùng kịch bản, trường quay, diễn viên, hậu kỳ cùng đoàn làm phim đông đảo, đạo diễn là người chỉ đạo dàn dựng, diễn xuất một  cách chuyên nghiệp sao cho từng cảnh quay nhỏ cũng phải đạt được ý đồ nghệ thuật. Một cảnh quay bé cũng có thể mất nhiều giờ thậm chí nhiều ngày để hoàn thành tốt nên một người đạo diễn giỏi là một người biết chỉ đạo mọi thứ phối hợp diễn ra nhanh chóng và chất lượng nhất có thể.

2.5 Chỉ đạo diễn xuất cho diễn viên

Đạo diễn trực tiếp làm việc cùng diễn viên và chỉ đạo họ vị trí diễn xuất, cử chỉ, hành động, cảm xúc, nét mặt, lời nói,… sao cho đạt được dụng ý nghệ thuật và cảm xúc được đẩy lên cao trào. Diễn viên và đạo diễn phải làm việc thực sự cật lực mới thể hiện được cá tính và cảm xúc đúng theo hình tượng nhân vật đã được xây dựng trong tác phẩm nghệ thuật

2.5. Biên tập và chỉnh sửa hậu kỳ

Sau khi các cảnh quay đã được hoàn thành, lúc này đạo diễn sẽ ngồi lại cùng các kỹ thuật viên và nhà biên kịch để chỉnh lý, tráng phim, sắp xếp lại các cảnh quay, điều chỉnh ánh sáng, chèn âm thanh, hình ảnh, thực hiện các kỹ xảo,… để có thể cho ra lò một tác phẩm ưng ý nhất.

Biên tập và chỉnh sửa hậu kỳ
Biên tập và chỉnh sửa hậu kỳ

Vai trò của đạo diễn trong một dự án từ đầu cho đến cuối là rất lớn, phải trải qua vô cùng nhiều công đoạn cũng như quá trình, phải làm việc ở tất cả điều kiện thời tiết, khung giờ. Bên cạnh đó còn phải sắp xếp, điều phối sao cho từng cảnh quay đạt được ý đồ nghệ thuật của dự án phim, đảm bảo khi tung ra bộ phim ăn khách nhất có thể.

Bên cạnh đó đạo diễn còn đảm nhiệm thêm nhiều vai trò khác như tổ chức và chọn địa điểm quay phim, vị trí đặt máy quay, khung cảnh, cú bấm máy; đảm bảo thời gian quay phim và cân đối ngân sách sao cho phù hợp với các cảnh quay…

3. Những yêu cầu đối với công việc đạo diễn

Một tác phẩm nghệ thuật làm ra sẽ được một số lượng đông đảo công chúng tiếp nhận. Đó là đời sống tinh thần, là thế giới quan ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và quan điểm của mọi người. Một tác phẩm thành công phải đạt được độ chín muồi về nghệ thuật và được công chúng đón nhận, đau nỗi đau của nhân vật và thăng hoa bởi những cảm xúc hạnh phúc của nhân vật ấy. Tất cả điều ấy đòi hỏi ở một đạo diễn thực sự tài năng.

Yêu cầu đối với công việc đạo diễn
Yêu cầu đối với công việc đạo diễn

Yêu cầu đối với một người đạo diễn là vô cùng lớn. Thứ nhất, họ phải chấp nhận làm việc một cách bận rộn, có thể từ 5 giờ sáng đến quá nửa đêm. Vì thời gian liên quan đến cả đoàn làm phim nên người đạo diễn phải tận dụng thời gian hết mức có thể, chậm một phút thôi cũng ảnh hưởng đến rất nhiều người và kết quả làm phim. Điều này buộc người đạo diễn phải đánh đổi nhiều sở thích, thú vui rảnh rỗi để phục vụ cho công việc

Yêu cầu thứ hai là sự linh hoạt trong tổ chức sắp xếp công việc. Không phải cứ cầm kịch bản là người đạo diễn sẽ biết phải làm gì, họ còn phải lên sẵn trong đầu một timeline chi tiết cho ngày hôm sau: quay những cảnh quay như thế nào, địa điểm ở đâu, bao lâu thì xong,…

Đôi khi công việc sẽ không theo được timeline vạch sẵn vì phụ thuộc vào năng lực diễn viên, yếu tố điều kiện thời tiết. Đặc biệt đối với nền công nghiệp điện ảnh chưa tiên tiến như nước ta thì trường quay là không thể đáp ứng được đầy đủ cho các cảnh quay. Muốn có được những cảnh quay có tác động của thời tiết thì phải phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Do vậy, yêu cầu đạo diễn phải thực sự linh hoạt để tiết kiệm được thời gian và ngân sách cho cả đoàn làm phim.

Đạo diễn phải thực sự linh hoạt
Đạo diễn phải thực sự linh hoạt

Một yêu cầu nữa không kém phần quan trọng là sự sáng tạo, ham học hỏi và không ngừng phát triển bản thân, không có một tác phẩm nào thành công nhờ sự sao chép, đi theo lối mòn của kịch bản cũ mà phải có sự bứt phá không ngừng.

 Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và đòi hỏi về các loại hình giải trí như phim truyện của công chúng là rất cao. Chính vì thế người đạo diễn phải biết cách chèo lái, sáng tạo không ngừng để đưa ra những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người xem.

4. Học đạo diễn chuyên nghiệp ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo đạo diễn chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam như Đại học sân khấu – điện ảnh Hà Nội, học viện Báo chí và tuyên truyền, Đại học sân khấu – điện ảnh Hồ Chí Minh, Đại học Nguyễn Tất Thành,…

Ngoài những trường đại học lớn thì sẽ có những cơ sở tư nhân nhỏ đào tạo đạo diễn cũng không kém phần chuyên nghiệp mà bạn đọc có thể tham khảo để đưa ra cho mình lựa chọn chính xác nhất.

Để định hướng theo đuổi công việc có cơ hội nghề nghiệp mở rộng và mức lương cực kỳ hấp dẫn này thì bạn hãy chuẩn bị cho mình một vốn kiến thức sâu rộng các lĩnh vực, khả năng sắp xếp hợp lý, khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng và một sức sáng tạo vô cùng  phòng phú nhé

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc thắc mắc về công việc đạo diễn và những vai trò, yêu cầu xung quanh. Chúc bạn định hướng và theo đuổi thành công nghề đạo diễn – một ngành nghề đem hương hoa đến cho cuộc đời.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: